Kiểm tra hệ thống điện sử dụng tại cơ sở kinh doanh lưu trú (đường dây, hệ thống đèn, quạt…). Trang bị thiết bị an tồn điện ở các phịng nghỉ, phòng làm việc; hệ thống đèn sạc ở các khu vực hành lang, lối thốt hiểm. Bố trí các ổ điện, cơng tắc, cầu dao hợp lý. Trong những giờ cao điểm tắt nguồn điện ở những khu vực không hoạt động. Xây dựng ý thức tiết kiệm điện trong cán bộ, nhân viên. Khu vực nhà kho, gầm cầu thang phải được kiểm tra và vệ sinh thường xuyên.
Đối với các cơ sở kinh doanh lưu trú kèm theo các dịch vụ ăn uống khi sử dụng bếp gas, phải bố trí bình gas ở nơi hợp lý, có tường rào kiên cố ngăn cách, tránh nơi đông người sinh hoạt, đi lại. Phải thực hiện hợp đồng với nơi cung cấp có tư cách pháp nhân và có kế hoạch kiểm tra thường xuyên thiết bị an tồn khơng để xảy ra rị rỉ khí đốt. Khi sử dụng đảm bảo đúng quy trình.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài việc thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở kinh doanh lưu trú tuyệt đối không để xảy ra ngộ độc thực phẩm. Cơ sở kinh doanh lưu trú cần thực hiện lập phương án phòng chống ngộ độc để xử lý kịp thời và hiệu quả khi xảy ra sự cố tại cơ sở kinh doanh lưu trú.
2.1.3. Quy định về thanh tra, kiểm tra điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú lưu trú
Căn cứ Điều 29 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi có cơ sở lưu trú có trách nhiệm tổ chức kiểm tra điều kiều tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cơng tác kiểm tra, Sở Du lịch, Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch phải gửi thông báo bằng văn bản để kiểm tra đến cơ sở lưu trú. Trường hợp cơ sở lưu trú không đáp ứng điều kiện tối thiểu theo luật định thì Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu cơ sở lưu trú bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng điều kiện tối thiểu hoặc thay đổi loại hình cơ sở lưu trú phù hợp. Theo khoản 2 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định “Điều
kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác” [26]. Quy định về điều kiện kinh doanh cũng đã có nhiều thay đổi với
sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2014. Toàn bộ yêu cầu về điều kiện kinh doanh được đưa về khâu hậu kiểm thay vì phải đáp ứng ngay từ khi thành lập doanh nghiệp như trước đây. Số lượng các ngành nghề kinh doanh có điều kiện cũng đã giảm xuống đáng kể, nhưng những nội dung về điều kiện kinh doanh vẫn cần có nhiều sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu quản lý và hoạt động kinh doanh thương mại.
Có thể thấy, Luật đầu tư 2014 ban hành là một bước đột phá mạnh mẽ về các quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh. Lần đầu tiên, trong văn bản cấp phép, mục tiêu khi quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh được xác định rõ ràng, đó là vì “lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”.
Căn cứ nội dung và thẩm quyền kiểm tra hành chính cơ sở lưu trú của lực lượng Công an được quy định tại khoản 1 Điều 50 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP về việc kiểm tra, thanh tra toàn diện việc chấp hành các quy định về an ninh, trật tự đối với cơ sở kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo phương thức định kỳ không quá một lần trong một năm hoặc đột xuất.
Việc kiểm tra, thanh tra đột xuất chỉ được thực hiện khi phát hiện cơ sở kinh doanh có vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự; có đơn khiếu nại, tố cáo của tổ chức hoặc cá nhân về vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự trong cơ sở kinh doanh; phục vụ tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, cơ quan Cơng an có thẩm quyền được thực hiện việc thanh tra, kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất. Tuy nhiên việc thanh tra, kiểm tra đột xuất chỉ thực hiện khi cơ sở kinh doanh lưu trú có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự, có đơn khiếu nại, tố cáo hoặc có văn bản chỉ đạo của cơ quan công an cấp trên. Đồng thời được quy định tại khoản 3 Điều 50 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định thẩm quyền thanh tra, kiểm tra. Cụ thể, cơ quan công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và trực tiếp quản lý cơ sở kinh doanh có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra định kỳ hàng năm hoặc đột xuất; Các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an các cấp chỉ được tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh trên địa bàn quản lý khi phát hiện cơ sở kinh doanh có vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự cần phải xử lý ngay; có đơn khiếu nại, tố cáo của tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến an ninh, trật tự trong cơ sở kinh doanh trên địa bàn do mình quản lý. Sau khi kiểm tra phải có văn bản thơng báo kết quả kiểm tra và xử lý vi phạm (nếu có) cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh đó; Cơng an các cấp theo chức năng, nhiệm vụ được giao khi có yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị, tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự cần tiến hành kiểm tra đột xuất thì phải được thủ trưởng cơ quan cơng an từ cấp huyện trở lên phê duyệt bằng văn bản hoặc có văn bản chỉ đạo của cơng an cấp trên.
th phịng lưu trú khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự trong hoạt động cho thuê lưu trú của nhà nghỉ, khách sạn. Người bị kiểm tra hành chính có quyền khiếu nại hành vi hành chính của cơ quan cơng an kiểm tra nếu việc kiểm tra khơng đúng thẩm quyền, trình tự và thủ tục kiểm tra.