giai đoạn 2012 đến nay.
Trong giai đoạn này cả Việt Nam và Myanmar đều ban hành nhiều chính sách thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài (Việt Nam) và thu hút đầu tư nước ngoài (Myanmar). Ngày 26/11/2014, Việt Nam ban hàng Luật Đầu tư mới và đến ngày 25/9/2015 ban hành Nghị định 83/2015/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài nhằm xây dựng khung pháp lý rõ ràng, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Và về phía Myanmar, Ủy ban Đầu tư Myanmar thông báo Luật đầu tư mới được Quốc hội nước ngày thông qua năm 2016 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2017. Với Luật Đầu tư mới với nhiều thay đổi nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho các nhà đầu tư nước ngoài và Myanmar hy vọng sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư hơn nữa. Kết quả là, tại thời điểm tính đến hết năm 2017, Việt Nam đã có hơn 70 dự án đã đang được cấp phép hoạt động tại Myanmar, tổng số vốn đăng ký đạt gần 1,5 tỷ USD và đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 của Myanmar và là nhà đầu tư lớn thứ 2 ASEAN đầu tư vào Myanmar, sau Singapore (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2018).
Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar đang ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. Việc Myanmar ban hành nhiều chính sách thương mại, đầu tư cởi mở hơn đã giúp cho việc giao lưu buôn bán và đầu tư giữa hai nước đạt được kết quả khả quan. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều hạn chế trong chính sách kinh tế cũng như quản lý kinh tế của hai nước mà sự phát triển về thương mại và đầu tư giữa hai nước chưa có sự tăng trưởng vượt bậc trong thời quan qua.
32
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM VÀ MYANMAR