Tình hình thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú tại thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 56 - 67)

lưu trú tại thành phố Đà Nẵng

Một là, về vấn đề ban hành văn bản

Việc xây dựng và ban hành các văn bản cụ thể hóa chính sách bảo đảm điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện chính sách đảm bảo điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn. Trong thời gian qua, thành phố Đà Nẵng đã chấp hành nghiêm các văn bản quy phạm pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú của các cơ quan chức năng ban hành quy định chung cho cả nước, trong đó đặc biệt

tn thủ văn bản có tính pháp lý cao nhất trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú đó là Luật Du lịch 2017.

Bên cạnh đó, để đảm bảo điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú đúng pháp luật phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của thành phố Đà Nẵng, Ủy ban nhân dân thành phố căn cứ trên cơ sở chức năng, quyền hạn, thẩm quyền theo quy định đã chủ động nghiên cứu, xây dựng và ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác đảm bảo điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú trên toàn thành phố nhằm nâng cao hiệu lực công tác quản lý nhà nước và hiệu quả trong việc thực hiện đảm bảo đúng pháp luật lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú tại địa phương.

Theo báo cáo kết quả hoạt động du lịch năm 2018, trong năm 2018, Sở đã tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ, hoạt động phát triển du lịch: kế hoạch hành động số 10652/KH-UBND ngày 30/12/2017 thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Đề án phát triển du lịch năm 2018 của Sở Du lịch; Đề án phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước để du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, sửa đổi bổ sung bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Du lịch theo Luật Du lịch mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.

Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Công văn số 2371/UBND-SDL chỉ đạo các sở, ngành chức năng tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở lưu trú du lịch. Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện kiểm tra điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật đối với các loại hình cơ sở lưu trú theo quy định; trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện các trường hợp có dấu hiệu vi phạm điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch, Sở Du lịch có văn bản gửi các cơ quan liên quan tiến hành

kiểm tra xử lý theo quy định. Đồng thời, chủ trì, phối hợp các ngành liên quan tăng cường kiểm tra đột xuất và công bố thông tin các cơ sở lưu trú không đảm bảo chất lượng phục vụ khách, mạo nhận hạng sao khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cơng nhận; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến cho tổ chức, cá nhân về các điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch theo quy định của Luật Du lịch 2017 [19].

Hai là, về vấn đề tổ chức thực hiện

Trong thời gian qua, với sự bùng nổ về thị phần khách Trung Quốc, Hàn Quốc đến Đà Nẵng đã góp vào nguồn thu cho thành phố nói chung và ngành du lịch thành phố nói riêng. Chiếm thị phần lớn trong thị trường khách quốc tế, Trung Quốc được xem là nguồn khách tiềm năng của ngành du lịch Đà Nẵng, được các hãng lữ hành khai thác suốt cả năm. Tuy nhiên, việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương – 981 trái phép tại vùng biển Hoàng Sa (thuộc Đà Nẵng, Việt Nam), gây nên tâm lý bất an cho du khác khi đi du lịch đến thành phố và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ lưu trú của hầu hết các doanh nghiệp. Mặt khác, do ảnh hưởng tình hình căng thẳng tại Biển Đơng, lượng khách quốc tế (chủ yếu là khách Trung Quốc và khách nói tiếng Hoa) có dấu hiệu sụt giảm mạnh do bị ảnh hưởng tâm lý lo ngại về tình hình an ninh trật tự, an tồn tại Việt Nam. Lượng khách quốc tế lưu trú tại các khách sạn nên địa bàn thành phố chỉ đạt khoảng 10% cơng suất phịng.

Bên cạnh đó, cũng đã xuất hiện tình trạng kinh doanh tour du lịch “giá rẻ”. Tuy tour du lịch góp phần giải quyết việc làm, làm gia tăng lượng khách quốc tế,… nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến mơi trường du lịch và gây thất thu. Trước tình hình đó, Sở cũng đã tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức cuộc họp với ngành có liên quan để đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch số 4293/KH-UBND ngày 09/6/2017 và đề xuất giải pháp khắc

phục những tồn tại hạn chế, đặc biệt vào mùa cao điểm tháng 7-8/2018; Sở có báo cáo chuyên đề cho Ủy ban nhân dân thành phố đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý và chấn chỉnh hoạt động kinh doanh tour du lịch giá rẻ; làm việc với Phòng an ninh kinh tế (PA81), Công an thành phố về kết quả rà sốt, thống kê danh sách và số lượng người nước ngồi sử dụng thị thực làm việc tại Đà Nẵng và công tác an ninh trật tự theo công văn số 1668/UBND-SDL ngày 12/3/2018. Đồng thời, Sở tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các ngành liên quan, Công an thành phố và Ủy ban nhân dân các quận, huyện tăng cường kiểm tra các đối tượng người nước ngoài tạm trú, hoạt động kinh doanh khơng đúng mục đích nhập cảnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm… Sở cũng thường xuyên trao đổi thông tin với các doanh nghiệp khai thác thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc, yêu cầu ký cam kết thực hiện đúng quy định của Luật Du lịch; có nhiều văn bản chỉ đạo các công ty lữ hành, cơ sở lưu trú chấn chỉnh các hành vi sai phạm, tiếp tay cho người nước ngoài hoạt động lữ hành quốc tế, yêu cầu tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp luật.

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, lượng cơ sở lưu trú phát triển nhanh, phong phú về quy mô và xuất hiện nhiều loại hình lưu trú mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng khách đến với Đà Nẵng. Nhưng sự phát triển quá nhanh về số lượng cũng bộc lộ những hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh.

Thứ nhất, những cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ sở lưu trú

Những cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ sở lưu trú như hạ giá phòng, chia sẻ lượng khách và làm lãng phí vốn đầu tư của xã hội. Điều dễ nhận thấy nhất là, sự tăng trưởng quá nhanh của phân khúc khách sạn 1-3 sao lại đang gặp nhiều khó khăn. Hầu hết khách sạn 1–3 sao được các chủ đầu tư xây dựng một cách tự phát, vội vàng, thiếu thông tin thị trường, thông tin về

các tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn, thiếu chuẩn bị nhân lực vận hành và kế hoạch kinh doanh. Một số khách sạn mới đưa vào sử dụng bị hạn chế về thiết kế và công năng sử dụng, không đạt các tiêu chuẩn nghiệp vụ theo quy định cơ sở vật chất, trang thiết bị, số lượng các dịch vụ. Số lượng khách sạn có quy mô 1 - 3 sao tăng trưởng nhanh đã xuất hiện tình trạng cung vượt cầu vào mùa thấp điểm. Cơng suất buồng phịng của các cơ sở lưu trú hạng 4-5 sao cao hơn hẳn so với các cơ sở lưu trú có quy mơ hạng sao thấp hơn cả mùa cao điểm lẫn thấp điểm… Đặc biệt, do vốn ít, đất nhỏ cùng với sự thiếu kinh nghiệm, hiểu biết về kinh doanh dịch vụ này đã dẫn đến sự xuống cấp về cơ sở vật chất, chất lượng phục vụ khách du lịch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh ngành du lịch của thành phố. Hiện thành phố Đà Nẵng đang rơi vào khủng hoảng thừa khách sạn cấp thấp sao mà thiếu khách sạn cao cấp, biệt thự nghỉ dưỡng. Việc này dẫn đến cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp, cơng suất buồng phịng giảm.

Do đầu tư ào ạt xây dựng khách sạn nên quá thừa phòng. Để hút khách, nhiều nơi đã phải giảm giá, phá giá, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh chung của thị trường. Hàng loạt khách sạn tiêu chuẩn 2-3 sao ven biển mới xây đã giảm còn 400.000-500.000 đồng/phòng/ngày nên những khách sạn nhỏ khơng có nhiều cơ hội để cạnh tranh.

Thứ hai, tác động tiêu cực đến môi trường

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, thành phố Đà Nẵng tăng 100 cơ sở kinh doanh lưu trú với số lượng gần 6.000 phòng. Mật độ xây dựng khách sạn từ 1-3 sao ngày càng dày đặc, đặc biệt là tại khu vực ven biển quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, đã dẫn đến nhiều hệ lụy, trong đó đáng báo động là tình trạng xả thải gây ơ nhiễm mơi trường. Bên cạnh đó, sự phân bố các cơ sở lưu trú đang gặp phải sự mất cân đối, một số tuyến đường ven biển tập trung quá đông các khách sạn, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống giao thơng, diện tích

đậu đỗ xe, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải… Theo lãnh đạo Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng, việc gia tăng bất động sản nghỉ dưỡng khu vực ven biển ở địa phương này đã gây áp lực lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, cụ thể là hạ tầng giao thông, gây tắc nghẽn cục bộ. Số lượng cơ sở lưu trú du lịch tăng mạnh là một thành công của Đà Nẵng trong việc thu hút đầu tư các dự án bất động sản du lịch nhằm tạo tầm vóc và diện mạo mới. Tuy nhiên, việc tăng trưởng quá nhanh đang gây áp lực cho hạ tầng kỹ thuật và xã hội, tác động tiêu cực đến mơi trường, khơng khí, cấp nước, rác thải... đến hệ thống điện nước, cứu hỏa, hạ tầng xã hội.

Thứ ba, phá vỡ quy hoạch đô thị

Cùng sự bùng nổ kinh doanh loại hình condotel (căn hộ khách sạn) đã góp phần đa dạng hóa loại hình lưu trú phục vụ khách du lịch, song cũng dẫn đến nguy cơ phá vỡ quy hoạch đô thị, ảnh hưởng đến diện mạo của thành phố. Một điều kiện nữa cũng mang tính đặc thù của ngành du lịch là các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú phải đạt được những yêu cầu tối thiểu về diện tích cây xanh, cảnh quan, sân bãi đậu đỗ xe..., mới đảm bảo hệ số tiêu chuẩn sao hạng mà cơ sở đó có thể được cơng nhận, sau khi đã được đầu tư xây dựng. Phần lớn các cơ sở lưu trú ở Đà Nẵng hiện nay, mặc dù có trên 30 cơ sở được cơng nhận là đạt từ 1 sao trở lên, nhưng trên thực tế chỉ có hai dịch vụ chủ yếu là lưu trú và ăn uống thuần t. Ngồi ra, khơng thể phát triển được các loại hình dịch vụ khác, chưa nói đến khơng có nơi đậu đỗ xe rất bất tiện cho khách. Nếu có cố gắng cũng chỉ có thể nâng cấp buồng phòng cho khách về những tiện nghi sinh hoạt tối thiểu, khơng thể cải thiện hơn được. Nói vậy để chúng ta thấy thêm tầm quan trọng của việc giữ gìn quỹ đất vốn đã rất eo hẹp của thành phố dành cho ngành du lịch hiện nay là rất cần thiết. Đó là một trong những yếu tố quan trọng giúp Đà Nẵng có thể kêu gọi được các nhà đầu tư thực sự vào đầu tư các cơ sở cho ngành mà không để cho họ phải lo ngại về

triển vọng thu hồi vốn trong tương lai. Đồng thời, đó cũng chính là điều giúp cho ngành du lịch Đà Nẵng sẽ có được các sản phẩm dịch vụ du lịch mới, các khu điểm du lịch có đẳng cấp và mang tầm khu vực, đủ sức đón tiếp các đồn khách lớn mà không buộc phải chuyển khách cho các tỉnh bạn.

Thứ tư, cơng tác quản lý cịn q lỏng lẻo, phối hợp chưa chặt chẽ

Rất phổ biến hiện nay trong kinh doanh dịch vụ lưu trú là khi xây dựng, nhiều chủ cơ sở xin phép là nhà ở tư nhân. Sau khi hoàn thiện mới xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lưu trú. Bằng hình thức này, nhiều chủ cơ sở đã tránh được các quy định bắt buộc khi kinh doanh lưu trú: phương án thiết kế xây dựng, đảm bảo vệ sinh, mơi trường, phịng cháy chữa cháy, nơi để xe… Các cơ quan chức năng thừa nhận biết điều này, nhưng không xử lý được.

Với các quy định hiện hành, đối với cấp phép nhà ở tư nhân chỉ giới hạn chiều cao, lộ giới, kiến trúc ngồi, cịn số lượng phịng bao nhiêu khơng hề bị kiểm sốt. Sau khi xây dựng xong, nếu khơng vi phạm các quy định trên thì cơ quan quản lý cấp sổ hồng cho người dân. Có nhiều nhà xây dựng 20 phịng ngủ, thậm chí hơn nhưng khơng thể cấm. Việc kinh doanh sau khi đã hoàn thiện nhà lại thuộc về các cơ quan cấp phép và quản lý kinh doanh. Hiện nay, hầu hết khách sạn, nhà nghỉ du lịch đang sử dụng đất sai mục đích, kể cả những khách sạn đã được Tổng cục Du lịch thẩm định và xếp hạng sao. Theo Điều 91 của Luật Xây dựng năm 2014, điều kiện để cấp giấy phép xây dựng đối với cơng trình trong đơ thị là phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Luật quy định rất rõ, đối với đất được cấp là đất ở thì chỉ được sử dụng vào mục đích làm nhà ở, khơng được sử dụng vào các mục đích khác. Nếu sử dụng sai mục đích, yêu cầu phải chuyển đổi mục đích sử dụng, như kinh doanh dịch vụ du lịch thì phải chuyển đổi sang đất dịch vụ - du lịch. Tuy vậy, một số khu vực trung tâm thành phố, không thể chuyển đổi sang đất du lịch vì đã quy hoạch chỉ là đất ở

kết hợp thương mại. Căn cứ vào đó, ở mặt bằng chung của thành phố đang có hàng chục nhà nghỉ, khách sạn vi phạm. Việc phát triển kinh doanh dịch vụ lưu trú đang có vấn đề khi đăng ký kinh doanh là ở Sở Kế hoạch và Đầu tư, cấp phép xây dựng là thẩm quyền của Sở Xây dựng, Sở Văn hóa truyền thơng và Du lịch chỉ làm kế hoạch sau khi các khách sạn ra đời mà khơng hề có sự phối kết hợp, định hướng, dẫn đến hệ quả xây dựng tràn lan như hiện nay.

Kinh doanh dịch vụ lưu trú là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ Sở Du lịch mới hoạt động đúng quy định. Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy đăng ký kinh doanh. Để đủ điều kiện kinh doanh thì doanh nghiệp cần có giấy đăng ký kinh doanh từ Sở Kế hoạch và Đầu tư kèm các điều kiện khác để xác nhận đủ điều kiện kinh doanh. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện chỉ được phép hoạt động khi đảm bảo các điều kiện theo quy định. Nếu là nhà ở tư nhân sau đó chuyển sang kinh doanh dịch vụ du lịch thì ngành xây dựng khơng quản lý được vì hầu hết khơng phải bị hậu kiểm. Trách nhiệm của Sở Du lịch là phải kiểm tra các điều kiện mới cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Căn cứ vào đó, doanh nghiệp khơng đăng ký nên khơng kiểm sốt được. Khơng đăng ký kinh doanh sẽ khơng kiểm sốt được số lượng khách lưu trú, điều này dẫn đến thất thu thuế. Tất cả những gì đang xảy ra là cơng tác quản lý còn quá lỏng lẻo, sự phối hợp chưa chặt chẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 56 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)