7. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Nhóm giải pháp khác
Việc khách hàng có khiếu nại, tố cáo đến ngân hàng là việc mà ngân hàng không cần kiểm tra cũng phát hiện đƣợc sai phạm, đối với NHCSXH là việc vô cùng quý. Ngân hàng cần tiến hành điều tra, làm rõ sự việc, có biện pháp xử lý đúng ngƣời, đúng tội. Đối với khách hàng có thắc mắc do chƣa nắm rõ về chế độ, chính sách hoặc do kích động của một thành phần nào đó trong xã hội, ngân hàng nên giải thích cặn kẽ, giải quyết triệt để các khiếu nại, tố cáo để giữ gìn uy tín và vị thế của NHCSXH. Đồng thời, để tạo điều kiện cho ngƣời dân tham gia giám sát. NHCSXH tỉnh cần công khai toàn bộ nội dung chính sách tín dụng, đặt hòm thƣ góp ý, niêm yết danh sách hộ vay vốn còn dƣ nợ tại các điểm giao dịch để ngƣời dân biết thực hiện và kiểm tra.
Ngân hàng nên phát động các phong trào thi đua nhằm khuyến khích tinh thần làm việc, nhân rộng các mô hình làm tốt nhƣ: Tổ giao dịch lƣu động kiểu mẫu, điểm giao dịch kiểu mẫu, cán bộ tín dụng kiểu mẫu, tổ chức hội, đoàn thể nhận uỷ thác kiểu mẫu, Tổ TK&VV kiểu mẫu. Từ đó nâng cao nhận thức và hành động của toàn thể cán bộ nhân viên cũng nhƣ các bộ phận liên quan trong công tác cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Điều này góp phần nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng, đó cũng chính là nâng cao chất lƣợng tín dụng HSSV.
Để việc cho vay tới HSSV có HCKK đƣợc kịp thời và đầy đủ, ngân hàng cần có sự điều tra để nắm bắt nhu cầu vốn vay đối với đối tƣợng HSSV trên địa bàn. Từ đó kiến nghị Chính phủ có kế hoạch cân đối nguồn vốn để NHCSXH giải ngân. Thƣờng xuyên theo dõi, nắm bắt những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình triển khai thực hiện tại cơ sở từ đó có những giải pháp chỉ đạo tháo gỡ kịp thời đảm bảo thực hiện đúng chủ trƣơng, đúng chính sách và đúng quy định.