Giải pháp cải thiện giá cả

Một phần của tài liệu shl-coopmart (Trang 56 - 57)

Quá trình khảo sát, đa số khách hàng chỉ mới khá hài lòng về mức giá hàng hóa của siêu thị. Điều này cho thấy giá chƣa thực sự cạnh tranh và khách hàng còn đắn đo về giá cả hàng hóa và chất lƣợng chƣa tƣơng xứng lắm.

Ngắn hạn

Đầu tiên, siêu thị nên để bảng giá cho các mặt hàng rau củ. In các bảng giá lên những sản phẩm sơ chế đóng gói, bao bì để khách hàng có thể cảm thấy an tâm về giá cả sản phẩm tại siêu thị. Mặc dù giá tại siêu thị có thể hơi cao hơn so với ngoài các chợ, nhƣng khách hàng vẫn tin dùng và mua sắm tại siêu thị. Điều đó cho thấy khách hàng khá hài lòng về chất lƣợng sản phẩm và sẵn sàng chi một khoảng tiền cao hơn để mua sản phẩm tại siêu thị. Do đó, việc đảm bảo nguồn cung từ các nông dân, nhà vƣờn có thể giảm bớt chi phí trung gian qua các thƣơng lái. Điều này cũng có thể giúp siêu thị cạnh tranh về giá so với các chợ, và hiển nhiên chiếm ƣu thế so với các siêu thị đối thủ khác.

Tiếp tục duy trì việc phân loại mức độ tín nhiệm đối với khách hàng để áp dụng những ƣu đãi về điều kiện thanh toán cho những khách hàng thân thiết.

Sử dụng chính sách định giá theo nhóm khách hàng: lâu năm, mới, thông thƣờng… để tạo mối quan hệ lâu dài và làm tăng mức độ trung thành của khách hàng với sản phẩm công ty.

Dài hạn

Để có một mức giá hợp lí và cạnh tranh, siêu thị nên cắt giảm những chi phí không cần thiết, tinh gọn bộ máy tổ chức, tinh gọn quy trình sản xuất.

Xây dựng chính sách giá linh hoạt và cạnh tranh để thu hút khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ. Giá cả là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Nếu đòi hỏi giá quá cao, doanh thu bán hàng sẽ giảm sút nhanh chóng, ngƣợc lại giá quá thấp có thể phƣơng hại đến hoạt động kinh doanh của siêu thị. Do vậy, để xây dựng mức giá hợp lý đòi hỏi siêu thị phải xem xét một cách toàn diện các nhân tố ảnh hƣởng đến giá bao gồm các nhân tố có thể kiểm soát đƣợc và các nhân tố không thể kiểm soát đƣợc. Các nhân tố có thể kiểm soát đƣợc bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh nhƣ chi phí vận chuyển, chi phí bán hàng, chi phí yểm trợ xúc tiến bán. Các nhân tố không kiểm soát đƣợc bao gồm quan hệ cung- cầu trên thị trƣờng, sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại và các đối thủ tiềm năng. Bên cạnh đó, công ty cần xác định rõ mục tiêu của chính sách giá cả.

Những biến động từ thị trƣờng nhƣ lạm phát, hay nông dân mất mùa khiến giá rau củ tăng cao, nhƣng siêu thị không nên tăng giá ngay theo thị trƣờng, mà nên có chiến lƣợc thay đổi giá từ từ. Điều này sẽ khiến khách hàng dễ chấp nhận hơn so với việc đột ngột tăng giá.

Thực hiện phong trào thi đua tiết kiệm chống lãng phí. Tiếp tục đẩy mạnh những quy định về thƣởng phạt trong quy chế lƣơng doanh thu cho từng bộ phận cũng nhƣ tăng cƣờng quản lý, tránh tình trạng mất mát hay hƣ hỏng các trang thiết bị của công ty.

Hơn thế nữa, vào dịp lễ Tết chình là thời điểm mà giá các mặt hàng thực phẩm gia tăng. Do đó trong giai đoạn này, siêu thị nên áp dụng chính sách bình ổn giá thay vì nâng cao và chạy theo giá cả thị trƣờng. Điều này sẽ làm mất lòng tin nơi khách hàng.

Một phần của tài liệu shl-coopmart (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w