3.1. Dự báo về xu hướng phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar trong thời gian tới Nam và Myanmar trong thời gian tới
3.1.1. Những cơ hội trong việc phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar Việt Nam và Myanmar
Qua những phân tích trên, có thể nhận thấy rằng quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar đang ở mức thấp trong tổng trị giá thương mại, đầu tư của hai nước. Tuy nhiên, hiện tại mới chỉ là những bước đầu tiên trong việc phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước trong giai đoạn mới. Trong những năm gần đây, các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên có các cuộc gặp gỡ, trao đổi về tất cả các lĩnh vực, nhưng chú trọng nhất vẫn là lĩnh vực kinh tế. Nổi bật là hai cuộc gặp gỡ của các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Myanmar trong hai năm 2016 và 2017. Năm 2016, nhận lời mới của Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang, Tổng thống Cộng hòa Liên bang Myanmar Htin Kyaw và phu nhân đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam kéo dài 3 ngày từ ngày 26- 28/10/2016. Tiếp đó đến tháng 8/2017, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam đã có chuyến thăm cấp nhà nước chính thức lần đầu tiên đến Myanmar. Trong chuyến thăm này hai nước đã ra Tuyên bố chung về việc phát triển, hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, từ kinh tế, ngoại giao, quốc phòng, giáo dục, và khẳng định quan hệ Việt Nam-Myanmar đã lên một tầm cao mới.
Xu hướng phát triển quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam-Myanmar thể hiện rõ trong nội dung của các chuyến viếng thăm chính thức của lãnh đạo cấp cao hai nước, cụ thể như sau:
Trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến Myanmar năm 2016, hai bên cam kết làm sâu sắc hơn quan hệ thương mại-đầu tư trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Tổng thống Htin Kyaw ghi nhận hoạt động hiệu quả của Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam và Myamar; đồng thời khẳng định Chính phủ Myanmar quan tâm và tạo điều kiện, nhất là đối với các lĩnh vực mang tính cầu nối, mở đường và tạo điều kiện cho các lĩnh vực hợp tác khác như ngân hàng, hàng không, viễn
64
thông, khoáng sản và du lịch. Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Htin Kyaw hoan nghênh sự kết nối ngày càng mạnh mẽ giữa hai nước trên các lĩnh vực như nông nghiệp, viễn thông, giao thông vận tải, tư pháp, văn hóa, giáo dục, du lịch, giao lưu nhân dân và nhất trí sớm ký các thỏa thuận nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể. Bên cạnh đó, Việt Nam và Myanmar vẫn tiếp tục duy trì 12 lĩnh vực hợp tác ưu tiên mà hai bên đã nêu trong Tuyên bố chung vào tháng 4/2010 trong chuyến thăm Myanmar của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đó.
Tiếp đến, trong chuyến thăm cấp nhà nước Myanmar của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, để tăng cường kết nối hai nền kinh tế, hai bên cam kết dành ưu tiên cho các lĩnh vực hợp tác về hạ tầng giao thông, du lịch, mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực: nông-lâm nghiệp, viễn thông và ngân hàng. Hai bên nhất trí sẽ tiến hành các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư để khuyến khích các doanh nghiệp của hai nước đầu tư vào thị trường của nhau. Hai bên nhất trí tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và thuận lợi hóa thương mại, đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 1 tỷ USD vào thời gian sớm nhất.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định sẽ khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng tại Myanmar như năng lượng, viễn thông, hạ tầng cơ sở. Tổng thống Htin Kyaw ghi nhận các dự án đầu tư của Việt Nam ở Myanmar có đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của Myanmar; tái khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo các lợi ích của các doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar.
Việc gặp cấp cao của lãnh đạo hai Nhà nước chính là cơ sở đầu tiên về ngoại giao, tạo ra những cơ hội mới để mở rộng và phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới. Do đó, tác giả cho rằng sẽ có nhiều cơ hội mới mở ra nếu doanh nghiệp của hai nước tận đụng được để tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư cho những năm tiếp theo.