Đánh giá tình hình gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Maritime

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp cải thiện hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng TMCP hàng hải việt (Trang 45 - 52)

Bank

Như trình bày trong chương I, mọi tổ chức tín dụng đều phải đối mặt với rủi ro gian lận trong hầu hết các nghiệp vụ của mình. Trong nghiệp vụ tín dụng của các ngân hàng tại Việt Nam, gian lận xuất hiện với nhiều hành vi khác nhau dù là nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, chiết khấu hay bao thanh toán. Hiện độ phủ của thông tin tín dụng tại Việt Nam còn hẹp, chính vì vậy các tổ chức tín dụng gặp nhiều rủi ro khi cho vay, đặc biệt tình trạng gian lận và đánh cắp thông tin người khác để đi vay tiêu dùng rất phổ biến. Các ngân hàng thường sẽ không công bố số liệu hay các vụ việc gian lận mà thường che dấu để tránh ảnh hưởng đến uy tín ngân hàng. Chỉ các sự vụ nghiêm trọng, có sự can thiệp của các cơ quan chức năng hoặc cơ quan báo chí thì các ngân hàng mới buộc phải công bố. Tuy nhiên, việc liên tục tăng cường công tác phòng chống gian lận cho thấy các ngân hàng đã nhìn nhận gian lận là loại rủi ro lớn, đe dọa ảnh hưởng đến tài chính và uy tín của các ngân hàng, các ngân hàng cần tập trung nguồn lực cho phòng chống gian lận nói chung và gian lận tín dụng nói riêng. Dưới đây là bảng tổng hợp các vụ gian lận tín dụng điển hình tại các Ngân hàng tại Việt Nam.

Bảng 2.3: Một số hành vi gian lận điển hình trong nghiệp vụ tín dụng tại các TCTD tại Việt Nam

Nguồn: Tự tổng hợp

Thủ đoạn Tên vụ án Chi tiết thủ đoạn

Đòi hối lộ và hoa hồng

Vụ án Đoàn Tiến Dũng, Giám đốc BIDV Hải Phòng

Chỉ đạo cấp dưới gây khó khăn trong việc mua bán tài sản thế chấp và giải ngân để đòi hối lộ 6 tỷ đồng. Thông đồng với Khách hàng lừa đảo ngân hàng Vụ án Đỗ Đức Hưng, Giám đốc Chi Nhánh Agribank Hồng Hà Ký phát hành 22 bảo lãnh tổng 672 tỷ đồng mà không có hồ sơ bảo lãnh, không hạch toán trên sổ sách. Cố tình thẩm

định TSBĐ KH không chính xác

Vụ án Lưu Việt Bắc Cố tình định giá tài sản bảo đảm từ 9.7 tr/m2 thành 46 tr/m2.

Cố tình quản lý lỏng lẻo sau giải ngân

Vụ Công ty Phú Mỹ Hà - Không kiểm kê thực tế kho hàng TSBĐ:

- Tại kho Chương Mỹ 5.500 tấn chỉ có 1.500 tấn sắn khô

- Tại kho Phú lợi 13.200 tấn chỉ có 10.000 tấn KH làm giả giấy tờ để vay Ngân hàng Vụ án Đồng Thị Bích Hồng

Lập khống 15 hóa đơn giá trị gia tăng trị giá gần 30 tỷ làm đảm bảo để ACB Hà Nội giải ngân 10.5 tỷ đồng

Lập phương án kinh doanh giả để vay vốn

Vụ án Phạm Minh Quốc Đăng, Minh Khôi lập 3 doanh nghiệp lừa ngân hàng

- Thành lập 1 lúc nhiều doanh nghiệp

- Xuất hóa đơn bán hàng hóa cho nhau, nhưng chỉ xuất hóa đơn mà không có hàng thật

- Dùng 1 Doanh nghiệp đứng ra vay vốn

- Sử dụng TSBĐ bên thứ 3, sau khi vay được vốn thì bỏ mặc ngân hàng và bên thứ 3

- Sau khi vay được tiền bán hết hàng hóa và TSBĐ

Gian dối về TSBĐ

Vụ án xí nghiệp kim khí số 2

- Biến tài sản người khác thành tài sản của mình, 1 tài sản thành nhiều tài sản

- Thành lập nhiều doanh nghiệp - Khai khống, nâng số lượng tài

Tổng hợp từ các hành vi và vụ việc gian lận điển hình của các TCTD tại Việt Nam trong thời gian vừa qua cho thấy gian lận xảy ra ở mọi ngân hàng, dù ngân hàng thuộc hàng đầu Việt Nam hay ngân hàng có quy mô nhỏ. Tổn thất từ các vụ gian lận có thể là lớn hoặc rất lớn và xảy ra ở hầu hết các khâu trong quy trình cấp tín dụng. Tín dụng tại Việt Nam đang tăng trưởng, các TCTD nỗ lực mở rộng thị trường, mở rộng đối tượng khách hàng và có thêm nhiều sản phẩm tín dụng để phù hợp với nhu cầu thị trường, vì vậy gia tăng gian lận nội bộ và bên ngoài là xu hướng tất yếu đối với các ngân hàng tại Việt Nam.

Căn cứ thống kê gian lận ở nội dung trên cho thấy xu hướng gian lận nội bộ và bên ngoài tại Maritime Bank có sự gia tăng cả về số lượng và thiệt hại. Tuy nhiên dữ liệu gia tăng này lại bị ảnh hưởng lớn bởi có sự thu thập, tổng hợp tập trung về gian lận ở giai đoạn sau. Vì vậy, cần có sự đánh giá thêm mang tính định tính về chất lượng và hiệu quả của công tác phòng chống gian lận tại Maritime Bank. Việc phát hiện và báo cáo rủi ro gian lận nhiều hơn vừa cho thấy mức độ gian lận trong ngân hàng gia tăng nhưng ở khía cạnh tích cực khác cho thấy nhận thức và khả năng phát hiện gian lận của nhân viên ngân hàng cũng dần tốt lên.

Người viết tiến hành khảo sát, phỏng vấn 40 nhân sự đang công tác tại các ngân hàng Việt Nam (Maritime Bank, Techcombank, VIB, Vietcombank, BIDV, Vietbank, LienvietPostbank, Vietinbank, Agribank) về hiểu biết của họ với công tác phòng chống gian lận theo bảng câu hỏi như bên dưới. Những người tham gia bao gồm cả nhân sự mới, nhân sự có kinh nghiệm ngân hàng, nhân sự có kinh nghiệm về quản lý rủi ro và phòng chống gian lận, đồng thời gồm cả những nhân viên và cán bộ lãnh đạo để cho cái nhìn khái quát nhất về tình hình gian lận tại các Ngân hàng, từ đó so sánh và đánh giá tình hình, mức độ gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Maritime Bank. Kết quả khảo sát cũng là dữ liệu để người viết sử dụng phân tích, tổng hợp và đưa ra các khuyến nghị, ý kiến cho Maritime Bank trong chương 3 của luận văn này.

Bảng câu hỏi khảo sát gồm 18 câu hỏi được đăng tải và tổng hợp dữ liệu trên Driver google, sau đó phân tích các dữ liệu thu thập được từ các kết quả trả về để đưa ra những nhận xét khái quát về công tác phòng chống gian lận tín dụng tại các

ngân hàng khác. Bảng dưới đây là câu hỏi và tỷ lệ người được hỏi chọn các đáp án tương ứng.

Bảng 2.4. Bảng câu hỏi và kết quả trả lời khảo sát phòng chống gian lận tại các ngân hàng

1. Nghiệp vụ chính bạn đang làm tại ngân hàng là gì

a. Tín dụng (12/40 người được hỏi lựa chọn) b. Kế toán/Dịch vụ khách hàng (12/40) c. Quản trị rủi ro (12/40)

d. Nhân sự e. Khác (4/12)

2. Chức vụ hiện tại

a. Nhân viên/chuyên viên (28/40) b. Quản lý (12/40)

3. Số năm kinh nghiệm ngân hàng?

a. Dưới 1 năm (12/40) b. 1 đến 3 năm (20/40) c. Trên 3 năm (8/40)

4. Ngân hàng bạn thuộc loại hình gì?

a. TMCP (32/40)

b. TMCP vốn nhà nước là chủ yếu -big 4 (8/40)

5. Bạn có từng tham gia nghiên cứu, đào tạo hoặc xây dựng chính sách, thu thập báo cáo liên quan đến phòng chống gian lận trong ngân hàng không?

a. Có (16/40) b. không (24/40)

6. Bạn mong đợi điều gì nhất từ hiệu quả hệ thống phòng chống gian lận của ngân hàng bạn?

a. Giảm tổn thất tài chính (40/40) b. Yên tâm thực hiện nghiệp vụ

c. Tuân thủ các quy định của NHNN và tiêu chuẩn quốc tế

sẽ nhƣ thế nào?

a. Ngày càng gia tăng, ngày càng tinh vi và phức tạp (40/40) b. Giảm

c. Không đổi

8. Theo bạn gian lận trong nghiệp vụ gì tại ngân hàng là xảy ra nhiều nhất?

a. Tín dụng (40/40) b. Thanh toán, ngân quỹ c. Thẻ

d. Công nghệ thông tin

9. Theo bạn gian lận trong nghiệp vụ gì gây ra hoặc có nguy cơ gây ra tổn thất nhiều nhất cho ngân hàng bạn?

a. Tín dụng (20/40)

b. Thanh toán, ngân quỹ (16/40) c. Thẻ (3/40)

d. Công nghệ thông tin (1/40)

10. Trong nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng bạn, hành vi gian lận nào xảy ra nhiều nhất?

a. Gian lận nội bộ (40/40) b. Gian lận bên ngoài

11. Trong nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng bạn, hành vi gian lận nào gây ra tổn thất nhiều nhất?

a. Gian lận nội bộ (40/40) b. Gian lận bên ngoài

12. Gian lận nội bộ trong nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng bạn, hành vi nào xảy ra nhiều nhất?

a. Nhân viên nhận hối lộ, bồi dưỡng

b. Nhân viên cố tình giải ngân dù biết khách hàng không đủ điều kiện (20/40)

c. Nhân viên chiếm đoạt tiền giải ngân (10/40) d. Nhân viên chiếm đoạt tiền thu nợ

e. Nhân viên sửa xóa hồ sơ (10/40) f. Hành vi khác

13. Gian lận bên ngoài trong nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng bạn, hành vi nào xảy ra nhiều nhất?

a. Khách hàng giả hồ sơ nhân thân (10/40)

b. Khách hàng giả hồ sơ chứng minh thu nhập, báo cáo tài chính (30/40)

c. Cung cấp sai thông tin d. Gian lận khác

14. Điểm mạnh trong hệ thống phòng chống gian lận tại ngân hàng bạn là gì?

a. Chính sách, quy trình phòng chống gian lận (20/40) b. Công cụ phòng ngừa, phát hiện gian lận (16/40) c. Cách thức xử lý, giải quyết gian lận (4/40)

15. Theo bạn, Ban lãnh đạo ngân hàng bạn có quan tâm và đầu tƣ cho công tác phòng chống gian lận không?

a. Có, rất quan tâm và đầu tư thích đáng (30/40) b. Có quan tâm nhưng đầu tư chưa thích đáng (10/40) c. Không quan tâm

16. Bạn đã tham gia khóa đào tạo phòng chống gian lận nào chƣa?

a. Từng tham gia 1 khóa (16/40) b. Chưa từng tham gia (20/40) c. Tham gia nhiều hơn 1 khóa (4/40)

17. Ngân hàng bạn có truyền thông nhiều về phòng chống gian lận không?

a. Có, thường xuyên (30/40) b. Có nhưng ít (10/40) c. Không

18. Bạn đánh giá công tác phòng chống gian lận tại ngân hàng bạn ở trình độ nào?

a. Rất tốt và hiệu quả

b. Tốt, khá hiệu quả (18/40)

c. Vừa đủ đáp ứng yêu cầu (20/40) d. Yếu, dưới trung bình (2/40)

Kết quả khảo sát tóm tắt được thể hiện qua sơ đồ bên dưới.

Hình 2.6. Kết quả khảo sát tình hình phòng chống gian lận tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Nguồn: Tự tổng hợp

Nhìn kết quả trên và so sánh với thống kê tình hình gian lận trong nghiệp vụ tín dụng của Maritime Bank thấy rằng: Tình hình gian lận nội bộ và gian lận bên ngoài trong nghiệp vụ tín dụng tại Maritime Bank so với các NHTM Việt Nam khác có nhiều tương đồng về mức độ và hành vi gian lận cụ thể là: Trong các nghiệp vụ ngân hàng, tín dụng vẫn được coi là nghiệp vụ đang phải đối diện với mức độ gian lận nhiều nhất và nguy cơ tổn thất lớn nhất do số tiền giải ngân thường cao hơn nhiều so với các giao dịch thanh toán và giao dịch thẻ, đặc biệt là khi giải ngân cho khách hàng là tổ chức. Gian lận nội bộ là mối đe dọa thường trực, nguy cơ ảnh hưởng lớn nhất tới tổ chức và hành vi giả mạo hồ sơ tài chính là gian lận thường gặp nhất với gian lận bên ngoài. Khảo sát cũng cho thấy các ngân hàng đang ngày càng quan tâm hơn và đầu tư hơn cho công tác phòng chống gian lận nói chung và phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng nói riêng, đồng thời việc truyền thông đào tạo cũng như nâng cao nhận thức cho cán bộ nhân viên về gian lận đã

được ưu tiên thực hiện và mang lại hiệu quả nhất định, đa số cán bộ ngân hàng có được nhận thức về nguy cơ rủi ro gian lận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp cải thiện hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng TMCP hàng hải việt (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)