Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Myanmar

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUAN hệ THƯƠNG mại, đầu tư VIỆT NAM – MYANMAR THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 27 - 29)

Myanmar có tên nước chính thức: Liên bang Myanmar, tên tiếng Anh là The Union of Myanmar. Từ tháng 1 năm 2006, Myanmar chọn Thủ đô là Nay Pyi Taw, thời gian trước đó Thủ đô của Myanmar là Yangon (VCCI, 2016).

Về vị trí địa lý, Myanmar nằm trong khu vực Đông Nam Á, là một đất nước rộng lớn với tổng diện tích là 676.578km2, lớn thứ 40 trên thế giới. Phía Bắc và Đông Bắc của Myanmar giáp Trung Quốc; phía Đông giáp Lào; phía Đông Nam giáp Thái Lan; phía Nam trông ra vịnh Belgan và biển Andaman thuộc Ấn Độ Dương; phía Tây giáp Ấn Độ và Bangladesh. Có thể nhận thấy Myanmar vừa nằm trong khu vực Đông Nam Á và đồng thời tiếp giáp với khu vực Tây Nam Á, có đường biên giới chung với hai đất nước có dân số đông nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ, phía Đông Nam thì giáp Thái Lan – một đất nước có nền kinh tế năng động, là một vị trí rất đắc địa và là vị trí mà các nhà đầu tư sẽ nghĩ đến đầu tiên khi lựa chọn đặt nhà máy sản xuất (VCCI, 2013)

Không chỉ có vị trí địa lý thuận lợi, đất nước Myanmar còn được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú. Với bờ biển dài 2.276km chạy dọc theo Vịnh Bengal và Biển Andaman, nằm trong khu vực không thường xuyên phải hứng chịu các cơn bão biển là điều kiện lý tưởng để Myanmar

16

tận dụng và phát triển kinh tế biển mạnh mẽ. Myanmar có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có hệ sinh thái động thực vật đa dạng. Động vật ở Myanmar đa dạng về chủng loại, phong phú về giống loài từ trên cạn đến dưới nước, từ trên trời đến các loại sống trong rừng, ở môi trường nào cũng rất nhiều loài động vật sinh sống. Rừng rậm ở Myanmar là nơi sinh sống của rất nhiều loài động vật quý hiếm như tê giác, trâu rừng, lợn lòi, hươu, linh dương, voi và các loại động vật có vú nhỏ như vượn, khỉ, cáo bay và heo vòi. Số lượng các loài chim ở Myanmar cũng vô cùng đa dạng, lên tới hơn 800 loài như vẹt, gà lôi, quạ, diệc và gõ kiến; cùng hàng trăm nghìn loài cá nước ngọt, rất phong phú và là nguồn thực phẩm quan trọng trong đời sống của người dân Myanmar (Goldenlotus Travel, 2017).

Thảm thực vật ở Myanmar cũng được đánh giá cao. Rừng nhiệt đới của Myanmar có diện tích lớn, bao phủ 49% diện tích đất nước, trong rừng chứa nhiều loại cây có giá trị kinh tế và đáp ứng nhiều mục đích sự dụng như gỗ Tếch, lim, sồi, thông, …. Vùng ven biển của Myanmar gồm rất nhiều loại cây ăn trái nhiệt đới có giá trị xuất khẩu, thêm vào đó diện tích đất nông nghiệp ở Myanmar cũng rất trù phú, giàu dinh dưỡng cũng là điều kiện tốt để Myanmar phát triển nông nghiệp. (VCCI, 2013)

Nhắc đến điều kiện tự nhiên ở Myanmar, ngoài đất đai, động thực vật, không thể không nhắc đến nguồn tài nguyên khoáng sản. Theo Hồ sơ thị trường Myanmar của VCCI năm 2013, Myanmar cũng sở hữu các nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế lớn với trữ lượng đều xếp thứ hạng cao trên thế giới. Trữ lượng dầu mỏ của Myanmar khoảng 3,2 tỷ thùng và trữ lượng khí đốt ước tính 89,7 nghìn tỷ m3 xếp thứ 10 thế giới, thêm nữa Myanmar còn có trữ lượng ngọc, đá quý, đồng, niken, vonfram, granit, vàng, bạc... thuộc hàng lớn nhất trên thế giới. Các nguồn tài nguyên mà Myanmar đang sở hữu là nguồn tài nguyên mà bất kỳ đất nước nào cũng mong muốn (VCCI, 2013)

Đất nước Myanmar được đánh giá là đang sở hữu những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế hơn Trung Quốc và Việt Nam trước đây khá nhiều theo tác giả Nhàn Đàm của website Báo mới, 2015 nhận xét. Myanmar nằm ở vị trí địa lý lợi thế, được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có giúp Myanmar

17

có thể phát triển kinh tế một cách toàn diện, từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch và dịch vụ trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUAN hệ THƯƠNG mại, đầu tư VIỆT NAM – MYANMAR THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)