GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH
3.2.6 Giải pháp thực hiện có hiệu quả việc giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn huyện An Lão hiện nay.
chính trên địa bàn huyện An Lão hiện nay.
- Từ thực tiển giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn huyện. Hiện nay trên địa bàn huyện lĩnh vực sảy ra nhiều đó la; lĩnh vực tranh chấp đất đai, đặt biệt là đất rừng sản xuất, từ thực tế khiếu kiện của nhân dân về việc đòi lại nương rẫy củ đề phát triển kinh tế lâm nghiệp. Tuy nhiên các vụ việc khiếu kiện này phần lớn không đúng quy định pháp luật về đất đai; chính vì vậy giải pháp đặt ra để giải quyết tốt vấn đề tranh chấp đất đai trong thời gian đến đó là:
- Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo các ngành chức năng, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn khẩn trưởng hoàn thành việc cắm mốc 3 loại rừng (rừng đặt dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất) theo quyết định Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trên cơ sở đó lập kế hoạch khẩn trương tiến hành giao đất cho nhân dân phat triển rừng trồng và phát triển kinh tế lâm nghiệp nhằm chấm
dứt tình trạng khiếu kiện đòi lại đất rẩy củ của ông, bà trước đây như hiện nay.
- Để thực hiện được mục tiêu cắm mốc 3 loại rừng để giao đất cho nhân dân đúng tiến độ tránh khiếu kiện Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn cần khẩn trương bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, cơng chức thực hiện nhiệm vụ có trình độ chun mơn nghiệp vụ phẩm chất đạo đức, đặt biệt là đội ngũ cán bộ nông, lâm, nghiệp xã, thị trấn những đối tượng chính trong việc thực hiện nhiệm vụ này.
- Phân cơng các ngành chức năng có liên quan thường xun kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác giao đất lâm nghiệp của các ngành chức năng đảm bảo đúng pháp luật, khách quan, dân chủ, cơng bằng để tránh tình hình so bì, khiếu kiện của nhân dân sau khi giao đất.
* Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính
Tiếp tục bổ sung, hồn chỉnh quy trình xử lý đơn thư khiếu nại, đối với với một vụ việc khiếu nại khơng phức tạp có thể rút ngắn thời hạn giải quyết khiếu nại so với quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, cần quy định rõ các bước trong giải quyết khiếu nại và quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ, công chức chuyên môn trực tiếp tham mưu giải quyết khiếu nại; quy định cơ chế chịu trách nhiệm đối với người trực tiếp giải quyết khiếu nại, cũng như cán bộ, cơng chức trực tiếp tham mưu khơng hồn thành nhiệm vụ. Cần cơng khai các bước trong quy trình thực hiện khiếu nại và giải quyết khiếu nại để các cơ quan nhà nước giám sát trách nhiệm lẫn nhau, người khiếu nại giám sát được quá trình giải quyết của các cơ quan, cán bộ, công chức, hạn chế trường hợp công dân không biết nơi nào nhận đơn, đơn đã nhận được chuyển đi đâu, các cơ quan xử lý như thế nào, bao giờ được người có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
* Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với công tác giải quyết khiếu nại
Thời gian qua, cơng tác giải quyết khiếu nại có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các cơ quan hành chính Nhà nước đã có nhiều cố gắng trong cơng tác tiếp cơng dân, giải quyết khiếu nại và xử lý đơn thư đúng quy trình, kịp thời. Các vụ việc tồn đọng, kéo dài, khiếu nại gay gắt đã được rà soát, giải quyết dứt điểm, góp phần hạn chế tình trạng khiếu kiện vượt cấp, đơng người. Tuy nhiên, công tác giải quyết khiếu nại vẫn cịn nhiều tồn tại, hạn chế như cơng tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại ở một số cơ quan, đơn vị chưa đầy đủ, kịp thời; trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch UBND các xã trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại chưa cao; việc tổ chức gặp gỡ, đối thoại với người dân cịn mang tính hình thức... Do đó, tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với công tác giải quyết khiếu nại là một hoạt động cần thiết góp phần mang lại hiệu quả cao trong công tác giải quyết khiếu nại.
Hoạt động kiểm tra, giám sát được hiểu là việc các cơ quan, tố chức, cá nhân có thẩm quyền theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quản lý nhà nước về khiếu nại; trong tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại; trong kiểm tra, xác minh, kết luận về nội dung khiếu nại và quyết định giải quyết, xử lý của người giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền. Hoạt động này đóng vai trị là một phương thức kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, góp phần thúc đẩy việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tăng cường tiếng nói, sự tham gia của người dân trong việc bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của tập thể và của nhà nước. Bên cạnh đó, kiểm tra, giám sát cơng tác giải
góp phần hoàn thiện pháp luật và dân chủ trong đời sống xã hội. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan có chức năng kiểm tra, giám sát trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính là một yêu cầu khách quan đang đặt ra hiện nay, phù hợp với các nguyên tắc, yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Mục đích của việc kiểm tra, giám sát là để nhận xét, đánh giá hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại của công dân, từ đó đưa ra kiến nghị để tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại; đưa ra giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức, thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơng tác giải quyết khiếu nại hành chính.
Cần phát huy hơn nữa vai trò giám sát của Đại biểu HĐND các cấp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong hoạt động giải quyết khiếu nại, vận động công dân thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại và kết luận, quyết định xử lý đã được xác định là đúng.
* Tổ chức tốt việc đối thoại với công dân trong giải quyết khiếu nại
Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cần tăng cường và thực hiện tốt hoạt động tiếp công dân. Khi tiếp nhận các vụ việc khiếu nại thì Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải trực tiếp tiếp công dân, đối thoại với công dân. Kịp thời nắm bắt tình hình, chỉ đạo cán bộ, công chức chuyên môn tham mưu giải quyết triệt để vấn đề, hạn chế thấp nhất các vụ việc khiếu nại đông người, đồng thời, có biện pháp giải quyết kịp thời, dứt điểm, không để kéo dài, khiếu nại lần hai hay khiếu nại vượt cấp. Nhằm thực hiện một cách nghiêm túc theo quy định của Luật Tiếp công dân và đảm bảo đồng bộ về tổ chức và thành phần cơ quan tiếp cơng dân các cấp, bố trí cán bộ, cơng chức thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại hành chính phải có đầy đủ năng lực chun mơn, trình độ nghiệp vụ, phẩm chất, đạo đức.
Nên thực hiện đối thoại ở tất cả các lần đối thoại, bởi qua đối thoại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trực tiếp gặp gỡ, trao đổi để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người khiếu nại, làm rõ được nguyên nhân dẫn đến bức xúc, khiếu nại và các vấn đề khác có liên quan; đồng thời đối thoại là một phương thức để cơ quan nhà nước thực hiện chức năng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, để người khiếu nại hiểu các quyền và nghĩa vụ của mình. Khi đã hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, người khiếu nại hành chính sẽ thực hiện đúng theo quy định về khiếu nại hành chính, hiểu rõ nội dung khiếu nại của mình có phù hợp với quy định của pháp luật không. Đồng thời, qua đó có thể giúp người khiếu nại hiểu pháp luật và nhận thức được việc khiếu nại của mình là đúng hay sai, có nên thực hiện khiếu nại hay không? Hay tiếp tục khiếu nại mà khơng mang lại kết quả có lợi về phần mình thì sẽ làm phí thời gian khơng những của mình mà cịn của cơ quan nhà nước. Nếu đạt được những kết quả trên sẽ phần nào hạn chế được các đơn khiếu nại không đúng quy định, việc khiếu nại vượt cấp, kéo dài sẽ không diễn ra.
Trong những năm qua, công tác đối thoại trong giải quyết khiếu nại đã được người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ở huyện An Lão quan tâm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Riêng ở cấp huyện, tất cả các trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện đều được tổ chức đối thoại, giải quyết tại buổi tiếp công dân định kỳ (dù là khiếu nại lần đầu). Đây là cách làm hay và hiệu quả, cần phải nhân rộng thực hiện trong tồn huyện, tỉnh. Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại trong tồn tỉnh Bình Định nói chung và toàn huyện An Lão nói riêng.
Kết luận Chương 3
hành chính, tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính đối với huyện An Lão nói riêng và cả tỉnh Bình Định nói chung như hồn thiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp; Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị; Thường xuyên quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại cho cán bộ, công chức và nhân dân; Giải pháp khác...góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà và của cả tỉnh trong thời gian đến.
KẾT LUẬN
Pháp luật nước ta thừa nhận và bảo vệ quyền cơ bản của công dân trong khuôn khổ của pháp luật nước CHXHCNVN, trong đó có quyền khiếu nại. Khiếu nại là quyền Hiến định. Khiếu nại hành chính là việc cơng dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do pháp luật về khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại QĐHC, HVHC của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc QĐKL cán bộ, cơng chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Các cơ quan chức năng thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong cơng tác quản lý hành chính nhà nước tại địa phương trong đó có hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính. Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại.
Trong nhiều năm qua, tỉnh Bình Định nói chung và huyện miền núi An Lão nói riêng đã tập trung thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh quá trình phát triển, nhiều dự án, cơng trình được đầu tư xây dựng; nhiều chủ trương, chính sách mới được ban hành trực tiếp ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân người dân nơi đây, phát sinh khiếu nại là điều khó tránh khỏi. Để giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương, các cấp thẩm quyền đã chú trọng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định của pháp luật những vụ việc khiếu nại phát sinh trên địa bàn, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Tuy nhiên, công tác giải quyết khiếu nại hành chính ở huyện An Lão vẫn cịn một số tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém, gây ảnh hưởng đến quyền
dân đối với chính quyền các cấp.
Luận văn được kết cấu từ 3 chương, tác giả đã làm rõ được những vấn đề lý luận và pháp lý về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính từ thực tiễn của huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Từ thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn huyện An Lão, luận văn đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực thực hiện giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn huyện An Lão nói riêng và trên địa bàn tỉnh Bình Định nói chung. Cụ thể: Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp đối với công tác giải quyết khiếu nại hành chính; rà sốt, hồn thiện pháp luật về khiếu nại hành chính và một số luật chuyên ngành có liên quan; đẩy mạnh cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại hành chính cho cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm cơng tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại hành chính đảm bảo hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong giải quyết khiếu nại; thực hiện tốt hoạt động tiếp, tổ chức đối thoại công dân trong giải quyết khiếu nại hành chính; tổ chức thi hành nghiêm các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với cơng tác giải quyết khiếu nại hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước.