Hồn thiện pháp luật về tiếp cơng dân, giải quyết khiếu nạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại hành chính từ thực tiễn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 52 - 56)

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH

3.2.1. Hồn thiện pháp luật về tiếp cơng dân, giải quyết khiếu nạ

3.2.1.1. Về pháp luật tiếp công dân

Tiếp công dân là một hoạt động đặc biệt quan trọng trong các hoạt động của các cơ quan nhà nước trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay. Thông qua hoạt động tiếp công dân, các cơ quan, tổ chức tiếp nhận được các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân liên quan đến mọi lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước để có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. Làm tốt công tác tiếp công dân là thể hiện bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước; giúp cho Đảng, Nhà nước tiếp nhận được những thông tin phản hồi từ thực tế, những vấn đề nảy sinh từ cuộc sống, từ đó đề ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện Luật tiếp công dân năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã bộc lộ còn nhiều điểm hạn chế, bất cập ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tiếp dân cụ thể như trong Luật đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, nhưng vẫn cịn tình trạng người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thực hiện quyền chưa đi đôi với nghĩa vụ. Nhiều trường hợp người dân biết khiếu nại khơng có cơ sở, khiếu nại sai nhưng vẫn tiếp tục thực hiện khiếu nại , mặc dù vậy nhưng các cơ quan chức năng vẫn phải giải quyết, gây tốn kém khơng ít chi phí, cơng sức và thời gian.

Bên cạnh đó, Luật Tiếp cơng dân năm 2013 và Nghị định số 64/2014/NĐ-CP đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố

cáo, kiến nghị, phản ánh, trách nhiệm của người tiếp công dân, người đứng đầu cơ quan trong việc tiếp cơng dân, các cơ quan hành chính Nhà nước và cơ quan tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân. Tuy nhiên, trên thực tế, việc tiếp công dân tại Trụ sở tiếp cơng dân vẫn cịn nhiều trường hợp lợi dụng khiếu nại, tố cáo để xúc phạm cán bộ lãnh đạo, cán bộ tiếp công dân gây mất an ninh trật tự nhưng chưa có quy định, biện pháp xử lý triệt để. Do đó thiết nghĩ, cần có quy định chế tài xử lý đối với trường hợp vi phạm pháp luật về thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm trong lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Ngoài việc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung, Thanh tra Chính phủ cũng cần nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ quy định khi cần thiết thì người đứng đầu cơ quan đơn vị phải tổ chức hội nghị đối thoại để giải quyết những vấn đề mà người dân đề cập, quan tâm, bởi đây là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo an dân ngay tại cơ sở...

3.2.1.2. Về pháp luật khiếu nại

Hệ thống pháp luật về khiếu nại hiện nay của nước ta vẫn cịn nhiều hạn chế, bất cập, chưa hồn thiện, chưa đồng bộ giữa pháp luật khiếu nại và pháp luật khác là một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong cơng tác giải quyết khiếu nại. Chính vì vậy, hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hồn thiện pháp luật về khiếu nại nói riêng là biện pháp đặc biệt quan trọng góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giải quyết khiếu nại, như: - Thiết nghĩ không nên quy định giải quyết khiếu nại lần hai, thủ tục này rườm rà, mất thời gian, công sức, tiền bạc của nhà nước và công dân đi khiếu nại lần hai. Bởi lẽ, thủ tục giải quyết khiếu nại là một bước để các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có điều kiện xem xét lại QĐHC,

HVHC,QĐKL của mình là đúng hay sai, nếu sai thì phải khắc phục, sửa chữa. Nếu người dân không thống nhất với quyết định giải quyết khiếu nại thì có thể khởi kiện vụ án hành chính ra Tịa án để được xem xét giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính. Cịn đối với QĐKL cán bộ, cơng chức thì vẫn giữ nguyên quy định như hiện hành.

- Cần phải quy định công tác đối thoại là thủ tục bắt buộc trong tất cả các trường hợp giải quyết khiếu nại. Bởi công tác đối thoại có một vai trị quan trọng, thông qua đối thoại người khiếu nại và người giải quyết khiếu nại sẽ tìm ra những mâu thuẫn, căng thẳng giữa các bên một cách nhanh nhất. Đối thoại còn là cơ sở quan trọng để cơ quan nhà nước ban hành giải quyết khiếu nại. Bên cạnh đó, đối thoại trực tiếp giữa các bên là một hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, là một hình thức thể hiện dân chủ. Từ đó, thể hiện mới quan hệ gần gũi, gắn bó giữa nhà nước với nhân dân.

Ngoài việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về khiếu nại, cũng cần chú trọng hơn nữa việc hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành như pháp luật về đất đai, chế độ, chính sách của người có cơng, cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư....

3.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp đối

với công tác giải quyết khiếu nại

Công tác giải quyết khiếu nại được thực hiện tốt góp phần bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý nhà nước và xã hội, lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào nhà nước luôn được giữ vững, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được đảm bảo, tạo điều kiện phát triển toàn diện đất nước.

Thực tế cho thấy, “ở đâu cấp ủy Đảng, trước hết là Ban Thường vụ và

đồng chí Bí thư cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát thì ở đó cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo có hiệu quả; tình hình xã hội ổn định” [1, tr.3]. Với vai trò

là hạt nhân lãnh đạo, Đảng phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia vào cơng tác giải quyết khiếu nại, đảm bảo việc giải quyết khiếu nại đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.

Các cơ quan, ban, ngành , đoàn thể và các tổ chức chính trị xã hội thực hiện tốt cơng tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại và phải xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương, phải được thực hiện thường xuyên. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kịp thời khắc phục hạn chế, bất cập trong xây dựng chính sách, pháp luật tại địa phương. Phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan nhà nước; lấy hiệu quả của công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại làm tiêu chí đánh giá năng lực, kết quả công tác.

Lãnh đạo UBND các cấp, thủ trưởng các cơ quan đơn vị phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chiu trách nhiệm trực tiếp công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, trong phạm vi trách nhiệm lĩnh vực mình được phân cơng phụ trách. Triển khai đảm bảo hiệu quả việc đối thoại, thuyết phục vận động người khiếu nại để giải quyết dứt điểm các các nội dung khiếu nại hành chính, trong trường hợp xảy ra khiếu nại nhiều người, có chiều hướng xâu, người có thẩm quyền phải trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, xác minh đầy đủ nội dung, lý do xảy ra khiếu nại, đánh giá tồn diện, khái qt tình hình; tổ chức, thực hiện đối thoại trực tiếp, công khai với người khiếu kiện để giải quyết nội dung khiếu nại dứt điểm. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân trong tiếp công dân giải quyết khiếu nại hành chính vi phạm hoặc cá nhân, tổ chức lợi dụng quyền khiếu nại, tính dân chủ để cố tình thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì cần phải thực hiện xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết khiếu nại đảm bảo kịp thời, chính xác, khách quan, đúng theo quy định pháp

luật; Bên cạnh đó phải trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chức năng khác cũng như người khiếu nại thi hành nghiêm túc quyết định xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại hành chính từ thực tiễn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)