Tại Việt Nam, pháp luật quy định rất chi tiết và cụ thể về vấn đề này. Trước đây, quy định về BHTN được nêu rõ tại Luật BHXH 2006. Tuy nhiên, sau lần sửa đổi gần nhất, vấn đề BHTN được tách ra và quy định tại Luật Việc làm năm 2013, không thuộc Luật BHXH như trước nữa. Theo Luật Việc làm thì đối tượng bắt buộc phải tham gia vào BHTN gồm có: Theo Điều 2 và Điều 3 Nghị định 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHTN thì đối tượng tham gia BHTN từ tháng 01/2009 đến 31/12/2014 bao gồm:
NLĐ tham gia BHTN là công dân Việt Nam giao kết các loại hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc sau đây với NSDLĐ:
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng;
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng;
- Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, kể cả những người được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của nhà nước trước ngày Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lí cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước.
Những người đang hưởng lương hưu hàng tháng, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng có giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với NSDLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHTN.
Theo Điều 43 Luật Việc Làm 2013 thì đối tượng bắt buộc tham gia BHTN từ tháng 01/01/2015 đến nay bao gồm:
-NLĐ phải tham gia BHTN khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau: (i) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; (ii) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; (iii) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp NLĐ giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động này thì NLĐ và NSDLĐ của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia BHTN.
Luật cũng quy định rõ ràng NLĐ theo quy định tại khoản trên, đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia BHTN.
NSDLĐ tham gia BHTN là các cơ quan, đơn vị, tổ chức, DN sau:
Điều 43 Luật Việc Làm 2013 quy định đối tượng bắt buộc tham gia BHTN từ tháng 01/01/2015 đến nay bao gồm: (i) NLĐ phải tham gia BHTN khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc là: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Trong trường hợp NLĐ giao kết và đang thực
hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì NLĐ và NSDLĐ của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia BHTN.
NLĐ theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia BHTN.
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân;
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội khác;
- DN thành lập, hoạt động theo Luật DN, Luật Đầu tư;
- Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
- Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho NLĐ;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Trước đây, theo quy định của Luật BHXH năm 2006, nếu DN có sử dụng dưới 10 NLĐ trở xuống thì không phải đóng BHTN. Số lao động này được tính bao gồm số lao động tham gia thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc có xác định thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên. Đối với các cơ quan quản lí nhà nước thì số lao động này được tính bao gồm cả số cán bộ, công chức đang làm việc tại cơ quan. Thời điểm tính số lao động hàng năm của các DN, cơ quan, tổ chức để thực hiện chính sách BHTN là ngày 01/01 hàng năm theo dương lịch. Trường hợp thời điểm khác trong năm mà NSDLĐ sử dụng mới có đủ số lao động thuộc đối tượng tham gia BHTN theo quy định (từ 10 người trở lên) thì thời điểm thực hiện chính sách BHTN của các DN, cơ quan, tổ chức được tính vào ngày 01 của tháng tiếp theo, tính theo dương lịch. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, có thể hiểu NLĐ có
hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc có từ đủ 12 tháng trở lên hoặc không xác định thời hạn nhưng phải đang làm việc cho NSDLĐ cũng thuộc đối tượng tham gia BHTN mới thực hiện đóng BHTN.
Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 01/01/2015 ngày Luật Việc làm 2013 có hiệu lực thi hành cho đến nay thì NSDLĐ phải tham gia BHTN cho NLĐ khi có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên mà không phân biệt DN đó sử dụng bao nhiêu lao động (miễn là có ký kết hợp đồng lao động- Hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng có xác định thời hạn, hợp đồng mùa vụ và thời hạn hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên thì bắt buộc phải tham gia BHTN (khoản 3 điều 43).
So sánh với phạm vi áp dụng các chế độ BHXH khác, có thể thấy phạm vi áp dụng BHTN hạn hẹp hơn, đặc biệt có căn cứ vào quy mô sử dụng lao động của NSDLĐ. Điều này, theo quan điểm của người viết, xuất phát từ thực tiễn lần đầu tiên tổ chức thực hiện, không thể ngay lập tực quy định phạm vi áp dụng rộng như các chế độ BHXH khác. Hơn nữa, pháp luật chưa trù liệu được hết những khó khăn trong quản lí và thực hiện nên cần có những bước đi thích hợp nhằm đảm bảo tính khả thi của quy định này. Khi điều kiện cho phép, đối tượng áp dụng BHTN sẽ được mở rộng cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Liên quan đến đối tượng và pháp luật BHTN, pháp luật cũng quy định về rủi ro trong BHTN. Rủi ro thuộc phạm vi BHTN là rủi ro ngành nghề, rủi ro việc làm. NLĐ tham gia BHTN bị mất việc sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu họ đáp ứng đủ các yêu cầu sau: (i) Đã đóng BHTN đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật; (ii) Đã đăng kí thất nghiệp với cơ quan lao động khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lam việc; (iii) Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng kí thất nghiệp.
Nghị định 100/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 127/2008/NĐ-CP có hướng dẫn cụ thể hơn về tháng đóng BHTN của NLĐ. Cụ thể, tháng đóng BHTN của NLĐ được tính nếu NSDLĐ và NLĐ đã đóng BHTN, NLĐ đã
thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc ít nhất 1 ngày trong tháng đó. Quy định trên đây của pháp luật Việt Nam về điều kiện hưởng BHTN cũng tương đương với các quốc gia khác. Ngoài ra, nhiều quốc gia cũng quy định thêm về điều kiện không có thu nhập trong thời gian hưởng trợ cấp nhằm đảm bảo ý nghĩa của trợ cấp.
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, Việt Nam chưa thể quy định được điều kiện này những khó khăn trong việc kiểm soát thu nhập của NLĐ. Trong tương lai, cần quy định thêm điều kiện này, nhằm đảm bảo mục đích, ý nghĩa của trợ cấp thất nghiệp.