Hoạt động tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bắc giang (1) (Trang 54)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Hoạt động tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn

Chƣơng trình tín dụng HSSV có HCKK đƣợc NHCSXH Bắc Giang triển khai tới các đối tƣợng vay vốn qua 2 hình thức: Cho vay trực tiếp đối với đối tƣợng là HSSV mồ côi và cho vay uỷ thác qua tổ chức CT-XH. Trong đó hơn 99% đƣợc thực hiện bằng hình thức cho vay uỷ thác.

Bảng 2.6 - Kết quả cho vay HSSV theo hình thức cho vay giai đoạn 2012-2016

Hình thức cho vay

Cho vay trực tiếp Cho vay uỷ thác qua tổ chức CT-XH

Dƣ nợ còn dƣ nợ Số HSSV Nợ quá hạn Dƣ nợ còn dƣ nợ Số HSSV Nợ quá hạn Năm 2012 92 23 63 1.013.653 60.324 1.438 Năm 2013 35 9 17 900.974 49.287 1.361 Năm 2014 15 7 15 702.927 35578 907 Năm 2015 15 7 15 496.286 23.402 648 Năm 2016 4 2 4 328.264 14.416 563

Nguồn: Báo cáo tín dụng của NHCSXH Bắc Giang.

Qua bảng số liệu 2.6 ta thấy: Từ năm 2014, không phát sinh trƣờng hợp HSSV nào đƣợc vay vốn trực tiếp.

Đơn vị: Triệu đồng

Về đối tƣợng thụ hƣởng nguồn vốn tín dụng ƣu đãi HSSV, NHCSXH đang triển khai cho vay đối với 6 đối tƣợng HSSV thuộc diện: (1) hộ nghèo, (2) hộ khó khăn đột xuất về tài chính, (3) HSSV mồ côi, (4) lao động nông thôn học nghề tại địa phƣơng, (5) bộ đội xuất ngũ tại địa phƣơng và (6) hộ cận nghèo.

Bảng 2.7 - Kết cấu dư nợ cho vay HSSV theo đối tượng thụ hưởng

Đối tƣợng thụ hƣởng Hộ nghèo Hộ khó khăn về tài chính HSSV mồ côi Lao động nông thôn học nghề Bộ đội xuất ngũ Hộ cận nghèo Tổng cộng Năm 2012 Dƣ nợ 265.996 429.294 92 0 30 318.333 1.013.745 Tỷ trọng 26,24% 42,35% 0,009% 0 0,00% 31,40% 100% Năm 2013 Dƣ nợ 245.489 340.110 35 0 40 315.335 901.009 Tỷ trọng 27,25% 37,75% 0,004% 0 0,00% 35% 100% Năm 2014 Dƣ nợ 200.332 229.891 15 70 25 272.609 702.942 Tỷ trọng 28,50% 32,70% 0,002% 0,01% 0,00% 38,78% 100% Năm 2015 Dƣ nợ 143.798 136.755 15 103 36 215.586 496.293 Tỷ trọng 28,97% 27,56% 0,003% 0,02% 0,01% 43,44% 100% Năm 2016 Dƣ nợ 96.586 75.175 4 98 60 156.345 328.268 Tỷ trọng 29,42% 22,90% 0,001% 0,03% 0,02% 47,63% 100% Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm của NHCSXH Bắc Giang.

Qua đó ta thấy, đối tƣợng thụ hƣởng chƣơng trình tín dụng HSSV có HCKK chủ yếu là đối tƣợng HSSV thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ khó khăn về tài chính. Tỷ trọng dƣ nợ năm 2016, đứng đầu là đối tƣợng HSSV thuộc diện hộ cận nghèo (47,63% tổng dƣ nợ), đứng thứ 2 là đối tƣợng HSSV thuộc diện hộ nghèo (29,42%) và đứng thứ 3 là đối tƣợng thuộc diện hộ có HCKK về tài chính (22,9%); 03 đối tƣợng này chiếm tỷ trọng 99,5% tổng dƣ nợ tín dụng HSSV của NHCSXH Bắc Giang.

2.3.1.1. Khả năng tiếp cận vốn vay của HSSV

diện đƣợc vay vốn mà có nhu cầu vay vốn lại không tiếp cận đƣợc vốn vay vì vƣớng các thủ tục hành chính hoặc không biết đến chƣơng trình cho vay HSSV. Trong những năm qua, NHCSXH Bắc Giang đã tạo điều kiện tối đa cho HSSV thuộc diện đƣợc vay vốn có nhu cầu vay vốn tiếp cận nguồn vốn tín dụng ƣu đãi của chƣơng trình. Nhờ vậy, tỉ lệ HSSV đƣợc vay vốn/tổng số HSSV thuộc diện đƣợc vay vốn có nhu cầu ngày càng cao. Điều này đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.8 - Khả năng tiếp cận nguồn tín dụng ƣu đãi của HSSV

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số HSSV thuộc diện vay vốn (1) 3.722 3.283 1.715 986 598

Số HSSV thuộc diện vay vốn có

nhu cầu vay vốn (2) 3.580 3.032 1.475 809 473 Số HSSV được vay vốn (3) 3.536 3.021 1.475 809 473

Tỷ lệ (3)/(1) 95% 92% 86% 82% 79%

Tỷ lệ (3)/(2) 98,7% 99.6% 100% 100% 100%

Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm của NHCSXH Bắc Giang.

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Trong 03 năm gần đây (năm 2014 - 2016), 100% HSSV thuộc diện vay vốn có nhu cầu vay đều đƣợc vay vốn. Điều này cho thấy nguồn vốn luôn đáp ứng đƣợc nhu cầu. Tuy nhiên số lƣợng HSSV thuộc diện vay vốn ngày càng giảm, tính từ năm 2012, số lƣợng HSSV thuộc diện đƣợc vay là 3.722 ngƣời đến năm 2016 chỉ còn 598 ngƣời (giảm hơn 6 lần). Bên cạnh đó, tỷ lệ HSSV thuộc diện vay vốn nhƣng không có nhu cầu vay ngày càng tăng.

2.3.1.2. Quy mô tín dụng

Dƣ nợ cho vay HSSV có HCKK tại NHCSXH Bắc Giang đã giảm nhanh chóng trong giai đoạn từ 2012 - 2016, quy mô tín dụng ngày càng bị thu hẹp. Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng HSSV có HCKK năm 2012 chiếm 39,42% tổng dƣ nợ. Năm 2013 giảm 11,12% so với năm 2012; năm 2014 giảm 22% so với năm 2013; năm 2015 giảm 29,4% so với năm 2014; năm 2016 giảm 33,9% so với năm 2015, tỷ

Đơn vị: Triệu đồng

trọng dƣ nợ hiện tại chỉ là 10,28% tổng dƣ nợ. Tính từ 31/12/2012 đến hết năm 2016, tổng dƣ nợ tín dụng HSSV giảm hơn 3 lần (từ 1.013.745 triệu đồng/49.145 hộ vay với 60.347 HSSV xuống chỉ còn 328.268 triệu đồng/12.779 hộ vay với 14.418 HSSV). Kết quả cho vay HSSV có HCKK cụ thể qua từng năm đƣợc thể hiện qua bảng số liệu 2.9 dƣới đây:

Bảng 2.9 - Kết quả cho vay HSSV có HCKK giai đoạn 2012-2016

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Doanh số cho vay 139.585 101.295 56.155 36.172 20.500

Số lƣợt HSSV đƣợc giải ngân 28.143 15.266 11.571 6.770 3.667 Số HSSV mới 3.536 3.021 1.475 809 473 Doanh số thu nợ 129.953 214.024 258.222 242.809 188.525 Doanh số nợ đến hạn 106.866 194.742 267.758 221.510 212.926 Tổng dƣ nợ 1.013.745 901.009 702.942 496.293 328.268 - Nợ quá hạn 1.501 1.379 922 663 567 - Tỷ lệ nợ quá hạn 0,15% 0,15% 0,13% 0,13% 0,17% - Số hộ còn dƣ nợ 49.145 40.836 30.172 20.283 12.779 Tổng số HSSV 60.347 49.296 35.585 23.409 14.418 Dƣ nợ bình quân (triệu đồng/hộ) 20,63 22,06 23,3 24,47 25,69

Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm của NHCSXH Bắc Giang.

2.3.1.3. Doanh số cho vay, thu nợ

Doanh số thu nợ hàng năm luôn ở mức cao, nhƣng doanh số cho vay lại giảm mạnh qua từng năm. Điển hình là năm 2016, doanh số cho vay chƣa bằng 1/9 doanh số thu nợ (Doanh số cho vay là 20.500 triệu đồng, doanh số thu nợ là 188.525 triệu đồng). Doanh số cho vay năm 2012 đạt 139.585 triệu đồng/28.143 lƣợt vay, trong đó số HSSV vay mới là 3.536. Các chỉ số này giảm rất nhanh qua từng năm. Năm 2016, số lƣợt HSSV đƣợc giải ngân chỉ là 3.667 lƣợt, số HSSV mới là 473 (so với năm 2012 số HSSV đƣợc vay mới giảm tới gần 9 lần). Trong khi doanh số thu nợ

hàng năm luôn cao hơn nhiều lần so với doanh số cho vay. Nguyên nhân đầu tiên là do phía ngân hàng đã có nhiều các giải pháp tích cực, quyết liệt để tăng cƣờng đôn đốc thu hồi nợ đến hạn; nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp cấp 3, đã lựa chọn con đƣờng học nghề, đi xuất khẩu lao động ở nƣớc ngoài,... thay vì vay vốn ngân hàng để đi học đại học, cao đẳng; Một nguyên nhân quan trọng nữa là NHCSXH đƣa ra mức vay hiện nay còn thấp so với chi phí học tập của HSSV, giải ngân làm nhiều lần, mỗi lần đƣợc giải ngân tối đa là 6.250.000 đồng (theo quy định của từ 09/1/2016). Cùng với đó là do các hộ vay đủ điều kiện vay vốn chƣơng trình HSSV có HCKK đều trong diện đối tƣợng chính sách nên họ đƣợc vay vốn nhiều chƣơng trình tín dụng ƣu đãi khác mà NHCSXH Bắc Giang đang triển khai, trong khi quy trình thủ tục lại đơn giản hơn. Ngoài ra, do sự thay đổi về mặt bằng lãi suất, mặt bằng lãi suất cho vay đã tiệm cận với lãi suất của các ngân hàng thƣơng mại, do đó các hộ vay không còn mặn mà làm thủ tục vay vốn nhƣ trƣớc.

Trong năm 2012 và năm 2013, doanh số thu nợ cao hơn doanh số nợ đến hạn, bởi đây là thời điểm cuối của một chu kỳ giải ngân kể từ khi thực hiện Quyết định 157/2007/QĐ-TTg. Do đó, những hộ vay vốn có điều kiện hơn đã bắt đầu trả nợ vốn vay và có nhiều hộ trả nợ trƣớc hạn để hƣởng ƣu đãi giảm lãi suất. Mặc dù có chính sách giảm lãi khi trả nợ trƣớc hạn, nhƣng năm 2014 doanh số thu nợ nhỏ hơn doanh số nợ đến hạn (9.536 triệu đồng), điều này cho thấy các hộ chƣa trả nợ đúng hạn phần lớn là những hộ rất khó khăn về tài chính. Đến năm 2015, thì doanh số thu nợ đã lại lớn hơn doanh số nợ đến hạn, điều này đƣợc lý giải do NHCSXH Bắc Giang đã thấy đƣợc khó khăn và tích cực đôn đốc thu hồi nợ đến hạn. Nhƣng đến năm 2016, doanh số nợ đến hạn lại lớn hơn doanh số thu hồi nợ 24.401 triệu đồng, điều này cho thấy nguy cơ nợ quá hạn tăng cao trong năm 2017.

2.3.1.4. Tình trạng nợ quá hạn

Qua bảng số liệu 2.9, có thể thấy rằng: Tỷ lệ nợ quá hạn chƣơng trình tín dụng HSSV có HCKK là tƣơng đối thấp, cụ thể: Năm 2012 là 0,15%; năm 2013 là 0,15%; năm 2014 là 0,13%; năm 2015 là 0,13%; năm 2016 là 0,17%. Tỷ lệ quá hạn hiện nay đang là cao nhất trong 5 năm từ 2012 - 2016 và có xu hƣớng tăng trong

những năm tiếp theo. Nguyên nhân một phần do đặc thù của cho vay HSSV, NHCSXH Bắc Giang tiến hành giải ngân một năm 02 lần vào đầu mỗi kỳ học đối với hộ vay thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và giải ngân 01 lần vào đầu năm học đối với hộ vay thuộc diện khó khăn đột xuất về tài chính. Việc phân kỳ trả nợ đƣợc chia 06 tháng một lần, số tiền trả mỗi lần do hộ vay và ngân hàng thỏa thuận. Tuy nhiên đến hạn trả nợ kỳ con, nếu khách hàng không trả đƣợc nợ thì dƣ nợ đƣợc tự động chuyển sang kỳ hạn tiếp theo mà khách hàng không phải chịu lãi phạt. Nhƣ vậy, khách hàng thƣờng có xu hƣớng bỏ qua kỳ con mà để dồn nợ vào kỳ cuối mới trả một thể. Điều này tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nợ quá hạn trong tƣơng lai.

Nguyên nhân cũng rất quan trọng nữa là, nhƣ đã phân tích ở trên về doanh số thu nợ và doanh số nợ đến hạn. Các hộ có điều kiện hơn đã thực hiện trả nợ trƣớc hạn để đƣợc hƣởng chế độ giảm lãi tiền vay, còn những hộ khác dù có muốn trả trƣớc hạn để giảm lãi tiền vay nhƣng do khó khăn, họ không thể trả đúng hạn và phải tiến hành xin gia hạn nợ (doanh số thu nợ năm 2016 < doanh số nợ đến hạn tới 24.401 triệu đồng),có thể nói rằng, những hộ vay này đều là những hộ rất khó khăn về tài chính chính điều này đặt ra áp lực cho năm 2017 và những năm tiếp theo về bài toán thu hồi nợ. Nguy cơ nợ quá hạn tăng là rất lớn.

Hoạt động tín dụng là hoạt động luôn tiềm ẩn rủi ro, hoạt động tín dụng tín chấp lại càng rủi ro hơn vì không có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, với cơ chế quản lý nguồn vốn của mình, NHCSXH Bắc Giang đã quản lý nguồn vốn vay khá hiệu quả. Việc cho vay thông qua Tổ TK&VV và ủy thác qua hội, đoàn thể, có BĐD HĐQT NHCSXH các cấp, giúp cho ngân hàng tranh thủ đƣợc uy tín và sức mạnh của hội, đoàn thể cũng nhƣ chính quyền địa phƣơng. Công tác xử lý nợ vì thế cũng có nhiều thuận lợi. Thêm vào đó, NHCSXH Bắc Giang thƣờng xuyên chỉ đạo 09 Phòng Giao dịch NHCSXH huyện thƣờng xuyên tham mƣu cho UBND các xã thành lập các tổ đôn đốc thu hồi nợ, thành phần bao gồm: cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND, công an xã, tƣ pháp xã, hội, đoàn thể cấp xã, cùng với đó là thƣờng xuyên tiến hành phân tích nguyên nhân nợ quá hạn để đƣa ra biện

pháp xử lý nợ quá hạn. Dƣới đây là bảng thống kê số liệu nợ quá hạn năm 2016 đƣợc phân tích theo nguyên nhân nợ quá hạn nhƣ sau:

Bảng 2.10 - Số liệu theo nguyên nhân nợ quá hạn năm 2016 Nguyên nhân nợ quá hạn Số tiền nợ quá

hạn Tỷ lệ nợ quá hạn Nguyên nhân chủ quan Sử dụng vốn sai mục đích 0 0%

Chây ỳ, bỏ trốn khỏi địa phƣơng, không có

ngƣời nhận nợ 146.490.000 25,84%

Cho vay sai quy định 0 0%

Bị chiếm dụng vốn 0 0%

Nguyên nhân chủ quan khác 365.440.000 64,47%

Nguyên nhân khách

quan

Thiên tai, lũ lụt, mất mùa, dịch bệnh, tai nạn 0 0% Ngƣời vay chết, mất tích, mất năng lực hành

vi dân sự...không còn khả năng trả nợ 16.200.000 2,86% Nguyên nhân khách quan khác 38.730.000 6,83%

Tổng dƣ nợ 328.268.340.000

Tổng nợ quá hạn 566.860.000

Nguồn: Kết quả kiểm tra của Ban Kiểm tra kiểm soát nội bộ NHCSXH năm 2016.

Bảng số liệu 2.10 cho thấy hầu hết nợ quá hạn đều do nguyên nhân chủ quan khác bao gồm các nguyên nhân nhƣ: Hộ vay làm ăn thua lỗ, khó khăn về tài chính, HSSV ra trƣờng chƣa có việc làm, hoặc thu nhập rất thấp (chiếm 64,47%), đứng thứ 2 là nguyên nhân hộ vay có khả năng trả nợ nhƣng chây ỳ, thiếu ý thức trả nợ, hoặc bỏ đi khỏi địa phƣơng, ngân hàng không xác định đƣợc địa chỉ mới của HSSV sau khi ra trƣờng hoặc HSSV bỏ học...(chiếm 25,84%). Nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan bao gồm các nguyên nhân nhƣ: Hộ vay hoặc sinh viên gặp rủi ro bệnh tật, tai nạn; HSSV chết... dẫn đến gia đình bị suy sụp về kinh tế không còn nguồn để trả nợ chỉ chiếm 9,69 %. Nhƣ vậy, việc thu hồi vốn cho vay HSSV phụ thuộc phần lớn vào chủ quan hộ vay. Về những trƣờng hợp ngƣời vay chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự... không còn khả năng trả nợ, NHCSXH Việt Nam có cơ chế xử lý nợ rủi ro riêng, thông thƣờng các trƣờng hợp này đƣợc làm thủ tục để

xoá nợ, tuy nhiên tại thời điểm làm thủ tục xóa nợ, NHCSXH Bắc Giang phải xem xét tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán của hộ vay.

2.3.2. Kỹ thuật tín dụng đối với đối tượng HSSV, công tác phát triển mạng lưới

Đảng và nhà nƣớc ta luôn quan tâm đến công tác hỗ trợ HSSV vay vốn để học tập, từ khi ra đời đến nay đã có nhiều biện pháp kỹ thuật tín dụng đƣợc áp dụng nhằm phục vụ nhu cầu tín dụng của HSSV. Từ khi Chính Phủ ban hành Quyết Định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 về tín dụng đối với HSSV, NHCSXH đã có nhiều điều chỉnh trong kỹ thuật cấp tín dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đối tƣợng vay vốn tiếp cận với vốn vay nhƣ: Áp dụng song song hai phƣơng thức cho vay là thông qua hộ gia đình và cho vay trực tiếp HSSV đối với trƣờng hợp HSSV mồ côi không có ngƣời đứng đại diện hộ gia đình vay vốn. Trƣờng hợp hộ gia đình đứng ra vay vốn đƣợc tiến hành tại NHCSXH nơi hộ gia đình đang sinh sống, trƣờng hợp cho vay trực tiếp HSSV đƣợc thực hiện tại NHCSXH nơi địa bàn trƣờng học của HSSV đó đóng trụ sở nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để tiếp cận với vốn tín dụng HSSV mà không làm ảnh hƣởng đến việc học tập của HSSV.

Đối với cho vay thông qua hộ gia đình, việc gia nhập Tổ TK&VV cũng thuận lợi hơn, hộ vay đƣợc gia nhập vào một Tổ TK&VV sẵn có tại thôn, xóm của mình mà không cần phải thành lập Tổ TK&VV mới. NHCSXH cũng tranh thủ sự chỉ đạo của chính phủ, yêu cầu các bộ, ban, ngành, cơ quan liên quan phải phối hợp thực hiện, thay vì thái độ thờ ơ trƣớc đây. Các trƣờng phải xác nhận trên giấy xác nhận HSSV đúng mẫu biểu quy định một cách kịp thời, Tổ TK&VV, tổ chức CT-XH thực hiện đúng các công đoạn đã ký kết với NHCSXH. UBND xã, phƣờng đã có sự quan tâm và trách nhiệm hơn, thực hiện xác nhận đúng đối tƣợng vay vốn...

Với đặc thù các đối tƣợng chính sách nằm rải rác trên địa bàn rộng, các món vay nhỏ, số lƣợng khách hàng lớn, lực lƣợng cán bộ của NHCSXH ít, phƣơng thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bắc giang (1) (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)