Hành vi và tổn thất do gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp cải thiện hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng TMCP hàng hải việt (Trang 41 - 45)

Bank

Giai đoạn 2012-2017 là giai đoạn mà tăng trưởng tín dụng tại Maritime Bank tương đối tốt, đặc biệt khởi sắc với hoạt động tín dụng cho các đối tượng khách hàng cộng đồng (là đối tượng khách hàng từ ngân hàng được sáp nhập MDB, các đối tượng khách hàng này chủ yếu là tiểu thương, hộ nông dân) và khách hàng tổ chức lớn (đặc biệt là khách hàng có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI). Các hoạt động tín dụng với khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được duy trì ổn định.

Về tình hình gian lận trong nghiệp vụ tín dụng, con số thống kê từ Phòng Quản lý rủi ro hoạt động, Khối Quản lý rủi ro trong giai đoạn từ 2012 đến 2017 chỉ ra các dữ liệu quan trọng như sau:

Bảng 2.1. Thống kê các vụ gian lận bên ngoài trong nghiệp vụ tín dụng tại Maritime Bank từ 2012 đến 2017

Thủ đoạn, hành vi

gian lận Giai đoạn 2012-2014 Giai đoạn 2015-2017

Số vụ được phát hiện Tổn thất thực (Triệu đồng) được phát Số vụ hiện Tổn thất thực (Triệu đồng) Khách hàng giả hồ sơ nhân

thân, chữ ký

378 679,4 882 1019

Sao kê, Hợp đồng lao động giả mạo

104 589,84 184 749,84

Khách hàng cung cấp thông tin sai, giả mạo khác

34 300,48 86 638,52

Giả thông tin báo cáo tài chính

10 - 40 -

Gian lận bên ngoài khác 6 310,5 9 394,8

Làm giả bảo lãnh 3 - 3 -

Tổng 535 1880,22 1204 2802,16

Như vậy ta thấy rằng, trong hoạt động tín dụng của mình, Maritime Bank phải đối mặt thường xuyên với các gian lận từ bên ngoài, thủ đoạn được phát hiện nhiều nhất đó là khách hàng giả mạo thông tin nhân thân (như che dấu chứng minh cũ có nợ xấu), giả thông tin tài chính bằng cách làm giả hoặc sửa xóa sao kê, hợp đồng lao động, cung cấp các thông tin giả mạo như thông tin của người liên quan, thông tin về nhân thân khác. Sự gia tăng số vụ và số tiền qua 2 giai đoạn trước và sau khi triển khai phòng chống gian lận tập trung có thể cho rằng gian lận tăng lên, tuy nhiên về bản chất và nguyên nhân gốc rễ là do có sự thu thập dữ liệu tập trung khi triển khai phòng chống gian lận. Cũng không đủ căn cứ để cho rằng công tác phòng chống gian lận không hiệu quả khi gian lận tăng lên bởi lẽ gian lận bên ngoài được phát hiện nhiều hơn có thể đến từ 2 nguyên nhân: một là tăng trưởng tín dụng đặc biệt là tín chấp hoặc hai là do nhân viên ngân hàng đã phát hiện gian lận tốt hơn. Số liệu trên chỉ là các con số đã được phát hiện và được báo cáo từ bộ phận thẩm định, phân tích của ngân hàng, điều này cho thấy con số thực tế mà các ngân hàng phải đối mặt còn lớn hơn như vậy. Điều trên là dễ hiểu bởi ngân hàng phục vụ hàng triệu khách hàng cá nhân, tổ chức và ngân hàng cũng là mục tiêu mà các đối tượng gian lận nhắm đến để chiếm đoạt tài sản bằng nhiều thủ đoạn trong đó có thủ đoạn giả thông tin vay vốn ngân hàng sau đó chiếm đoạt, để lại các khoản nợ xấu cho ngân hàng. Con số trên cũng cho thấy khả năng phát hiện gian lận của Maritime Bank là tương đối tốt, mặc dù vẫn gây ra thiệt hại tài chính cho ngân hàng nhưng ở mức độ có kiểm soát. Các cán bộ thẩm định thường dựa vào các dấu hiệu sửa xóa trên hồ sơ và đi thẩm định trực tiếp hoặc gọi điện thoại cho những người liên quan để phát hiện được các dấu hiệu và thủ đoạn gian lận này.

Bảng 2.2. Thống kê các vụ gian lận nội bộ trong nghiệp vụ tín dụng tại Maritime Bank từ 2012 đến 2017

Thủ đoạn, hành vi gian lận

Giai đoạn 2012-2014 Giai đoạn 2015-2017

Số vụ Tổn thất thực

(triệu đồng)

Số vụ Tổn thất thực

(triệu đồng)

Chiếm đoạt tiền thu nợ

10 1.813,096 18 2.865

Đơn vị kinh doanh thông đồng với Khách hàng lập khống hồ sơ

8 1.423,6 16 3.928,3

Nhận bồi dưỡng của khách hàng

3 20,4 5 60

Gian lận nội bộ khác 1 200 4 940,2

Cán bộ nhân viên sửa thông tin, hồ sơ vay của khách hàng

1 - 2 -

Định giá sai tài sản 0 - 1 -

Tổng 23 3.457,096 46 7.793,5

Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro hoạt động Maritime Bank

Hình 2.5. Bức tranh gian lận nội bộ nghiệp vụ tín dụng của Maritime Bank

Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro hoạt động Maritime Bank

Nhận bồi dưỡng Lập khống hồ sơ

Chiếm đoạt tiền thu nợ

Cũng giống như gian lận bên ngoài, gian lận nội bộ cũng có xu hướng gia tăng cả về số lượng và thiệt hại tài chính do có sự tập trung về mặt dữ liệu sau khi triển khai phòng chống gian lận tập trung. Trong nghiệp vụ tín dụng xảy ra ít hơn rất nhiều so với gian lận bên ngoài nhưng gây ra thiệt hại thực tế lớn hơn. Lý giải cho nguyên nhân này là do hành vi gian lận bên ngoài khi được phát hiện sớm thì thường không gây ra thiệt hại lớn cho ngân hàng, cùng với đó hành vi gian lận nội bộ của cán bộ nhân viên một khi được thực hiện thì con số thiệt hại thường khá lớn bởi cán bộ ngân hàng hiểu rõ về quy trình và hệ thống của ngân hàng nên thường chiếm đoạt số tiền lớn hoặc áp dụng cùng một thủ đoạn với nhiều khách hàng khác nhau.

Tại Maritime Bank có một loại gian lận nội bộ rất đặc trưng mà các ngân hàng khác không có, đó là loại gian lận chiếm đoạt tiền thu nợ của khách hàng. Sở dĩ có loại rủi ro này tại Maritime Bank nhiều như vậy là do ngân hàng áp dụng quy trình thu nợ tại chỗ đối với phần lớn các khách hàng của ngân hàng cộng đồng. Các khách hàng tiểu thương thường có nhân viên thu nợ của ngân hàng đến tại chỗ khách hàng để thu nợ hàng ngày hoặc hàng tuần thay vì hàng tháng khách hàng tự ra quầy nộp như các khách hàng cá nhân thông thường, đồng thời con số các khách hàng tiểu thương là rất lớn. Chính vì vậy, xảy ra nhiều vụ cán bộ thu nợ lấy tiền thu nợ của các khách hàng trong thời gian dài mà không bị phát hiện, họ thường tráo đổi số tiền của các khách hàng nộp tiền trả nợ tốt để thanh toán cho các khách hàng đến hạn. Hành vi gối đầu các khoản nợ của hàng trăm khách hàng trong thời gian dài gây khó khăn cho việc phát hiện gian lận của ngân hàng nên thường dẫn đến các thiệt hại đáng kể dù ngân hàng đã áp dụng hệ thống thu nợ qua điện thoại để quản lý. Các nhân viên lợi dụng chính sách ngân hàng thường là vì họ khó khăn trong tài chính do các hành vi sai trái như lô đề, chơi hụi, cá độ…nên thường không còn khả năng thanh toán đầy đủ cho ngân hàng sau khi bị phát hiện.

Hành vi gian lận nội bộ khác cũng gây tổn thất lớn và hay xảy ra đó là sự thông đồng của nhân viên ngân hàng trong việc lập khống hồ sơ hoặc cố tình che đậy hồ sơ giả mạo của khách hàng. Lý do khác cũng rất hay gặp là do nhân viên đã nhận bồi dưỡng của khách hàng hoặc cho chủ quan dẫn đến không thẩm định thực tế

khách hàng nên không phát hiện được gian lận. Việc xác định hành vi của cán bộ là gian lận hay chỉ là vi phạm quy trình, quy định được căn cứ vào việc cán bộ có chủ đích và có được hưởng lợi từ hành vi đó hay không từ đó các biện pháp xử lý về xử lý kỷ luật và bồi thường thiệt hại cũng khác nhau. Số tiền thiệt hại thực trong bảng số liệu trên được xác định dựa trên số tiền thực mất của ngân hàng, nếu khách hàng gian lận hoặc nhân viên thông đồng nhưng khách hàng vẫn trả nợ bình thường hoặc trả chậm nhưng vẫn trả nợ thì chưa tính vào tổn thất thực mà được xem xét dưới dạng suýt mất hay nguy cơ tổn thất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp cải thiện hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng TMCP hàng hải việt (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)