Các kiến nghị khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, thực tiễn thực hiện tại tỉnh quảng ninh (Trang 84 - 94)

3.3.3.1. Đối với doanh nghiệp và người lao động

Một số ít các DN chưa nhận thức đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm của mình về BHTN, do đó còn xảy ra tình trạng DN chậm đóng và nợ đọng BHXH, BHTN nên không chốt được sổ BHXH gây ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ, ảnh hưởng đến công tác thực về việc hiện chính sách BHTN.

Nhận thức của NLĐ, NSDLĐ chưa đầy đủ về Luật Việc làm nên vẫn còn một số trường hợp không khai báo hoặc khai báo không trung thực đã có việc làm mới để hưởng trợ cấp thất nghiệp

Việc kết nối liên thông giữa cơ sở dữ liệu của Trung tâm Dịch vụ việc làm với

cơ quan BHXH chưa được thực hiện. Do vậy, việc quản lý NLĐ trong quá trình hưởng các chế độ BHTN thủ công, do đó vẫn còn tình trạng NLĐ đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng vẫn hưởng trợ cấp BHTN, mất nhiều thời gian trong quá trình tổ chức thực hiện.

Do số lượng người hưởng TCTN ngày càng nhiều, thời hạn chi trả cho NLĐ trong 5 ngày kể từ ngày nhận quyết định của Sở Lao động - TB&XH trong đó cán bộ BHXH được xử lý trong 02 ngày đòi hỏi thời gian giải quyết hồ sơ phải nhanh hơn, gây áp lực công việc rất lớn cho cơ quan BHXH.

Việc theo dõi quá trình hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của NLĐ rất khó khăn, phức tạp do trên cùng một hồ sơ hưởng nhưng có nhiều quyết định (quyết định hưởng hằng tháng, tháng sau có quyết định tạm dừng, tháng tiếp theo lại có quyết định tiếp tục hưởng …).

Chưa liên thông được dữ liệu chi BHTN và thu BHXH để kiểm tra, rà soát, phát hiện các trường hợp hưởng BHTN nhưng vẫn báo tăng lao động ở các cơ quan, đơn vị nhất là trường hợp truy thu cộng nối thời gian tham gia BHXH. Người viết đề xuất một số kiến nghị sau:

- Đề nghị kết nối cơ sở dữ liệu tham gia đóng BHXH của cơ quan BHXH với phần mềm giải quyết hưởng BHTN của ngành LĐ-TB&XH nhằm tăng cường chia sẻ cơ sở dữ liệu thông tin quá trình đóng, hưởng BHTN giữa 2 cơ quan để thuận tiện trong việc tiếp nhận, giải quyết, chi trả các chế độ BHTN và bảo lưu thời gian tham gia BHTN, tránh trục lợi quỹ BHTN.

- Đề nghị Bộ LĐ - TB&XH và BHXH Việt Nam thiết lập Kho dữ liệu thu hồi trợ cấp thất nghiệp chung trong toàn quốc để các tỉnh tra cứu thu hồi số tiền trợ cấp thất nghiệp hưởng sai qui định trước khi chốt bảo lưu thời gian tham gia BHTN hoặc giải quyết các chế độ BHTN nhất là chế độ một lần để phối hợp thu hồi nộp vào quỹ BHTN.

- Đề nghị Cục Việc làm sớm phát hành sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ về BHTN theo Luật Việc làm, Nghị định số 28/2015/NĐ-CP và Thông tư

28/2015/TT-BLĐTBXH.

- Quy định cụ thể về việc:

+ Thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp (đối với trường hợp không khai báo việc làm mới để hưởng trợ cấp thất nghiệp sai qui định).

+ Không thực hiện bảo lưu thời gian đóng BHTN đối với những người khai báo không trung thực tình trạng việc làm.

3.3.3.2. Đề xuất quy định cần bổ sung

1.1. Tại điểm b Khoản 2 Điều 12: “Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị.”

Tại Khoản 5 Điều 32 của Bộ Luật lao động năm 2012 về thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động, cụ thể: “Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận”.

Hiện nay ở Quảng Ninh có nhiều trường hợp người lao động xuất trình giấy tờ chứng minh đã thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng như: Quyết định tạm hoãn HĐLĐ/HĐLV; Quyết định nghỉ việc không hưởng lương không tham gia BHXH, BHTN; Đơn xin nghỉ không lương, không tham gia BHXH, BHTN của người lao động và đã được NSDLĐ ký đồng ý… Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên mỗi tỉnh giải quyết một khác nhau, không đồng nhất.

NLĐ có quyết định tạm hoãn HĐLĐ/HĐLV chưa được cơ quan BHXH xác nhận trên sổ BHXH.

Đề nghị hướng dẫn cụ thể để các tỉnh thống nhất thực hiện.

1.2. Tại Khoản 5 Điều 21: “Người lao động bị chấm dứt hưởng TCTN thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n Khoản 1 Điều này thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian còn lại mà người lao động chưa nhận trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng TCTN cho lần hưởng TCTN theo quy định.”

Điều này chưa nói rõ các điểm còn lại được bảo lưu hay không được bảo lưu. (Trong đó có điểm i-Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp)

Đề nghị hướng dẫn cụ thể để các tỉnh thống nhất thực hiện.

1.3. Các quy định chưa có trong Luật và Nghị định 28/2015/NĐ-CP:

- Bảo lưu thời gian đóng BHTN đối với những trường hợp đóng trùng BHTN thời gian từ năm 2014 trở về trước:

Hiện nay, có nhiều NLĐ đến Trung tâm nộp hồ sơ hưởng TCTN lần thứ 2 thì phát hiện NLĐ đóng trùng BHXH, BHTN từ những năm 2012, 2013, 2014. Cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Người lao động có việc làm và đóng BHTN trước thời gian hưởng TCTN.

Trường hợp 2: NLĐ đang trong thời gian hưởng TCTN, có việc làm mới, tiếp tục tham gia BHXH, BHTN tại công ty mới nhưng không thông báo với Trung tâm.

Đề nghị có các biện pháp xử lý đối với các trường hợp nêu trên.

- Chưa có quy định thời gian lưu trữ hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp, quy trình hủy hồ sơ hết hạn lưu trữ, vì hiện nay hồ sơ BHTN đã lưu trữ 9 năm, rất khó khăn trong việc quản lý, lưu trữ...

2. Quyết định 77/2014/QĐ-TTg ngày 24/12/2014.

Với mức hỗ trợ học nghề đối với lao động thất nghiệp theo Quyết định 77/2014/QĐ-TTg ngày 24/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức hỗ trợ học nghề đối với NLĐ hưởng TCTN hiện nay hoàn toàn có thể học được một số nghề sơ cấp để có thể tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm. Tuy nhiên, đây chỉ là chi phí học nghề đối với các nghề đơn giản như dạy nấu ăn, sửa chữa điện dân dụng... các nghề có trình độ cao như học lái xe ô tô, sửa chữa ô tô, điện tử …có mức học phí cao hơn so với mức hỗ trợ học nghề thì lao động phải tự chi trả và thêm vào đó người thất nghiệp học nghề chưa được hỗ trợ tiền ăn ở, tiền đi lại trong quá trình học nghề dẫn đến khó khăn trong việc

tham gia học nghề.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung: Để khuyến khích NLĐ tham gia học nghề, đề nghị tăng mức hỗ trợ học nghề, bổ sung tiền ăn ở, đi lại cho lao động.

Trên đây là tổng kết, đánh giá, tham gia những nội dung cần sửa đổi, hướng sửa đổi các quy định của Nghị định và Quyết định về tình hình thực hiện chính sách BHTN, Sở LĐ - TB&XH Quảng Ninh báo cáo Cục Việc làm để tổng hợp./.

Kết luận chương 3

Để công tác thực hiện quy định BHTN trong lĩnh vực BHXH địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt kết quả tốt, nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đã xây dựng một số giải pháp. Giải pháp cơ bản nhất là các cấp có thẩm quyền cần ban hành chủ trương đường lối, tăng cường sự lãnh đạo và phát huy năng lực của các chủ thể có liên quan trong công tác Thực hiện quy định BHTN trong lĩnh vực BHXH nói chung. Một số giải pháp quan trọng khác như tăng cường công tác hướng dẫn, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện các Thực hiện quy định BHTN tại trong lĩnh vực BHXH, đầu tư cơ sở vật chất, các yếu tố tác động, quan tâm đến công tác đào tạo tại các BHXH địa phương. Hi vọng những giải pháp trên sẽ góp phần khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện quy định BHTN trong lĩnh vực BHXH nói riêng và cả nước nói chung.

KẾT LUẬN

Hoạt động thực hiện quy định BHTN, lĩnh vực này là một trong những lĩnh vực quan trọng trong hệ thống pháp luật nước ta. Đồng thời có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật, đáp ứng với chương trình cải cách tư pháp trong tình hình mới. Pháp luật – công cụ quản lý xã hội của nhà nước cũng phát huy tốt ý nghĩa của mình trong việc thực hiện quy định BHTN trong vấn đề này. Nhìn chung các quy định về BHTN cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định tương đối đầy đủ, hợp lý những vấn đề cần thiết, là cơ sở pháp lý quan trọng để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về Thực hiện quy định BHTN. Tuy nhiên, trong thực tế, khi triển khai, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các quy định Thực hiện quy định BHTN chưa thực sự được áp dụng phổ biến, nhiều vi phạm về vấn đề này đã có những tác động không nhỏ đến cộng đồng, đồng thời những ảnh hưởng của các hành vi đó mang tính chất lâu dài, nghiêm trọng và khó khắc phục về tình trạng ban đầu. Do đó, các cơ quan chức năng cần có những biện pháp hữu hiệu để thực hiện có hiệu quả những quy định của pháp luật về vấn đề này một cách chính xác các quyền lợi mà pháp luật đã trao. Với đề tài “Pháp luật về BHTN và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Ninh.”, luận văn đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau:

- Luận văn đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về BHTN làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, phân tích thực trạng BHTN của BHXH tỉnh Quảng Ninh trong những năm đầu thực hiện, đồng thời làm căn cứ cho những đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác thu BHTN.

- Dựa vào nghiên cứu thực trạng BHTN tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua, luận văn đã đi vào đánh giá, phân tích những kết quả đạt được cũng như những tồn tại. Thông qua đó xây dựng cơ sở thực tiễn cho những đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác BHTN tỉnh Quảng Ninh trong những năm tới.

- Dựa trên những luận cứ khoa học, kết quả nghiên cứu thực tiễn, luận văn tập trung nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp chủ yếu, có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện chính sách về BHTN.

Với những nội dung nghiên cứu của luận văn, em hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm việc hoàn thiện chính sách về BHTN. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, nhất là hạn chế về trình độ và kinh nghiệm nghiên cứu, luận văn không thể tránh khỏi những sai sót, bất cập. Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn và có giá trị vận dụng cao hơn trong thực tiễn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ước số 102 (năm 1952) của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về các quy phạm an toàn xã hội.

2. Nguyễn Huy Ban (2004), Nghiên cứu những nội dung cơ bản của BHTN hiện đại. Vấn đề lựa chọn hình thức trợ cấp thất nghiệp ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp bộ.

3. BHXH Việt Nam (2017) Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về quy trình thu BHXH, bảo hiểm y tế, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế

4. Chính Phủ (2014) Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

5. Chính Phủ (2018) Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế, có hiệu lực thi hành từ 01/12/2018.

6. Chính Phủ (2011) Nghị quyết số: 30c/NQ-CP, ngày 08 tháng 11 năm 2011 về ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 -2020;

7. Chính phủ (2018) Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH ngày 23/5/2018

8. Chính phủ (2008) Nghị quyết số 36a /NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử; hoàn thành thu thập, nhập thông tin và thực hiện rà soát, chuẩn hóa dữ liệu hộ gia đình tham gia BHYT theo quy định của Luật BHYT;

9. Chính phủ (2016) Nghị định số21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/21016 của Chính phủ quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT của cơ quan BHXH.

10.Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, Hà Nội.

11.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội.

12.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội.

13.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016.

14.Đảng bộ Thành phố Cẩm Phả (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ X. 15.Nguyễn Văn Định (2008) Giáo trình an sinh xã hội, Nxb Đại học kinh tế quốc

dân.

16. Phạm Thái Hà (2018) “Kinh nghiệm quốc tế về triển khai bảo hiểm thất nghiệp và những gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí điện tử Tài Chính, , (07/04/2018).

17.Hội đồng chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa (2011) Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb Từ Điển bách khoa.

18.Nguyễn Thị Hồng (2015) Hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Đại học Lao Động và Xã hội. 19.Lê Ngọc Hùng (2015) Lịch sử và lý thuyết Xã hội học, Nxb Đại học quốc gia

Hà Nội.

20.Phạm Thái Hà (2018) “Kinh nghiệm quốc tế về triển khai BHTN và những gợi ý cho Việt Nam” Hà Nội.

21.Lê Minh Lý (2013) “Thực trạng, giải pháp phòng chống lạm dụng quỹ BHTN trên địa bàn tỉnh Bình Dương”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội , (24/01/2013). 22.Nguyễn Thị Mơ, 2005, Giáo trình pháp lý đại cương, NXB giáo dục, HN 2005 23.Trịnh thị Kim Ngọc (2014) Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(80) -

2014

24.BHXH tỉnh Quảng Ninh (2015-2018) Báo cáo tổng kết năm 2015-2018, Quảng Ninh.

25.Nguyễn Mai Phương (2014) Chế độ bảo hiểm ở Trung Quốc từ năm 1992 đến nay, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội. 26.Ngô Thu Phương, Luận văn thạc sĩ luật học “BHTN trong luật BHXH ở Việt

Nam – Thực trạng và giải pháp” (2014) Luận văn thạc sỹ kinh tế, khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

27.Quốc Hội (2014) Luật BHYT số 46/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT 2008, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015

28.Quốc Hội (2015) Bộ Luật hình sự số 100/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 127/11/2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016

29.Quốc hội (2015) Luật việc làm 2015, NXB Tư pháp.

30.Bùi Ngọc Thanh (2013) “Một số giải pháp góp phần hoàn thiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp” ,Cổng thông tin điện tử Bộ LĐ TB-XH, (16-04- 2013). 31. Lê Thị Hoài Thu (2005) Luận án tiến sĩ luật học “Chế độ BHTN trong nền

kinh tế thị trường ở Việt Nam” (2005), Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, thực tiễn thực hiện tại tỉnh quảng ninh (Trang 84 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)