Kinh nghiệm từ thực tiễn giải quyết khiếu nạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại hành chính từ thực tiễn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 44 - 48)

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH Ở HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.3.3. Kinh nghiệm từ thực tiễn giải quyết khiếu nạ

Từ thực tế giải quyết khiếu nại hành chính tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong thời gian qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, Công tác tiếp công dân là việc làm cụ thể, thể hiện quan điểm

“dân là gốc”của Đảng và Nhà nước ta, qua tiếp dân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và những bức xúc của nhân dân để từ đó có những chính sách, cơ chế quản lý phù hợp với tình hình địa phương, giải quyết khiếu nại là nhiệm vụ quan trọng, cần được ưu tiên giải quyết, địi hỏi phải có sự lãnh đạo xuyên suốt của các cấp ủy Đảng và sự chỉ đạo sâu sát của chính quyền các cấp, các ngành, sự tham gia phối hợp tích cực, đồng bộ của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng tham gia vào công tác này. Người đứng đầu cơ quan quản lý hành chính nhà nước phải trực tiếp nghiên cứu đơn khiếu nại trước, nắm tình hình, phân tích rõ ngun nhân làm phát sinh sau đó tùy theo tính chất vụ việc sẽ phân cơng cán bộ, công chức cho phù hợp nhằm phát huy tối đa năng lực, cũng như sở trường của họ. Đối với những đơn có tính chất phức tạp và cần thiết hoặc

theo chỉ đạo của cấp trên thì người đứng đầu phải trực tiếp nghiên cứu, đề xuất giải quyết.

Thứ hai, trong quá trình giải quyết khiếu nại, cấp huyện-xã, các cơ

quan, đơn vị, các cấp các ngành, đoàn thể… phải phối hợp chặt chẽ với nhau, cùng nhau vận động, tuyên truyền, thuyết phục, giải thích các quy định của pháp luật để người dân hiểu và nắm rõ. Khi thực hiện công tác đối thoại với nhân dân một cách công khai, minh bạch, dân chủ để mang lại hiệu quả cao. Phải thực sự làm tốt việc đối thoại và xác định đây là nhiệm vụ bắt buộc. Thực tế cho thấy nếu đối thoại đạt kết quả tốt thì có thể người khiếu nại sẽ rút đơn hoặc làm giảm căng thẳng, mâu thuẫn và giúp họ hiểu hơn về nhưng quy định của pháp luật liên quan đến nội dung khiếu nại. Tùy từng tính chất vụ việc nhất là vụ việc mà giữa người khiếu nại và người bị khiếu nại có quan hệ gia đình, thân tích thì cán bộ, cơng chức làm cơng tác giải quyết khiếu nại có thể tiến hành làm việc với người bị khiếu nại trước để tìm hiểu, thu thập thơng tin sau đó mới tiến hành đối thoại với người có đơn nhằm nâng cao hiệu quả đối thoại. Bên cạnh đó, cần vận dụng một cách linh hoạt các quy định của pháp luật, các chế độ, chính sách trong q trình giải quyết khiếu nại để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân một cách tồn diện và triệt để nhất.

Thứ ba, khi soạn thảo ban hành quyết định giải quyết khiếu nại địi, cán

bộ, cơng chức làm công tác giải quyết khiếu nại cần thận trọng trong quá trình soạn thảo văn bản; chỉ nên đưa những nội dung đã có cơ sở chắc chắn vào nội dung quyết định, không nên nêu những nội dung dài dòng, những nội dung mang ý chí chủ quan của người soạn thảo vào quyết định; phải rà soát, kiểm tra văn bản tuyệt đối không để xảy ra sai sót khơng đáng có như lỗi về kỹ thuật, chính tả, các thơng tin liên quan đến người có đơn (họ tên, địa chỉ, năm sinh..). Lãnh đạo đơn vị phải trực tiếp kiểm tra, chỉnh sửa văn bản trước khi

chức thực hiện một cách nghiêm túc, có biện pháp cưỡng chế và kiên quyết xử lý những cá nhân, tổ chức có ý chống đối, khơng thực hiện nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

Thứ tư, đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác giải quyết khiếu

nại ngồi có phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị tốt cần phải thật sự có chun mơn nghiệp vụ vững, tinh thần trách nhiệm đối với công việc cao, ln có nhiệt huyết với nghề. Có như vậy, kết quả giải quyết khiếu nại mới đảm bảo tính khách quan, cơng bằng, đúng quy định của pháp luật, được nhân dân và xã hội đồng tình ủng hộ.

Kết luận Chương 2

Qua đánh giá thực tiễn giải quyết khiếu nại hành chính của huyện An Lão, tỉnh Bình Định cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được thì tình hình khiếu nại của huyện vẫn còn nhiều bất cập, phức tạp, còn phát sinh nhiều vụ khiếu nại nghiêm trọng, gay gắt, gây bức xúc trong lòng dân. Đặc biệt, là các vụ việc liên quan đến tranh chấp đất đai, hành vi hành chính của người đứng đầu cơ quan nhà nước, các vụ việc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư...ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự an tồn tại địa phương. Hoạt động giải quyết khiếu nại trong thời gian qua tại huyện cũng cịn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót như: cơng tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, gữa các ban ngành, đoàn thể với Mặt trận tổ quốc Việt Nam, giữa hai cấp huyện-xã chưa thật sự tốt, chưa đồng bộ; trong khi giải quyết khiếu nại một số cơ quan hành chính lại không tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính; một số nơi lại không tiến hành đối thoại trực tiếp với công dân trong quá trình giải quyết, khiến bức xúc, căng thẳng trong lịng dân khơng được tháo gỡ kịp thời.... Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị huyện, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của

tác giải quyết khiếu nại đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Thời gian tới để phát triển chung kinh tế - xã hội của huyện nhà và nâng cao chất lượng giải quyết công tác giải quyết khiếu nại hành chính tại huyện, An Lão cần phát huy những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời đề ra những giải pháp thích hợp khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác giải quyết khiếu nại trong thời gian tới. Từ thực tiễn giải quyết khiếu nại trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định, tác giả luận văn rút ra bài học kinh nghiệm và có giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác giải quyết khiếu nại của UBND huyện An Lão.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại hành chính từ thực tiễn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 44 - 48)