Các chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng tín dụng HSSV có HCKK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bắc giang (1) (Trang 29 - 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng tín dụng HSSV có HCKK

1.3.2.1. Chỉ tiêu định tính

a) Cho vay đúng đối tượng thụ hưởng

NHCSXH phục vụ những khách hàng theo chỉ định của Chính phủ, không đƣợc cho vay các đối tƣợng ngoài quy định của Chính phủ. Việc chọn đúng đối tƣợng vay vốn là HSSV có HCKK không phải là dễ đối với tổ chức cấp tín dụng chính sách, với các điều kiện vay vốn ƣu đãi thì tiêu cực trong việc chọn đúng đối tƣợng vay là rất dễ xảy ra. Bởi vậy, việc cho vay đúng đối tƣợng thụ hƣởng đƣợc xem là một trong các chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lƣợng hoạt động tín dụng HSSV có HCCK tại NHCSXH.

b) Khả năng HSSV có HCKK tiếp cận với vốn tín dụng chính sách

Chỉ tiêu này này phán ánh số HSSV có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận đến vốn tín dụng chính sách. Đa số gia đình HSSV có HCKK thƣờng bị hạn chế về thông tin và sự hiểu biết về vốn tín dụng chính sách. Do vậy để các đối tƣợng vay vốn dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay thì cần phải có chƣơng trình giới thiệu qua kênh thông tin đại chúng, các hình thức tuyên truyền, giới thiệu phù hợp với từng địa bàn, từng vùng, tổ chức mạng lƣới giao dịch theo hƣớng thuận tiện.

1.3.2.2. Chỉ tiêu định lượng

a) Tỷ lệ HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn ngân hàng

Tổng số HSSV được vay vốn Ngân hàng

Tỷ lệ HSSV được vay vốn (%)= X 100% Tổng số HSSV thuộc diện vay vốn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng đáp ứng về nguồn vốn của chƣơng trình so với nhu cầu vay của HSSV, phản ánh khả năng tiếp cận vốn vay của HSSV. Chỉ tiêu này cũng phản ánh phản ánh mức độ quan tâm của HSSV tới những lợi ích của chƣơng trình, khả năng thu hút khách hàng của NHCSXH. Mặc dù là nguồn vốn ƣu đãi với lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài và đƣợc hƣởng nhiều ƣu đãi khác nhƣ đƣợc giảm lãi khi trả nợ trƣớc hạn,... tuy nhiên không phải tất cả đối tƣợng vay vốn đều có nhu cầu vay vốn. Điều này bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có cả những yếu tố từ phía NHCSXH.

b) Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với HSSV

Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với

HSSV (%) =

Dư nợ tín dụng HSSV

x 100% Tổng dư nợ tín dụng

Chỉ tiêu này phản ánh qui mô tín dụng đối với HSSV của Ngân hàng Chính sách so sánh với việc cho vay các đối tƣợng khác. Nếu chỉ tiêu này phản ánh việc ngân hàng chính sách có tập trung vào việc cho vay đối với HSSV và bên cạnh đó còn mở rộng cho vay các đối tƣợng khác nhằm mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo toàn diện.

c) Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) =

(Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước)

x 100% Dư nợ năm trước

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này cũng phản ánh nỗ lực của ngân hàng trong việc chuyển tải vốn tới HSSV.

d) Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV)

Tỷ lệ tăng trưởng DSCV

(%) =

(DSCV năm nay - DSCV năm trước)

x 100% DSCV năm trước

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả.

e) Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) =

Nợ quá hạn

x 100% Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng để đo lƣờng, đánh giá chất lƣợng hoạt động tín dụng của Ngân hàng, chỉ số này càng thấp thì chất lƣợng tín dụng càng cao và ngƣợc lại.

f) Nợ bị chiếm dụng, nợ khoanh

Nợ bị chiếm dụng là loại nợ bị chiếm và sử dụng một cách trái phép. Có thể hiểu, khách hàng vay vốn tại NHCSXH nhƣng không sử dụng vốn vay mà ngƣời khác sử dụng. Nợ bị chiếm dụng tại NHCSXH có thể do Ban quản lý Tổ TK&VV thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm của tổ viên không nộp cho NHCSXH theo quy định hoặc Ban quản lý tổ vay lại, vay ké của tổ viên; cán bộ hội, đoàn thể, chính quyền địa phƣơng, cán bộ NHCSXH hoặc Ban quản lý tổ trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ đã lợi dụng lòng tin của ngƣời vay khi thu tiền gốc, lãi, tiền gửi tiết kiệm không nộp ngân hàng.

Nợ khoanh là những khoản nợ đến hạn nhƣng NHCSXH chƣa thu nợ của khách hàng và không tính lãi tiền vay phát sinh trong thời gian đƣợc khoanh nợ. (Điều kiện để đƣợc khoanh nợ đã đƣợc NHCSXH quy định rõ ràng trong Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 27/01/2011 về việc ban hành Quy định xử lý nợ bị rủi ro trong hệ thống NHCSXH).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bắc giang (1) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)