Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt Nam và Myanmar

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUAN hệ THƯƠNG mại, đầu tư VIỆT NAM – MYANMAR THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 44 - 47)

2.1. Thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Myanmar giai đoạn 2012-2017 đoạn 2012-2017

2.1.1. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt Nam và Myanmar Myanmar

Số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, trong những năm gần đây cho thấy quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Myanmar ngày càng đạt được sự phát triển khả quan. Tốc độ buôn bán hai chiều đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 27,3%/năm ghi nhận trong giai đoạn 2010-2016 và đạt mức tăng 50,9% trong năm 2017 (Tổng cục Hải quan, 2018).

Cụ thể trong năm 2012, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Myanmar chỉ đạt 227 triệu USD thì đến năm 2016 con số này là 549 triệu USD, tăng 2,4 lần so với năm 2012. Bước sang năm 2017, thương mại hàng hóa giữa Việt Nam- Myanmar đạt kỷ lục mới 828 triệu USD (số liệu sơ bộ), tăng 50,9% tương ứng tăng 280 triệu USD so với một năm trước đó (xem biểu đồ 2.1).

Biểu đồ 2.1. Diễn biến kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam- Myanmar giai đoạn năm 2012-2017

(Đvt: Triệu USD)

33

Cán cân thương mại hàng hóa giữa hai nước đã có sự đảo chiều từ năm 2012. Nếu như trước đó, Việt Nam luôn thâm hụt thương mại với Myanmar thì đến năm 2012 với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong xuất khẩu sang thị trường này, Việt Nam lần đầu tiên đạt được mức thặng dư 8,3 triệu USD trong trao đổi hàng hóa với Myanmar. Tình trạng thặng dư thương mại tiếp tục được duy trì cho đến nay với mức thặng dư ngày càng tăng cao. Năm 2017, thặng dư thương mại của Việt Nam trong quan hệ xuất nhập khẩu với Myanmar đã đạt 578 triệu USD (xem biểu đồ 2.1). Năm 2017 đạt được thặng dư lớn là do nhiều chính sách hợp tác của Việt Nam và Myanmar được thông qua qua chuyến thăm Myanmar của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2016. Năm 2015, nhập khẩu từ Myanmar vào Việt Nam giảm rất nhiều so với năm 2014, từ 135 triệu USD xuống còn 56 triệu USD (xem biểu đồ 2.1), sự sụt giảm này là do năm 2015 Myanmar tiến hành bầu cử và đảng NLD đã dành chiến thắng. Trong quá trình bầu cử, nhiều hoạt động thương mại đã bị hạn chế, do đó lượng hàng Myanmar cũng giảm theo.

Về thứ hạng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Myanmar cũng có những thay đổi tích cực. Nếu như trong năm 2010 Myanmar chỉ là thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 55 của Việt Nam trên thế giới thì bước sang năm 2017, quốc gia này đã tăng lên 12 bậc và xếp ở vị trí thứ 43.

Tuy vậy, các tính toán cho thấy tổng trị giá giao thương 2 chiều giữa Việt Nam-Myanmar vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với tất cả các quốc gia trên thế giới, chỉ chiếm 0,2% trong năm 2017. Nếu chỉ tính riêng các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Myanmar cũng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (xem Biểu đồ 2.1).

Nhìn vào Biểu đồ 2.1 chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy quan hệ thương mại hàng hóa giữa Myanmar và Việt Nam chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Các năm từ 2012 đến 2017, mỗi năm kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Myanmar chỉ chiếm chưa tới 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam với các nước trong khu vực ASEAN, một con số quá nhỏ bé so với nhu cầu của Việt Nam. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Myanmar lại có sự tăng trưởng tốt hơn một chút, năm 2012, kim ngạch xuất khẩu

34

của Việt Nam sang Myanmar chỉ đạt 0,78% nhưng đến năm 2017 đã tăng lên 3,17%, tăng gấp 4 lần sau 5 năm.

Bảng 2.1. Tỷ lệ kim ngạch xuất nhập khẩu của Myanmar và ASEAN với Việt Nam

Năm

Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu

Từ Việt Nam sang các nước ASEAN (Triệu USD) Từ Việt Nam sang Myanmar (Triệu USD) Tỷ trọng của Myanmar trong ASEAN Từ các nước ASEAN vào Việt Nam (Triệu USD) Từ Myanmar vào Việt Nam (Triệu USD) Tỷ trọng trong của Myanmar trong ASEAN 2017 21.510 703 3,27% 28.021 125 0,45% 2016 17.450 462 2,65% 24.040 87 0,36% 2015 18.250 378 2,07% 23.810 56 0,24% 2014 19.120 345 1,80% 22.970 135 0,59% 2013 17.310 228 1,32% 21.330 124 0,58% 2012 15.120 118 0,78% 20.760 109 0,53% (Nguồn: T ng hợp từ T ng c c H i quan)

Có thể nhận thấy, mặc dù trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Myanmar có tăng nhưng tốc độ tăng và mức tăng còn ở mức thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Nhưng đánh giá về tổng thể thì Myanma là thị trường đ m lại thặng dư thương mại cho Việt Nam. Khoảng thời gian trước đó từ năm 2003 đến 2011 Việt Nam luôn ở tình trạng nhập siêu với Myanmar (xem Phụ lục 7) (Tổng cục hải quan, 2018).

35

Điều đáng chú ý là số liệu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Myanmar thấp hơn nhiều so với kim ngạch thực tế giữa hai bên. Nguyên nhân là nhiều doanh nghiệp Việt Nam không có điều kiện trực tiếp tham gia đấu thầu mua khối lượng lớn gỗ, đá quý, đậu xanh, kim loại màu tại thị trường Myanmar, phải mua lại từ các chủ hãng lớn Singapore, Ấn Độ, Hồng Kông, Thái Lan và trực tiếp thanh toán với họ nên đã không được tính vào thống kê của Hải quan hai nước Việt Nam và Myanmar. (ITPC, 2015)

Phần thống kê của các nước sẽ có sự sai lệch một chút do Myanmar sử dụng năm tài chính là từ mùng 1 tháng 4 năm trước đến 31 tháng 3 năm sau, vì vậy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Myanmar trong năm tài khóa 2017- 2018 vẫn chưa được công bố. Với các số liệu từ Tổng cục hải quan, tác giả nhận thấy kim ngạch xuât nhập khẩu giữa Việt Nam và Myanmar có xu hướng tăng lên về giá trị. Việt Nam đang là nước có giá trị xuất khẩu sang Myanmar nhiều hơn giá trị Việt Nam nhập khẩu từ Myanmar. Các giá trị này sẽ còn thay đổi nhiều trong tương lai, nhưng tác giả hy vọng, thương mại giữa hai nước sẽ ngày càng phát triển, và kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước sẽ sớm đạt đạt mốc 1 tỷ USD như kỳ vọng của Chính phủ hai nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUAN hệ THƯƠNG mại, đầu tư VIỆT NAM – MYANMAR THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)