Kinh nghiệm cho vay HSS Vở một số quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bắc giang (1) (Trang 35 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Kinh nghiệm cho vay HSS Vở một số quốc gia

Hầu hết các quốc gia trên thế giới kể cả nƣớc giàu và nƣớc nghèo đều coi việc giải quyết vấn đề cho vay đối với HSSV nhƣ một chiến lƣợc đặc biệt để đạt đƣợc các mục tiêu tăng trƣởng kinh tế bền vững và ổn định xã hội. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện chính trị, kinh tế mà mỗi quốc gia có một chính sách cho vay HSSV khác

nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả tập trung tìm hiểu kinh nghiệm tổ chức, triển khai chƣơng trình cho vay HSSV ở 3 quốc gia trong khu vực Châu Á, nơi mà điều kiện kinh tế, xã hội có nhiều nét tƣơng đồng đối với Việt Nam.

1.4.1.1. Tại Trung Quốc

Chƣơng trình cho vay sinh viên lần đầu tiên đƣợc giới thiệu ở Trung Quốc vào năm 1986. Hiện nay, có hai chƣơng trình cho vay sinh viên đang đƣợc triển khai song hành ở Trung Quốc, trong đó một chƣơng trình đƣợc Chính phủ trợ cấp còn một chƣơng trình hoạt động theo cơ chế thƣơng mại.

Chƣơng trình Chính phủ trợ cấp (sử dụng nguồn vốn Trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng) đƣợc áp dụng đối với sinh viên nghèo, gia đình khó khăn trong kinh tế hoặc thu nhập hàng năm chƣa đầy 8,000 nhân dân tệ (khoảng 1.160 đô la Mỹ) hoặc ở vào một số hoàn cảnh cụ thể nhƣ mồ côi, tàn tật hoặc cha mẹ thất nghiệp. Mỗi sinh viên đƣợc phép vay khoảng 6,000 nhân dân tệ/ năm chủ yếu là đóng học phí và trang trải chi phí nhà ở. Khoản cho vay không cần có đảm bảo và có thể hoàn nợ trong vòng 10 năm sau tốt nghiệp. Lãi suất cho vay đƣợc các ngân hàng công bố vào đầu mỗi năm tài chính, lãi suất cho vay phải bù đắp đƣợc chi phí huy động vốn, chi phí cho vay nhƣng phải thấp hơn lãi suất cho vay thƣơng mại bình quân trên thị trƣờng. Ngân hàng Trung ƣơng Trung Quốc sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng và công bố mức lãi suất cho vay đối với chƣơng trình cho vay sinh viên trong từng thời kỳ.

Vì thời gian cho vay, thu nợ kéo dài đã làm hạn chế khả năng tạo vốn quay vòng cho chƣơng trình, trong khi đó nguồn vốn do chính quyền cấp hàng năm thƣờng bị chậm so với kế hoạch sử dụng vốn của chƣơng trình đã gây khó khăn cho việc triển khai chƣơng trình trong một vài năm trở lại đây.

1.4.1.2. Tại Thái Lan

Chƣơng trình cho vay sinh viên ở Thái Lan đƣợc bắt đầu từ năm 1996, nhằm cho vay sinh viên có HCKK theo học tại các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp ở cả hệ thống công lập và dân lập. Chƣơng trình này đƣợc điều hành bởi Ủy ban chƣơng trình cho vay sinh viên quốc gia nhƣng việc xét duyệt cho vay

và quản lý món vay lại do các tổ chức giáo dục riêng lẻ thực hiện (các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp). Các tổ chức này nhận nguồn ngân sách cho vay từ Chính phủ và có hệ thống tự quản, phụ trách việc xét duyệt cho vay và quản lý món vay và trực tiếp quyết định mức cho vay. Điều này gây ra hệ lụy là thiếu sự công bằng trong quá trình xét duyệt cho vay giữa các tổ tự quản phụ trách xét duyệt cho vay và quản lý món vay tại các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, dẫn đến tỷ lệ thất thoát vốn lớn, tỷ lệ nợ quá hạn cao làm cho tính ổn định và phát triển bền vững của chƣơng trình bị ảnh hƣởng trầm trọng.

Giới hạn cho vay sinh viên không vƣợt quá 100,000 Bath (khoảng 2.880 đô la Mỹ) cho việc đóng học phí (khoản tiền này đóng trực tiếp cho các cơ sở đào tạo) và chi phí ăn ở (trả trực tiếp hàng tháng tới sinh viên qua tài khoản của Ngân hàng). Sau khi tốt nghiệp sinh viên có 2 năm để tìm việc làm và sau đó phải hoàn trả lại số tiền cho chính phủ trong vòng 15 năm, định kỳ 01lần/năm (phần trả nợ của mỗi kỳ tăng dần theo năm), lãi suất cho vay đối với sinh viên luôn thấp hơn lãi suất cho vay bình quân của các NHTM trên thị trƣờng đối với khách hàng cá nhân, ít nhất là 1%/năm.

1.4.1.3. Tại Hàn Quốc

Hiện nay, ở Hàn Quốc, chƣơng trình tín dụng ƣu đãi dành cho sinh viên nghèo đƣợc Bộ Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực triển khai, chiếm khoảng 86% trong tổng số khoản vay Chính phủ trợ cấp dành cho sinh viên. Chƣơng trình này đƣợc giao cho một số NHTM phụ trách việc triển khai cho vay và quản lý. Bộ Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực chỉ quyết định về số lƣợng vốn cấp cho chƣơng trình hàng năm, quyết định trần lãi suất cho vay trong từng thời kỳ nhất định, nhóm đối tƣợng thụ hƣởng chính sách, các NHTM đƣợc quyền xây dựng các tiêu chí, điều kiện vay vốn, mức cho vay và lãi suất cho vay sao cho phù hợp.

Cho vay HSSV ở Hàn Quốc là một chƣơng trình cho vay ƣu đãi nên những NHTM đƣợc giao triển khai chƣơng trình này chỉ nhận đƣợc một khoản phí quản lý chƣơng trình do Bộ Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực chi trả dựa trên kết quả cho vay sinh viên mà NHTM đó đạt đƣợc trong năm. Khoản phí quản lý này không thật sự hấp dẫn trong khi đó lại làm phát sinh nhiều việc do món vay nhỏ, giải ngân

nhiều lần, rủi ro cao vì thời gian cho vay dài, không có tài sản thế. Dẫn đến NHTM siết chặt quản lý, chủ ý xây dựng các tiêu chí và đề ra các điều kiện vay vốn rất chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế bớt số sinh viên vay vốn. Đây là một nguyên nhân cơ bản làm hạn chế hiệu quả chƣơng trình cho vay sinh viên ở Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bắc giang (1) (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)