Thời kỳ phát triển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung (1975–1985)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, thực tiễn thực hiện tại tỉnh quảng ninh (Trang 37 - 38)

Trải qua 21 năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước sau ngày thống nhất đất nước 1975, hậu quả chiến tranh để lại rất nặng nề, đặc biệt là có hàng triệu người thất nghiệp, hơn 20 vạn gái mại dâm cần cải tạo và bố trí việc làm tại các thành thị miền Nam. Còn ở miền Bắc, hầu hết các xí nghiệp trong các khu công nghiệp trọng điểm, hệ thống cầu đường giao thông bị tàn phá nặng nề. Trước tình hình đó, ngành lao động – thương binh đã tập trung vào giải quyết, sắp xếp việc làm cho NLĐ thất nghiệp tại các đô thị tại miền Nam sau chiến tranh, giúp nhiều người trở về quê cũ làm ăn, ổn định việc làm đời sống cho một số cán bộ từ miền Bắc tập kết trở về; sắp xếp việc làm cho bộ đội, thanh niên xung phong hoàn thành nghĩa vụ xuất ngũ. Động viên lực lượng lao động cả nước tham gia hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục lại cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình lớn tạo cơ sở vật chất, kĩ thuật cho cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chính sách phục vụ cho chủ trương phân bổ lại lao động và dân cư, đặc biệt điều lao động và dân cư từ vùng đồng bằng sông Hồng đông dân cư đi khai hoang và xây dựng các vùng kinh tế mới ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng song Cửu Long với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Trong những năm 80, nhiều chính sách lao động và dân cư, xây dựng các vùng kinh tế mới được bổ sung, sửa đổi như Nghị quyết 76/NQ-HĐBT ngày 27/3/1980, Quyết định 254/QĐ-CP ngày 10/6/1981 của Hội đồng Chính phủ đã có tác dụng rất lớn trong khuyến khích nhân dân khai hoang, xây dựng các vùng kinh tế mới, góp phần giải quyết việc làm, khai thác tiềm năng các vùng đất nước.

Vào đầu những năm 80, khi đất nước đang gặp khó khăn, tình trạng dư thừa lao động rất lớn, chủ trương đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài lần đầu tiên được triển khai mạnh mẽ ở nước ta. Đánh dấu thời kì này về lĩnh

vực hợp tác lao động phải kể đến Nghị quyết 46/NQ-CP ngày 11/2/1980 của Hội đồng Chính phủ “Về việc đưa công nhân và cán bộ đi bồi dưỡng nâng cao tay nghề và làm việc có thời hạn tại các nước XHCN”, Nghị quyết 236 ngày 29/11/1980 “Về việc hợp tác sử dụng lao động với các nước XHCN”. Chủ trương này đã đáp ứng một phần yêu cầu lao động của các nước anh em, giải quyết việc làm cho một bộ phận thanh niên, đồng thời thông qua hợp tác đào tạo được một đội ngũ lao động có tay nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước sau này.

Như vậy, sự hỗ trợ của nhà nước giai đoạn này là tạo việc làm chứ không phải hỗ trợ kinh phí cho lao động thất nghiệp. Mặc dù vậy, các nghị quyết nêu trên chính là các văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên của Việt Nam đặt nền móng cho sự hình thành pháp luật về BHTN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, thực tiễn thực hiện tại tỉnh quảng ninh (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)