Quá trình hình thành và phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUAN hệ THƯƠNG mại, đầu tư VIỆT NAM – MYANMAR THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 32 - 34)

cũng bắt đầu có những biện pháp về an ninh xã hội, nhằm hạn chế những xung đột sắc tộc nội bộ để ổn định và phát triển kinh tế.

Có thể nhận thấy Myanmar sở hữu đầy đủ các yếu tố cần thiết để phát triển kinh tế toàn diện: vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có trữ lượng cao, dân số đông. Việt Nam

1.3. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Myanmar

1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Myanmar Myanmar

Myanmar và Việt Nam đã thiết lập quan hệ nhiều thập kỷ qua. Năm 1947, Việt Nam đã đặt cơ quan thường trú tại Yangon. Trong những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX, quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Myanmar không đáng kể do khó khăn của cả hai bên. Sau khi Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải thăm chính thức Myanmar (tháng 5/2000), quan hệ thương mại giữa hai nước mới thực sự được triển khai. (Nguyễn Vĩnh, 2012)

Các nhà lãnh đạo hai nước đã tổ chức nhiều cuộc họp, nhiều cuộc viếng thăm và ký kết nhiều Biên bản ghi nhớ, hiệp định mục đích là để tìm hướng phát triển kinh tế cho cả hai đất nước. Ngày 06 tháng 05 năm 2002 tại Myanmar, hai nước đã ký Biên bản ghi nhớ thành lập Uỷ ban hỗn hợp Thương mại Việt Nam – Myanmar. Từ đó đến nay, Ủy ban hỗn hợp Thương Mại Việt Nam – Myanmar đã tổ chức 9 kỳ họp, mỗi kỳ họp đều đưa ra các nội dung nhằm tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp hai nước. Tiếp đó vào tháng 11 năm 2007, thủ Thủ tướng Myanmar khi đó là Thein Sein đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam, khi tiếp đón các nhà lãnh đạo Myanmar, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã rất nhiệt tình chia sẻ các kinh nghiệm về cải cách đất nước và phát triển kinh tế, hy vọng Myanmar sớm ổn định để tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ hợp tác hai nước tiếp tục phát triển. Đến tháng 10 năm 2009, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thăm chính thức Myanmar lần đầu tiên. Các nhà lãnh đạo hai nước đã thống nhất

21

nhiều biện pháp thắt chặt quan hệ và đẩy mạnh hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực là tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên. Trong chuyến thăm lần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Myanmar Th in S in đã chứng kiến lễ ký kết nhiều văn kiện hợp tác giữa Chính phủ hai nước trên các lĩnh vực đầu tư, nông nghiệp, thủy sản, ngân hàng và các văn bản hợp tác cụ thể giữa doanh nghiệp hai nước về phát triển bưu chính, viễn thông, hàng không và ngân hàng (Nhàn Đàm, Báo mới, 2009) là nền tảng để hai nước tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế trong tương lai.

Đến tháng 4 năm 2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thăm và làm việc tại Liên bang Myanmar lần thứ hai, chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng diễn ra trong bối cảnh quan hệ truyền thống giữa hai nước đang phát triển tích cực. Trong chuyến thăm này, hai nước đã ký Tuyên bố chung về hợp tác trong 12 lĩnh vực ưu tiên gồm: Nông nghiệp, cây công nghiệp, thủy sản, ngân hàng-tài chính, hàng không, viễn thông, dầu khí, khoáng sản, sản xuất thiết bị điện, sản xuất lắp ráp ôtô, xây dựng, hợp tác thương mại và đầu tư. Các mong muốn của hai nước đã được cụ thể hóa trong Tuyên bố chung lần này và góp phần định hướng thương mại, đầu tư lâu dài cho các doanh nghiệp hai nước (ITPC, 2016).

Gần đây nhất, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Liên bang Myanmar của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ ngày 24-26/8 năm 2017, hai bên đã ký Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác Hợp tác Toàn diện giữa Việt Nam và Myanmar. Từ việc hợp tác trên 12 lĩnh vực kinh tế, đến nay hai bên đã nâng quan hệ hợp tác lên một tầm cao mới là hợp tác toàn diện tất cả các lĩnh vực, từ văn hóa, kinh tế, chính trị đến an ninh, quốc phòng, giáo dục. Đặc biệt để tăng cường kết nối hai nền kinh tế, hai bên cam kết dành ưu tiên cho các lĩnh vực hợp tác về hạ tầng giao thông, du lịch, mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực: nông-lâm nghiệp, viễn thông và ngân hàng. Hai nước Việt Nam-Myanmar nhất trí sẽ tiến hành các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư để khuyến khích các doanh nghiệp của hai nước đầu tư vào thị trường của nhau. Hai bên nhất trí tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và thuận lợi hóa thương mại, đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 1 tỷ USD vào thời gian sớm nhất (Ái Vân, Vietnamnet, 2017)

22

Hai nước Việt Nam và Myanmar đã có quan hệ kinh tế lâu dài, hợp tác và đang ngày càng được mở rộng trên tất cả các lĩnh vực. Các nhà lãnh đạo hai nước cũng đang rất tích cực hợp tác và cụ thể hóa bằng những Biên bản ghi nhớ, những Hiệp định, các Tuyên bố chung về kinh tế. Việt Nam và Myanmar đều hy vọng sẽ trở thành đối tác kinh tế lớn của nhau trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUAN hệ THƯƠNG mại, đầu tư VIỆT NAM – MYANMAR THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)