Nhận xét về thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUAN hệ THƯƠNG mại, đầu tư VIỆT NAM – MYANMAR THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 52 - 59)

Myanmar

a) Những yếu tố nh hưởng đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Myanmar

Thứ nhất, chính trị - ngoại giao: Việc phát triển kinh tế luôn luôn đi kèm với yếu tố chính trị, ngoại giao. Việt Nam và Myanmar vốn có mối quan hệ chính trị hữu hảo, lâu đời, các nhà lãnh đạo hai nước cũng thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với nhau về tình hình kinh tế chính trị nước mình và khu vực. Tuy nhiên mối quan hệ ấy mới thực sự được coi trọng hơn sau khi Myanmar mở cửa nền kinh tế để hòa nhập với thế giới vào năm 2011. Kể từ đó đến nay, hai nước đã có nhiều hoạt động hữu nghị nhằm tăng cường tình đoàn kết và ủng hộ lẫn nhau. Một số hoạt động tiêu biểu đó là việc thành lập Hội Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam-Myanmar và Hội Nghị sỹ hữu nghị Myanmar-Việt Nam; tiếp đó là thành lập Hội hữu nghị Việt Nam-Myanmar để tăng cường sự hiểu biết và giao lưu giữa nhân dân hai nước; tổ chức các hoạt động kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Myanmar trong năm 2015... Ngoài các hoạt động hữu nghỉ, lãnh đạo cấp cao giữa hai đất nước cũng thường xuyên tổ chức các cuộc viếng thăm nhau. Vào tháng 10 năm 2016, Tổng thống Cộng hòa Liên bang Myanmar, Htin Kyaw đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, sau đó vào tháng 8 năm 2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm cấp Nhà nước kéo dài 3 ngày tới Myanmar, gần đây nhất là trong Tuần lễ cao cấp APEC tại Đà Nẵng được tổ chức vào tháng 11 năm 2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi tiếp đón và trao đổi với cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi. Kết quả là hai nước Việt Nam - Myanmar đã đạt được nhiều thỏa thuận, trong đó nhấn mạnh việc đưa mối quan hệ song phương lên quan hệ “Đối tác hợp tác toàn diện” tạo động lực mới cho việc hợp tác kinh tế giữa hai nước.

Thứ hai, môi trường pháp lý cho hoạt động thương mại ở Myanmar: Luật Thuế Liên Bang Myanmar được ban hành ngày 2/4/2015 và có hiệu lực từ 1/4/2015, những thay đổi quan trọng trong luật thuế mang đến lợi ích cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đó là:

41

 Thu nhập của cá nhân không cư trú tại Myanmar được quy định thuế suất từ 0 đến 25% thay vì mức thuế suất cố định 35% như trước đây;

 Thuế suất tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các tổ chức không cư trú giảm từ mức 35% xuống còn 25%;

 Thuế trên thặng dư vốn đối với công ty không thuộc diện cư trú giảm từ 40% xuống còn 10% bằng với mức thuế áp dụng cho các công ty thuộc diện cư trú (ITPC, 2016)

Với những nội dung trên, Luật thuế Liên bang 2015 là một trong những nỗ lực của chính phủ Myanmar trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và khuyến khích kinh doanh ở Mynamar. Việc các loại thuế suất giảm xuống giúp môi trường đầu tư kinh doanh ở Myanmar trở nên hấp dẫn hơn, mang lại lợi ích cho nhà đầu tư, kinh doanh.

Thứ ba, ảnh hưởng từ sự cạnh tranh của Mỹ và Trung Quốc: Trung Quốc hiện tại là đối tác thương mại lớn nhất của Myanmar và là đất nước có ảnh hưởng nhất đối với nền kinh tế Myanmar. Ngay khi có chính quyền mới, cố vấn nhà nước của Myanmar bà Aung San Suu Kyi đã có cuộc viếng thăm 4 ngày tới Trung Quốc từ ngày 17/8/2016. Trong cuộc viếng thăm này, bà Suu Kyi thể hiện mong muốn thiết lập mối quan hệ hữu hảo với Trung Quốc và thuyết phục Trung Quốc trở thành người điều đình giải quyết tranh chấp cục bộ tại Myanmar là mục tiêu hàng đầu trong chuyến thăm của mình. Nhận thấy có những sự thay đổi về chính sách đối ngoại của Myanmar, trong những năm cuối nhiệm kỳ của mình, vào ngày 8/10/2016 Tổng thống Mỹ Obama đã dỡ bỏ lệnh cấm vận với Myanmar tồn tại từ năm 1997. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc bình thường hóa quan hệ giữa Myanmar và Mỹ. Cả Mỹ và Trung Quốc đều nhận thấy tiềm năng kinh tế của Myanmar nên ngày càng gây ảnh hưởng đến đất nước này. Các công ty của Mỹ đang nhắm tới thị trường Myanmar ngày một nhiều, một vài công ty lớn của Mỹ đã vào thị trường Myanmar như Coca-Cola và PepsiCo đặt các nhà máy đóng chai tại Myanmar, Ford và G n ral Motors đưa các đại lý kinh doanh vào hoạt động, KFC đã mở cửa hàng ăn nhanh đầu tiên tại Myanmar vào năm 2015,…(Lam Phong, Đầu

42

tư Chứng khoán, 2016). Trung Quốc cũng rất lo ngại việc lớn mạnh của Mỹ ở Myanmar sẽ gây khó khăn tới việc kinh doanh và đầu tư với nước này nên cũng ra sức củng cố sự ảnh hưởng của mình với Myanmar. Vì vậy Việt Nam đều ít nhiều bị ảnh hưởng từ sự cạnh tranh của hai nước lớn này.

Có rất nhiều yếu tổ ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Myanmar, nhưng Chính phủ và các doanh nghiệp hai nước đều đang rất cố gắng để hạn chế những ảnh hưởng xấu và tận dụng những tác động tốt hoạt động thương mại giữa hai nước. Đồng thời cũng tăng cường sự ảnh hưởng lẫn nhau trong quan mối quan hệ kinh tế lâu dài.

b) Những thành tựu đạt được trong quan hệ thương mại Việt Nam và Myanmar

Mặc dù quan hệ thương mại Việt Nam và Myanmar mới phát triển trong khoảng gần chục năm trở lại đây, nhưng cả hai nước đều đã đạt được những thành tựu đáng kể, các thành tựu này là cơ sở để phát triển hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai nước trong tương lai.

Thứ nhất là thứ hạng của Việt Nam so với các nước xuất khẩu vào Myanmar tăng khá nhanh và ổn định. Tính đến tháng 2-2017, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Myanmar, còn Myanmar vươn lên vị trí thứ 43 trong số các nước có quan hệ thương mại hàng hóa với Việt Nam. Mặc dù đây là một vị trí không cao nhưng trong tương lai với sự nỗ lực của Chính phủ hai nước, các thứ hạng này sẽ thay đổi, đưa hai nước trở thành đối tác chiến lược trong lĩnh vực kinh tế. Ngoài việc hai nước tiếp tục duy trì 12 lĩnh vực hợp tác ưu tiên, gồm: Nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, thủy sản, tài chính-ngân hàng, hàng không, viễn thông, dầu khí, khai thác khoáng sản, sản xuất thiết bị điện, sản xuất và lắp rắp ô tô, xây dựng và đầu tư-thương mại. Myanmar cũng đang x m xét để cắt bớt danh mục những hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam phải xin giấy phép nhập khẩu vào Myanmar, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh ở Myanmar nhiều hơn.

Thứ hai là tại Myanmar hàng tiêu dùng Việt Nam được đánh giá cao, và “mad in Vi tnam” được coi là một biểu tượng của sự tin cậy. Điều này được tạo

43

dựng từ những bước đi tiên phong của các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Bắt đầu từ tòa nhà Hoàng Anh Gia Lai, nằm tại vị trí đắc địa nhất Yangon, cho đến thời điểm hiện tại vẫn là tòa cao ốc sang trọng bậc nhất, phần nào trở thành biểu tượng của thành phố. Rồi những thành công tiếp nối của các công ty lớn khác, như sữa Vinamilk, cáp điện Thịnh Phát, quạt điện Vina…cũng tham gia vào thương mại ở Myanmar. Gần đây nhất, tại Hội chợ Thương mại – Dịch vụ – Du lịch Việt Nam – Myanmar 2017 tổ chức tại thành phố Yangon, Myanmar, có tới hơn 80 doanh nghiệp Việt Nam gia với 120 gian hàng, hàng Việt Nam luôn được người dân Myanmar ưa thích và đánh giá cao. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Myanmar liên tục tăng cao cũng chứng tỏ hàng Việt Nam được thị trường Myanmar chấp nhận và tin tưởng về chất lượng.

Thứ ba, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước liên tục tăng lên th o các năm, tăng cả về trị giá và khối lượng hàng hóa. Năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước là 227 triệu USD trong đó Việt Nam xuất khẩu sang chỉ đạt 118 triệu USD và chỉ chiếm 51,9% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều. Thì đến năm 2017 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đã đạt 828 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 703 triệu USD, tăng 52% so với năm 2016, chiếm 85% trong tổng kim ngạch thương mại 2 chiều. Và so với năm 2012 thì trị giá nhập khẩu năm 2017 đã tăng lên gấp 6 lần. Nếu như trong năm 2010 Myanmar chỉ là thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 55 của Việt Nam trên thế giới thì bước sang năm 2017, đã tăng lên 12 bậc và Myanmar xếp ở vị trí thứ 43 (Tổng cục Hải quan, 2018).

Thứ tư, mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước ngày càng đa dạng hơn. Năm 2013, Việt Nam mới chỉ có 7 mặt hàng xuất khẩu chủ lực truyền thống sang Myanmar như: sắt thép các loại, sản phẩm từ kim loại thường khác, máy móc thiết bị và phụ tùng, nguyên liệu và sản phẩm nhựa, sản phẩm dệt may, phương tiện vận tải, đồ gốm sứ; thì năm 2014 đã có thêm 3 mặt hàng mới có kim ngạch xuất khẩu là thực phẩm (8,8 triệu USD), xi măng và clinhk (10,6 triệu USD), đồ nội thất (3,3 triệu USD). Và tính đến năm 2016-2017 đã số lượng các mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất sang Myanmar đã tăng lên 13 mặt hàng gồm: bánh kẹo và các sản phẩm

44

từ ngũ cốc, clinhk và xi măng, hóa chất, chất dẻo nguyên liệu, sản phẩm từ chất dẻo, hàng dệt may, sản phẩm gốm, sứ, sắt thép các loại và sản phẩm từ sắt thép, kim loại thường và các sản phẩm, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng khác, phương tiện vận tải và phụ tùng, sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ. Các mặt hàng Myanmar xuất khẩu sang Việt Nam cũng đều là các mặt hàng có lợi thế của Myanmar chủ yếu là các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp như rau, củ quả, chè, sữa, cà phê, ngũ cốc, cao su,… nhưng giá trị cũng tăng lên hàng năm (Tổng cục Hải quan, 2018).

Thành tựu đạt được giữa hai nước dù chưa nhiều nhưng cũng rất đáng khích lệ. Những thành tựu này sẽ là những thành tựu mở đường cho việc phát triển thương mại giữa Việt Nam và Myanmar trong các giai đoạn tiếp th o.

c) Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân cho Việt Nam khi muốn phát triển quan hệ thương mại với Myanmar

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi để hai nước phát triển quan hệ kinh tế, vẫn luôn luôn có những khó khăn và tồn tại khiến cho quan hệ thương mại giữa hai nước chưa được đạt được kết quản như hai bên mong đợi. Các khó khăn có thể kể đến là:

Thứ nhất, các tính toán cho thấy tổng trị giá giao thương 2 chiều giữa Việt Nam- Myanmar vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với tất cả các quốc gia trên thế giới, chỉ chiếm 0,2% trong năm 2017. Nếu chỉ tính riêng các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Myanmar cũng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ chưa đến 2% (Tổng cục hải quan, 2018).

Có rất nhiều nguyên nhân của tình trạng thương mại song phương Việt Nam – Myanmar ở mức thấp. Trong những năm qua, mặc dù kinh tế Myanmar đã có những cải cách nhưng năng lực sản xuất trong nước còn hạn chế, sản xuất trong nước của Myanmar mới chỉ đáp ứng 20% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Thêm vào đó, Myanmar vẫn có rất nhiều rào cản về xuất nhập khẩu, hạn chế khả năng và nhu cầu nhập khẩu hàng hóa trong nước. Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu còn nhiều bất cập, thời gian để

45

xin giấy phép nhập khẩu kéo dài vì vậy để doanh nghiệp nhập khẩu được hàng hóa th o đường chính ngạch mất rất nhiều thời gian và tiền bạc. Điều này khiến giá thành sản phẩm của Việt Nam khi đưa vào tiêu thụ ở Myanmar rất cao, người dân không đủ sức mua. Không chỉ vậy, hàng hóa Việt Nam còn gặp bất lợi về thời gian vận chuyển dài, chi phí vận chuyển cao. Hiện nay, trung bình thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ Việt Nam sang Myanmar mất khoảng 2 tuần. Cùng với chi phí vận chuyển cao, thủ tục hải quan và kiểm dịch của Myanmar còn chậm, hàng hóa Việt Nam nhất là các sản phẩm thực phẩm chế biến ăn liền có thời hạn sử dụng ngắn, gặp nhiều bất lợi, giảm sức cạnh tranh cho các đối thủ.

Thứ hai, cơ cấu mặt hàng còn đơn điệu, lượng hàng xuất khẩu chưa khai thác được tiềm năng lớn trong tiêu dùng ở thị trường Myanmar. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Myanmar phần lớn là các sản phẩm công nghệ hiện đại, nhu cầu của thị trường Myanmar không cao và thường xuyên như: Sản phẩm chính như sắt thép, hàng dệt may, sản phẩm từ chất dẻo, và một số loại máy móc, thiết bị, phụ tùng khác,... Trong khi Myanmar là một thị trường lớn, dân số đông, lại là một thị trường nông nghiệp là chủ yếu, không có khả năng sản xuất sản phẩm công nghệ hiện đại nhưng nhu cầu hàng tiêu dùng khá lớn. Tuy nhiên các mặt hàng được đánh giá là lợi thế của doanh nghiệp của Việt Nam lại vẫn chưa thâm nhập vào thị trường này như: thuốc chữa bệnh và thiết bị y tế, xăm lốp các loại, đồng hồ đo điện, phụ tùng các loại, vật liệu xây dựng, thuốc trừ sâu, mỹ phẩm, phân bón các loại, nông - ngư cụ... Myanmar là một thị trường dễ tính, yêu cầu đối với sản phẩm phù hợp với khả đặc điểm của hàng hóa Việt Nam. Hiện nay Myanmar có nhu cầu ngày càng cao đối với hàng hóa Việt Nam, tuy nhiên lượng hàng hóa Việt Nam đang có mặt ở thị trường này còn quá ít ỏi.

Nguyên nhân của tình trạng này là do năng lực thâm nhập thị trường mới của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều yếu kém. Chi phí triển khai các kế hoạch thăm dò thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng ở đây và tìm đối tác để cung ứng cho thị trường này còn hạn chế. Các doanh nghiệp Việt Nam sợ thất bại ở các thị trường mới mà không dám bỏ chi phí để điều tra và nghiên cứu thị trường Myanmar. Tuy nhiên trong những năm gần đây, khi Myanmar nổi lên là một nền kinh tế nhiều triển vọng thì

46

các doanh nghiệp mới đặt nhiều quan tâm và tổ chức các buổi triển lãm thương mại, giao lưu văn hóa, thành lập các Hiệp hội để hỗ trợ nhau trong việc giao thương với Myanmar. Ngoài ra, do chính sách thương mại của Myanmar ban đầu chưa ổn định, cơ chế thanh toán quốc tế còn khó khăn cũng khiến doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong việc làm ăn với doanh nghiệp Myanamar.

Thứ ba, nhu cầu cả hàng hóa thành phẩm và bán thành phẩm ở Myanmar rất cao, tuy nhiên hàng Việt Nam không dễ cạnh tranh với hàng Trung Quốc và Thái Lan ở đây. Hàng Thái Lan tuy nhìn chung giá cả cao nhưng chất lượng lại đáng tin cậy và đặc biệt là chi phí vận chuyển ít do chung biên giới với Myanmar. Hàng Trung Quốc, tuy chất lượng còn thiếu độ tin cậy nhưng bù lại giá lại rất cạnh tranh. Mà thu nhập bình quân của người dân Myanmar hiện đang ở mức thấp nên giá cả là một yếu tố rất quan trọng để các doanh nghiệp Trung Quốc giành lợi thế trên thị trường. Còn hàng Việt Nam, chất lượng cũng đã được tin cậy, tuy nhiên thời gian vận chuyển dài (khoảng 12 ngày đi bằng đường biển) và chi phí vận chuyển cao (do phải trung chuyển tại Singapor ) khiến không th o kịp diễn biến thị trường và giá sản phẩm bị đội lên cao, khó cạnh tranh nổi.

Nguyên nhân của tình trạng này là do hàng hóa từ Trung Quốc và Thái Lan, Ấn Độ giá rẻ hơn Việt Nam nhưng chất lượng không cao, đặc biệt là hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUAN hệ THƯƠNG mại, đầu tư VIỆT NAM – MYANMAR THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)