giữa Việt Nam và Myanmar
Bên cạnh những cơ hội, thách thức đối với doanh nghiệp hai nước cũng như đối với Chính phủ hai nước không phải là không có.
65
Trước hết là những thách thức từ bên ngoài, Việt Nam và Myanmar đều phải đối mặt với thách thức bên ngoài trong quan hệ thương mại, đầu tư, đó là sự phát triển của các nước khác. Các nước trên thế giới đều rất tích cực và năng động trong việc ban hành các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy thương mại. Rất nhiều các hiệp định thương mại song phương, các bản ghi nhớ (MOU) được ký kết nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư của các nước trên thế giới và khu vực. Hiện này, cả Việt Nam và Việt Nam đều nằm trong 4 nước kém phát triển nhất khu vực ASEAN, nền kinh tế của hai nước đều bị cấm vận trong một thời gian dài, tuy Việt Nam đã mở cửa được 30 năm, nhưng tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đã giảm tương đối trong các năm gần đây. Còn Myanmar, mở cửa trong bối cảnh kinh tế thế giới đã phát triển vượt bậc về mọi mặt, khi mở cửa nền kinh tế Myanmar sẽ phải cạnh tranh với các nền kinh tế mạnh, phát triển hơn nhiều.
Tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, sự mạnh lên của nền kinh tế Mỹ và sự phát triển chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc cũng tác động đến quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước. Đặc biệt hiện nay, nền kinh tế Myanmar phụ thuộc khá lớn và kinh tế Trung Quốc, cả về thương mại và đầu tư, Trung Quốc đều là đối tác số 1 của Myanmar. Hiện tại Trung Quốc đang kiểm soát chặt chẽ đầu tư ra nước ngoài, theo Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc vào các lĩnh vực phi tài chính trong 10 tháng đầu năm 2017 đã giảm tới 40,9% so với cùng kỳ năm 2016. Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc bị thắt chặt thì nền kinh tế Myanmar sẽ phát triển chậm hơn, gây khó khăn cho mục tiêu kinh tế đã đặt ra. Các quá trình cải thiện hạ tầng cơ sở, giao thông, viễn thông cũng sẽ chậm lại, khiến các nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy không yên tâm khi đầu tư vào Myanmar (Vietstock, 2017).
Thứ hai là những thách thức từ bên trong, Myanmar đã mở cửa và cải cách nền kinh tế nhưng như thế là chưa đủ, mà mở cửa và cải cách nền kinh tế còn đi kèm với cải cách chính trị và hành chính để làm bệ đỡ cho tăng trưởng kinh tế một cách ổn định lâu dài. Nếu chính trị không ổn định, thủ tục hành chính chưa rõ ràng sẽ khiến các nhà đầu tư Việt Nam không yên tâm khi đầu tư vào Myanmar, và danh tiếng về thu hút thương mại, đầu tư Myanmar sẽ bị ảnh hưởng.
66
Hơn nữa các lĩnh vực đầu tư nước ngoài của Việt Nam vào Myanmar vẫn là khai khoáng, bất động sản và viễn thông, tài chính do hệ thống hạ tầng ở Myanmar đang quá tệ hại và gần như đang tạo ra khó khăn lớn cho việc đầu tư ở các khu vực xa thủ đô Naypyidaw hay thành phố Yangoon. Dù được đánh giá là có mức giá nhân công rẻ, nhưng các nhà đầu tư Việt Nam vẫn ít lập các dự án sản xuất lớn.
Hai nước cũng nhận thấy những khó khăn gặp phải trong quan hệ thương mại, đầu tư của mình, chính vì vậy, Chính phủ và doanh nghiệp hai nước vẫn đang cố gắng từng ngày để thay đổi các chính sách và kế hoạch đầu tư của mình cho phù hợp với môi trường kinh doanh nước bạn. Các doanh nghiệp hai nước đều cố gắng tận dụng những lợi thế từ chính sách của Chính phủ và khắc phục tối đa những khó khăn trong môi trường kinh doanh, đầu tư ở hai nước.