3.3.1.1. Tăng cường công tác quản lý đối tượng và phát triển đối tượng tham gia BHTN
Trong hoạt động BHTN có hai nhóm đối tượng đó là, nhóm đối tượng tham gia BHTN và nhóm đối tượng thụ hưởng BHTN. Nhóm đối tượng tham gia BHTN bao gồm các DN, đơn vị sử dụng lao động và NLĐ. Vì vậy, để đảm bảo nguồn thu BHTN, BHXH Quảng Ninh cần phải nắm chắc số lượng các đơn vị tham gia BHTN do BHXH Quảng Ninh quản lý, những di biến động trên địa bàn và trong toàn quốc. Bên cạnh đó, phải có được những thông tin đầy đủ về tình hình sử dụng lao động tại các cơ quan, DN để xác định được nguồn thu đồng thời dự báo các khoản chi trong tương lai.
3.3.1.2. Tăng cường tổ chức đánh giá và phân loại
Tổ chức đánh giá, phân loại chất lượng nhân sự để xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ cho nhân sự thực hiện BHTN, bao gồm nghiệp vụ BHTN và các kỹ năng cần thiết khác. Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn bảo đảm tất cả nhân sự thực hiện BHTN được tuyển dụng dựa trên năng lực và kỹ năng phù hợp với việc triển khai chính sách thị trường lao động tích cực. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin
trong tuyển dụng và sử dụng nhân sự thực hiện BHTN.
Xây dựng nội dung chương trình và tổ chức đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng theo hình thức tập trung và trực tuyến. Nhân sự cần được tập huấn nghiệp vụ thường xuyên, đặc biệt khi có những thay đổi về chính sách, quy trình thực hiện. Chuẩn hóa đội ngũ nhân sự làm công tác dịch vụ việc làm thông qua sát hạch và cấp chứng nhận được hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm. Tiếp tục cải cách chế độ, chính sách sử dụng, thu hút, đãi ngộ, khen thưởng gắn với hiệu quả công việc nhằm bảo đảm sự công bằng, minh bạch quyền lợi phải gắn với trách nhiệm và sự cống hiến, tạo động lực cho nhân sự thực hiện chính sách BHTN.
3.3.1.3. Tăng cường đầu tư đồng bộ các trang bị máy móc thiết bị phục vụ công tác BHTN
Hiện nay, máy móc, thiết bị công nghệ thông tin đã được trang cấp tương đối đầy đủ nhưng chưa được đồng bộ, một số máy đã cũ nên khả năng đáp ứng công việc còn ở mức độ thấp; hệ thống mạng và máy tính của cấp tỉnh và cấp huyện chủ yếu do tự thiết lâp, tuy đã đáp ứng được yêu cầu về nghiệp vụ song vẫn còn thiết nhiều so với nhu cầu sử dụng. Do vậy, để công việc thực hiện có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của ngành giao cho, BHXH Quảng Ninh cần trang bị cho cán bộ công chức cơ quan nói chung và cán bộ làm công tác thu nói riêng máy móc thiết bị hiện đại, thay thế những máy móc cũ, làm việc không hiệu quả. Hoàn thiện phần mềm quản lý BHTN để thực hiện trên phạm vi cả nước, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan có liên quan.
3.3.1.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngành than
Hiện nay, số lao động trong các DN thường chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng số lao động trong các đơn vị tham gia đóng BHXH. Hàng tháng tình hình biến động về số lao động do chuyển đến, chuyển đi… thường gặp phải khó khăn do việc sắp xếp tiền lương cho NLĐ theo thang bảng lương do Nhà nước quy định thường không phù hợp với công việc được phân công, điều này làm ảnh hưởng đến quyền lợi cho NLĐ. Do vậy, định kỳ hàng tháng hoặc quý, BHXH Quảng Ninh cử cán bộ Phòng Kiểm tra
cùng với cán bộ chuyên quản của Phòng Thu xuống đơn vị để kiểm tra tình hình thực tế tại đơn vị, kiểm tra số lao động hiện có, rà soát lại tiền lương ghi trong hợp đồng lao động có đúng với tiền lương và số lao động đăng ký tham gia BHTN hay không.
Tăng cường kiểm tra, giám sát để việc giải quyết BHTN đúng quy định, đúng quy trình, không để sai sót. Nâng cao hiệu quả việc thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng. Tiến hành rà soát và tạm dừng đối với những trường hợp đang hưởng TCTN mà không thực hiện thông báo theo quy định.
Đôn đốc các đơn vị thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ, đúng quy định cho NLĐ. Hiện nay, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế dẫn đến nhiều đơn vị gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên việc chậm nộp BHXH, BHYT, BHTN.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về BHTN
Tăng cường công tác thông tin, truyền truyền về các chế độ, chính sách về BHTN với nhiều hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng nhằm nâng cao nhận thức về BHTN, nhất là NLĐ ở vùng sâu vùng xa, các DN vừa và nhỏ, viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Tiếp tục tổ chức các hội nghị tập huấn cho cán bộ thực hiện chính sách BHTN, cán bộ nhân sự tại các DN, tổ chức.
Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền với nhiều hình thức về chính sách BHTN cho NSDLĐ và NLĐ trên địa bàn tỉnh.
3.3.1.5. Đẩy mạnh hoạt động về cải cách hành chính
Một là, tiếp tục hoàn thiện các TTHC, cải thiện trong hoạt động về Thực hiện quy định BHTN trong lĩnh vực BHXH … là vấn đề được BHXH quyết liệt thực hiện. Cụ thể như cung cấp các dịch vụ công qua mạng điện tử ở cấp độ 4, tạo thực thi BHTN cho tỉnh Quảng Ninh thông thoáng, liên thông, một cửa hỗ trợ các thủ tục về BHXH đầu tư, đất đai, xây dựng… cho các cá nhân và tổ chức. Đồng thời, cần thiết thành lập Tổ công tác liên ngành tư vấn chính sách, hỗ trợ pháp lý, nắm bắt các vướng mắc trong cải cách TTHC trong lĩnh vực BHXH nhằm kịp thời đề xuất tháo gỡ; đồng thời, cung cấp công khai thông tin liên quan đến Thực hiện quy định BHTN trong lĩnh
vực BHXH … Qua đó, tạo niềm tin trong cộng đồng DN, người dân đối với hoạt động điều hành, cũng như định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, làm tiền đề cho các DN đầu tư kinh doanh hiệu quả.
Hai là, BHXH tỉnh Quảng Ninh cần chú trọng cải cách TTHC trong một số lĩnh vực về BHXH như BHYT, BHTN.... Trong từng lĩnh vực, BHXH cần tập trung cải cách về quy trình giải quyết hồ sơ, thủ tục, thời gian giải quyết, phí và lệ phí; cải tiến quy trình, hình thành quy chế phối hợp trong giải quyết các thủ tục, sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc, quy trình thẩm tra, thẩm định các hồ sơ, dự án theo tinh thần bảo đảm rõ ràng, công khai, kịp thời và hiệu quả. BHXH cần liên hệ với các đơn vị như Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Cục thuế, Kho bạc Nhà nước… xây dựng hệ thống trả lời tự động bằng bảng điện tử; ứng dụng các chương trình phần mềm vi tính để quản lý, theo dõi, giải quyết hồ sơ của tổ chức, công dân, mang lại những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả cung ứng dịch vụ công đảm bảo cho Thực hiện quy định BHTN trong lĩnh vực BHXH đạt hiệu quả cao.
Ba là, BHXH sẽ đẩy mạnh ứng dụng CNTT, xây dựng và hoàn thiện các phần mềm quy trình nghiệp vụ, chuẩn kết nối để tiếp nhận hồ sơ qua giao dịch điện tử của tất cả các TTHC thuộc lĩnh vực giải quyết của ngành theo quy định; tiếp tục hoàn thiện dữ liệu và nghiên cứu, triển khai cấp sổ BHXH, thẻ BHYT điện tử; hoàn thiện cấp sổ BHXH, BHYT theo mã số BHXH...