dịch vụ lưu trú tại thành phố Đà Nẵng
2.3.1. Ưu điểm
Luật Du lịch 2017 đã có những thay đổi phù hợp với nền kinh tế thị trường, quyền tự do kinh doanh của các cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực pháp luật về kinh doanh dịch vụ lưu trú của Việt Nam nói chung và của thành phố Đà Nẵng nói riêng đã được mở rộng, từ việc các cá nhân tổ chức chỉ được kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật cho phép, thì giờ đây có thể kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Các quy định đã tạo hiệu quả và tối ưu hóa việc nhà nước quản lý hoạt động kinh tế, tạo lập nên một khung pháp lý để các chủ thể kinh doanh được đảm bảo quyền tự do kinh doanh.
Thứ nhất, quá trình triển khai, áp dụng các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã đạt được những kết quả tích cực. Các chủ thể kinh doanh đã nổ lực đầu tư điều kiện về kinh doanh dịch vụ lưu trú như việc đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, đa
dạng sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong thời kỳ hội nhập, vì thế khách du lịch trên thị trường du lịch Đà Nẵng ngày càng tăng, thúc đẩy kinh tế - xã hội thành phố phát triển.
Thứ hai, công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và sự phối hợp giữa các sở ban ngành liên quan đến việc cấp phép các điều kiện kinh doanh của các cơ sở lưu trú trước và sau khi đi vào hoạt động được quan tâm, công tác hậu kiểm được coi trọng và triển khai thường xuyên nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và an tồn cho du khách, góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời thu hút lực lượng lao động vào thị trường kinh doanh dịch vụ lưu trú cũng như thu hút được nhiều nguồn lực cho việc xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch.
2.3.2. Hạn chế
Nhìn chung, pháp luật đã bao quát và quy định rõ ràng đối với lĩnh vực trong điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú. Tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, cần phải khắc phục như sau:
Thứ nhất, về quy định pháp luật
Hệ thống pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú ở nước ta chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú còn nằm rải rác trong rất nhiều văn bản khiến các chủ thể kinh doanh khó có thể tra cứu, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, gây mất thời gian và cũng gây khó khăn trong việc quản lý của các cơ quan liên quan. Các quy định về xử phạt vi phạm đối với chủ thể kinh doanh dịch vụ lưu trú cịn chưa chặt chẽ, mức phạt thấp, khơng có tính răn đe.
Thứ hai, về tổ chức thực hiện
Một là, các văn bản quy định liên quan về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú hiện nay tuy đã có bổ sung, sửa chữa nhưng vẫn có quá nhiều văn bản
lãnh đạo, chỉ đạo cho nhiều ngành ban hành, nội dung chưa đồng bộ.
Hai là, vì sức ép cơng việc, nguồn năng lực hạn chế, có q nhiều tình huống mới phát sinh nên việc xử lý của các cơ quan chun mơn cịn mất nhiều thời gian, gây ra sự thiếu sót. Các chủ thể kinh doanh dịch vụ lưu trú càng lúng túng hơn trong việc áp dụng các quy phạm pháp luật mới vì việc thực hiện quy phạm pháp luật trong thực tế không hề đơn giản.
Ba là, ý thức tuân thủ, trách nhiệm của một bộ phận chủ cơ sở lưu trú chưa cao, chưa thực hiện nghiêm túc việc duy trì đầy đủ các điều kiện về kinh doanh dịch vụ lưu trú trong suốt quá trình kinh doanh. Cùng với sự tác động của mặt trái của nền kinh tế thị trường, một số đối tượng cố tình lợi dụng sơ hở, thiếu sót trong cơng tác quản lý của chính quyền địa phương để thu lợi. Bên cạnh đó, các cơ sở kinh doanh lưu trú còn chưa chủ động nghiên cứu những quy định của pháp luật về ngành nghề kinh doanh đang hoạt động.
Bốn là, công tác phổ biến các quy định pháp luật của cơ quan chuyên môn đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu triển khai đến các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp mà chưa được chú trọng phổ biến đến các tổ chức quần chúng nhân dân dẫn đến việc nhân dân chưa hiểu hoặc chưa ý thức hết được những nguyên nhân, hậu quả của các vi phạm pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú. Công tác phối hợp, tuyên truyền giữa các Sở, ban ngành với cơ quan công an chưa được kịp thời, thường xun, vì vậy các cơ sở đơi khi không nắm bắt được hết các quy định pháp luật có liên quan.
Năm là, tình hình vi phạm trong hoạt động kinh doanh của các cơ sở lưu trú đang có chiều hướng tăng lên và đa dạng hơn như trốn thuế, báo cáo khơng trung thực. Do cơng tác quản lý cịn chưa được chặt chẽ dẫn dến việc chấp hành đúng quy định về điều kiện kinh doanh của các cơ sở lưu trú chưa tốt, vệ sinh môi trường, tiêu chuẩn chưa đạt hiệu quả. Hoạt động đánh giá và
tổng kết, rút kinh nghiệm đối với các cuộc thanh tra, kiểm tra còn chậm; kết luận thanh tra, kiểm tra và chỉ đạo của cấp có thẩm quyền xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra không được thông báo và tổ chức rút kinh nghiệm kịp thời để khắc phục khuyết điểm, hạn chế và đề ra biện pháp giải quyết.
Tiểu kết Chương 2
Trên cơ sở lý luận về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú, chương 2 của Luận văn đã phân tích, đánh giá khách quan thực trạng quy định pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú tại thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay. Có thể nói, Luật Du lịch 2017 đã tạo cơ hội cho các chủ thể kinh doanh hoạt động công bằng và thống nhất hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, nổi bật, thị trường kinh doanh dịch vụ lưu trú còn tồn tại những bất cập, hạn chế trong quá trình áp dụng và thực hiện theo quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú theo pháp luật hiện hành.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú sẽ là cơ sở để đưa ra các giải pháp tương ứng nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật cũng như đảm bảo việc tổ chức thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú đạt hiệu quả cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
CHƯƠNG 3