7. Kết cấu của luận văn
1.4.2. Bài học kinh nghiệm triển khai cho vay HSSV cho Việt Nam
Đối với Việt Nam, không chỉ có tỷ lệ HSSV có HCKK cao mà còn có số đối tƣợng thuộc diện chính sách lớn. Vì vậy, Việt Nam cần phải tập trung triển khai có hiệu quả chƣơng trình tín dụng HSSV đối với các đối tƣợng chính sach.
Từ thực tế của một số quốc gia trong khu vực, những bất cập trong mô hình quản lý và triển khai chƣơng trình cho vay sinh viên của các nƣớc trong khu vực, với lợi thế của ngƣời đi sau, Việt Nam có thể rút ra đƣợc một số bài học cụ thể sau:
- Thứ nhất: Tín dụng ngân hàng cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn và các đối
tƣợng chính sách khác cần đƣợc trợ giúp từ phía nhà nƣớc. Vì cho vay HSSV và các đối tƣợng chính sách khác gặp rất nhiều rủi ro, trƣớc hết là rủi ro về nguồn vốn. Tiếp đến là rủi ro về cho vay, có nghĩa là rủi ro mất vốn. Nhà nƣớc phải có chính sách cấp bù cho những khoản tín dụng bị rủi ro bất khả kháng mà không thu hồi đƣợc.
- Thứ hai: Nên tập trung việc quản lý và triển khai chƣơng trình về một mối để tạo sự thống nhất trong việc thực hiện các chính sách cho vay sinh viên, tạo sự công bằng trong việc việc tiếp cận vốn vay cho sinh viên.
- Thứ ba: Cần thiết lập một tổ chức tín dụng chuyên biệt, có đủ nguồn lực và
năng lực đảm bảo cho việc triển khai chƣơng trình cho vay sinh viên đạt đƣợc các mục tiêu đề ra. Việc này Việt Nam đã áp dụng thành công. Chƣơng trình cho vay HSSV có HCKK đƣợc Chính phủ giao cho NHCSXH Việt Nam triển khai.
- Thứ tư: Xây dựng cơ chế lãi suất cho vay đối với chƣơng trình cho vay HSSV sao cho ngày càng phù hợp và hiệu quả hơn nhằm giúp NHCSXH Việt Nam vừa bảo toàn đƣợc nguồn vốn, vừa giúp HSSV tiếp cận đƣợc với nguồn vốn của chƣơng trình đồng thời nâng cao đƣợc ý thức trả nợ của HSSV vay vốn.
- Thứ năm: Việc xác định mức cho vay trong từng thời kỳ sao cho vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của HSSV, vừa đảm bảo an toàn về nguồn vốn cho NHCSXH
đồng thời đảm bảo khả năng trả nợ đối với HSSV vay vốn đang là một vấn đề đƣợc Chính phủ Việt Nam quan tâm và chỉ đạo NHCSXH Việt Nam nghiên cứu, từ đó có những đề xuất, kiến nghị nhằm thay đổi mức cho vay sao cho phù hợp và hiệu quả.
Rút ra những bài học kinh nghiệm ấy, hiện nay, Việt Nam đã và đang triển khai rất thành công mô mình hoạt động của NHCSXH, phục vụ chính sách hỗ trợ giảm nghèo và bảo đảm ASXH. Tin tƣởng rằng trong thời gian tới, bằng việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại và tạo những hƣớng đi đúng đắn với những giải pháp hợp lý, chƣơng trình tín dụng HSSV có HCKK sẽ phát huy hiệu quả cao hơn nữa đáp ứng thông điệp của Chính phủ: “Không để học sinh sinh viên nào phải bỏ học vì khó khăn về tài chính”.
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Trong chƣơng 1, luận văn đã trình bày một số vấn đề cơ bản về tín dụng chính sách: Khái niệm, đặc trƣng cơ bản, vai trò tín dụng tại NHCSXH; đặc điểm về tín dụng HSSV có HCKK bao gồm các đặc điểm về nguồn vốn, về hoạt động cho vay, tầm quan trọng của chƣơng trình tín dụng HSSV có HCKK; các vấn đề về chất lƣợng tín dụng HSSV bao gồm: khái niệm, các chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng tín dụng, các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng HSSV. Kinh nghiệm về triển khai chƣơng trình tín dụng sinh viên ở một số quốc gia trên thế giới. Rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Những vấn đề đƣợc đề cập trong chƣơng 1 sẽ làm cơ sở, tiền đề để triển khai cho việc nghiên cứu các chƣơng tiếp theo của luận văn.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH BẮC GIANG