Tồn tại, hạn chế trong giải quyết khiếu nại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại hành chính từ thực tiễn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 40 - 44)

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH Ở HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.3.2. Tồn tại, hạn chế trong giải quyết khiếu nại và nguyên nhân

Qua công tác giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn huyện thời gian qua, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số yếu kém cần khắc phục đó là:

Thứ nhất, Ý thức, tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện quy định

của pháp luật về việc tiếp công dân định kỳ của một số lãnh đạo, ngành, đơn vị, chủ tịch UBND các xã, thị trấn chưa được tốt. một số vụ việc do chưa có trao đổi, bàn bạc trước khi giải quyết nên khi tiến hành xử lý có nhiều ý kiến khác nhau gây bức xúc cho nhân dân.Ví dụ như vụ ông Tô Văn Bảy ở thôn Vạn Xuân, xã An Hòa, huyện An Lão khiếu nại về việc Phòng tài nguyên và Môi trường tự ý chỉ đạo cán bộ chuyên môn đo đạt đất rẫy của ông để cấp cho người khác.

Thứ hai, Trong q trình triển khai thực hiện cơng tác giải quyết khiếu

nại vẫn cịn một bộ phận cán bộ khơng nhỏ làm cơng tác tham mưu còn hạn chế về kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ và khả năng tiếp cận, xử lý thơng tin. Từ đó đã dẫn đến sai sót trong q trình thực hiện cơng vụ và giải quyết thiếu chính xác gây bức xúc cho người đi khiếu nại.

Thứ ba, một số quyết định giải quyết khiếu nại khơng đúng tính chất,

nội dung vụ việc gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cơng dân.

Những khuyết điểm, tồn tại nêu trên có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu đó là:

Thứ nhất, Cơng tác giải quyết khiếu nại hành chính là trách nhiệm của

các cấp chính quyền trong thực thi cơng vụ, nhưng trên thực tế thì một số cấp ủy, chính quyền chưa thật sự quan tâm đúng mức; có tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giải quyết khiếu nại vì có tư tưởng e ngại phải thừa nhận QĐHC, HVHC, QĐKL của mình hoặc của cơ quan mình sai phạm chưa đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, chế độ đãi ngộ cho đội ngũ làm công tác giải quyết khiếu nại.

Thứ hai, Các qui định pháp luật về khiếu nại còn nhiều chồng chéo, bất

cập, nhất là các văn bản dưới luật, gây khó khăn cho quá trình giải quyết khiếu nại.

Theo kết quả rà soát mới đây quy định của Luật Đất đai và pháp luật về khiếu nại, khởi kiện cho thấy có nhiều mâu thuẫn khó thực hiện về trách nhiệm xử lý của chính quyền địa phương; thẩm quyền giải quyết khiếu nại Đi liền với những quy định chồng chéo, mâu thuẫn là sự thường xuyên thay đổi, tính ổn định khơng cao của hệ thống văn bản dưới luật đã làm giảm hiệu lực của văn bản luật, dẫn tới khó khăn trong việc thực hiện và tác động xấu đến sự ổn định chính trị xã hội, nhất là quan hệ kinh tế. Đồng thời, rất nhiều văn bản pháp luật có tính quy phạm thấp, thiếu những quy tắc xử sự cụ thể mà chủ thể phải thực hiện. Còn tồn tại những luật "khung", luật "ống" trong khi đó nhiều lĩnh vực như đất đai, thủy sản, lao động… đòi hỏi phải được điều chỉnh cụ thể và chi tiết.

- Điểm b khoản 2 Điều 46 Luật Khiếu nại và khoản 2 Điều 15 Nghị định 75/2012/NĐ-CP quy định: người khiếu nại phải chấp hành QĐHC,

HVHC bị khiếu nại nếu QĐHC, HVHC được người có thẩm quyền kết luận là đúng pháp luật. Quy định này mâu thuẫn với Khoản 2 Điều 12 Luật Khiếu nại và Điều 15 Luật Xử lý vi phạm hành chính, theo đó: trong q trình khiếu nại, khởi kiện, người khiếu nại vẫn phải chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ trường hợp quyết định hành chính, hành vi hành chính đó bị tạm định chỉ. Điều đó có nghĩa, quyết định hành chính, hành vi hành chính phải được chấp hành ngay sau khi được ban hành (dù đúng hoặc sai), không phải đợi kết quả giải quyết khiếu nại.

Thư ba, cơ chế, chính sách, pháp luật về đất đai, bồi thường, tái định cư

còn những quy định bất cập, thiếu đồng bộ, có điểm chưa phù hợp với tình hình thực tế, thường xuyên thay đổi, còn vướng mắc, thiếu nhất quán trong quá trình tổ chức thực hiện; một số dự án phải thực hiện trong thời gian dài, áp dụng chính sách bồi thường khác nhau, gây khó khăn trong cơng tác đối thoại, giải thích cho người dân khi giải quyết khiếu nại.

Thứ tư, Cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại ở các cấp

chính quyền, nhất là cấp cơ sở còn yếu về kiến thức pháp luật và nghiệp vụ. Một phần do đặt điểm là huyện miền núi nên hầu hết cán bộ tại các xã, thị trấn có trình độ cịn hạn chế, hiên nay trên địa bàn huyện có 10 xã thị trấn nhưng chưa có xã, thị trấn náo có cán bộ công chức thực hiện công tác thanh tra chuyên trách mà chỉ bố trí cán bộ kiêm nhiệm công tác thanh tra để tiếp nhận và tham mưu giải quyết đơn, thư khiếu nại, công tác này đến nay nhà nước ta vẫn chưa bố trí kinh phí để hỗ trợ cho những cãn bộ thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại ở cấp xã, thị trấn.

Thứ năm, Các cơ quan có thẩm quyền chưa quan tâm, chú trọng đúng

mức công tác kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của; chính quyền một số địa phương chưa chú trọng tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại; chưa áp dụng

các giải pháp mạnh để cưỡng chế thi hành đối với các vụ việc quyết định giải quyết đã có hiệu lực nhưng đối tượng khơng thực hiện.

Thứ sáu, Đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật

cịn nặng cơng tác chun mơn, trình độ nghiệp vụ PBGDPL cịn hạn chế nên công tác tuyên truyên đôi lúc theo phong trào, nặng hình thức, chất lượng tuyên truyền chưa sâu, dẫn đến công tác tuyên truyền, chuyển tải đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đạt hiểu quả chưa cao. Sự phối hợp tuyên truyền, PBGDPL giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể chưa đồng bộ, thường xuyên, một số cơ sở Đảng, chính quyền chưa thực sự coi trọng công tác PBGDPL cho người dân là trách nhiệm chung. Việc kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở thực hiện Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị chưa thường xuyên. Kinh phí để thực hiện cho cơng tác PBGDPL cịn hạn chế, hằng năm cịn giao kinh phí chưa đủ phục vụ cho công tác PBGDPL, cấp xã chi từ ngân sách xã nhưng các xã miền núi khơng có nguồn thu nên gặp rất nhiều khó khăn. Do kinh phí phục vụ cho công tác này không tương xứng với nhiệm vụ đề ra nhất là công tác tập huấn nghiệp vụ cho báo cáo viên, tuyên truyền viên, in ấn tài liệu, mua sách bổ sung tủ sách pháp luật các xã, thị trấn.

Thứ bảy, Công tác giám sát của Đại biểu HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam đối với công tác giải quyết khiếu nại tuy được tăng cường nhưng chưa được thường xuyên, chất lượng chưa cao. Một số kiến nghị của Đại biểu HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chưa được Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước nghiêm túc thực hiện, hoặc thực hiện chưa kịp thời, đặc biệt là các kiến nghị tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

Thứ tám, công tác tiếp dân chưa được coi trọng. Một số xã chưa thành

đảm bảo theo qui định. Tại các xã, thị trấn đã thành lập được bộ phận tiếp cơng dân thì thiếu kinh phí đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, như máy tính, bàn ghế, phòng tiếp dân chưa đúng diện tích theo quy định để phục vụ cho công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại; Phần lớn là tiếp công dân trực tiếp tại phòng làm việc của Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch.

Thứ chín, việc sơ, tổng kết, chấp hành chế độ thông tin, báo cáo kết quả

công tác giải quyết khiếu nại của một số xã còn chưa nghiêm túc, nội dung chưa đầy đủ, nên ảnh hưởng đến việc tổng hợp, báo cáo phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá tình hình khiếu nại và kết quả giải quyết khiếu nại trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại hành chính từ thực tiễn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 40 - 44)