nghĩa (thời kì 1986 trở lại đây)
Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách vĩ mô để phát triển kinh tế nhiều thành phần: Chính sách đất đai, thuế, tài chính tiền tệ, tín dụng, tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế hộ gia đình, trang trại hộ gia đình, phát triển khu công nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế hộ gia đình, trang trại hộ gia đình, phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, sắp xếp lại DN nhà nước, phát triển DN vừa và nhỏ, khu vực phi kết cấu… tạo ra bầu không khí đầu tư lành mạnh cho toàn xã hội phát triển kinh tế, tạo mở việc làm, sử dụng tốt các tiềm năng lao động xã hội.
Năm 1994, Bộ luật lao động đầu tiên Việt Nam được ban hành (có hiệu lực từ ngày 0/01/1995. Bộ luật này là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất, đặt nền tảng vững chắc cho các quy định về BHTN.
Bộ luật Lao động năm 1994 cũng đã quy định cụ thể những chế độ liên quan tới lao động bị mất việc làm, cụ thể:
- Điều 17 quy định: Do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ làm cho NLĐ bị mất việc làm thường xuyên trong các DN từ một năm trở lên bị mất việc thì NSDLĐ phải có trách nhiệm đào tạo lại để họ có thể tiếp tục làm việc thì phải trợ cấp mất việc làm,
mỗi năm làm việc trả một tháng lương, thấp nhất là hai tháng lương.
- Điều 42 quy định: Đối với trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động đối với NLĐ đã làm việc thường xuyên trong DN, cơ quan tổ chức từ một năm trở lên NSDLĐ có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương (nếu có)
Đặc biệt, năm 2006, Quốc hội ban hành Luật BHXH lần đầu tiên quy định về chế độ BHTN cho NLĐ. Những nội dung về BHTN được quy định tại chương V Luật này bao gồm đối tượng hưởng BHTN, điều kiện hưởng BHTN, trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm… Quy định về BHTN chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2009. Từ đó đến nay, pháp luật về BHTN đã dần đi vào đời sống của NLĐ, góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ, ổn định cuộc sống của người thất nghiệp, đồng thời giúp họ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động. Bộ luật Lao động năm 2012 (có hiệu lực từ ngày 1/5/2013) cũng quy định theo hướng dẫn chiếu Luật BHXH năm 2006.
Để cụ thể hóa những quy định của Luật BHXH 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều về BHTN và sau đó là Nghị định 100/2012/NĐ-CP. Những văn bản này đã góp phần điều chỉnh các quan hệ về BHTN bằng các văn bản quy phạm pháp luật với những quy định rõ ràng.
Năm 2013, Quốc hội đã ban hành Luật việc làm năm 2013-QH13 quy định chính sách hỗ trợ tạo việc làm; thông tin thị trường lao động; đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; tổ chức, hoạt động dịch vụ việc làm; BHTN và quản lý nhà nước về việc làm.
Để cụ thể hóa Luật Việc Làm năm 2013, ngày 12/03/2015 Chính phủ ban hành Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về BHTN, ngày 31/07/2015 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Điều 52 Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP. Tóm lại, sự hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về BHTN đã trải quan và cọ xát với những biến động của xã hội Việt
Nam qua từng giai đoạn và từng bước, phù hợp với yêu cầu điều chỉnh pháp luật về BHTN. Phần dưới đây mục 2.2 sẽ phân tích thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về BHTN.