Các giai đoạn phát triển kinh tế giữa Việt Nam và Myanmar

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUAN hệ THƯƠNG mại, đầu tư VIỆT NAM – MYANMAR THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 34 - 37)

a) Giai đoạn trước 1990

Do những nguyên nhân lịch sử và chính trị của cả hai nước, việc buôn bán giữa Việt Nam và Myanmar giai đoạn trước năm 1990 phát triển chậm chạp và chủ yếu là quan hệ buôn bán một chiều: Myanmar xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam (chủ yếu là mặt hàng gạo). Tuy nhiên lượng hàng hóa cũng không đáng kể (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2013). Về đầu tư thì cả Việt Nam và Myanmar đều chưa có bất kỳ dự án đầu tư nước ngoài nào tại hai quốc gia trong giai đoạn này.

b) Giai đoạn 1990 – 2000

Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Myanmar được ký kết tháng 5– 1994, tuy nhiên tốc độ triển khai Hiệp định còn rất chậm chạp. Tháng 3 năm 1995 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Myanmar đã họp lần thứ nhất để xúc tiến việc thực hiện các hiệp định đã ký kết giữa hai nước. Năm 1997 Myanmar gia nhập ASEAN, mở ra những cơ hội gắn bó gần gũi và hợp tác mạnh mẽ hơn giữa Myanmar với các thành viên của ASEAN nói chung và với Việt Nam nói riêng, thông qua những cam kết chung của Hiệp hội. Myanmar cùng với Việt Nam, Lào và Campuchia là thành viên của ASEAN 4 với những nét tương đồng cùng hỗ trợ lẫn nhau trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và tạo điều kiện cùng nhau phát triển. Như vậy, tính đến năm 1997 Việt Nam và Myanmar đã ký 8 hiệp định hợp tác kinh tế về thương mại, du lịch, hàng không, nông nghiệp,... và thành lập ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế và khoa học - kỹ thuật. Cho đến năm 1999 tuy đã có nhiều hiệp định được ký kết, nhiều cuộc tiếp xúc của lãnh đạo hai nước được tổ chức để bàn về quan hệ thương mại song phương giữa hai nước, song kết quả đạt được còn rất khiêm tốn. Mặc dù còn nhiều hạn chế, Việt Nam và Myanmar cùng chủ trương khuyến khích hơn nữa

23

quan hệ thương mại giữa hai nước. Th o đó, cuối năm 2000, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Dy Niên đã sang thăm chính thức Myanmar và nhất trí triển khai một số biện pháp để tăng cường thương mại như: lập Tiểu ban Thương mại hai nước, xúc tiến khả năng buôn bán hàng đổi hàng, trao đổi do các phòng Thương Mại Công Nghiệp của hai nước để tìm hiểu (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2013).

Về đầu tư, giai đoạn này đặc điểm của đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam là nhỏ lẻ và manh mún. Việc đầu tư vốn ra nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu xuất phát từ nhu cầu nội tại của doanh nghiệp. Nguyên nhân là do đầu những năm 1990, lượng vốn FDI vào Việt Nam liên tục gia tăng, nhất là trong lĩnh vực dệt – may, nên lượng quota xuất khẩu hàng năm không đáp ứng đủ năng lực sản xuất. Bên cạnh đó, chính sách “đóng cửa rừng”, cấm khai thác đánh bắt gần bờ để bảo vệ tài nguyên, môi trường cũng tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng. Vì vậy, nhằm bù đắp các “thiếu hụt” trên nên một số doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển địa bàn hoạt động và cơ hội kiếm tìm lợi nhuận sang một số nước láng giềng như Lào và Campuchia. Vào khoảng thời gian này, nền kinh tế của Myanmar vẫn thực hiện chính sách đóng cửa nền kinh tế và thêm lệnh cấm vận của Mỹ nên hầu như giữa Việt Nam và Myanmar không có bất kỳ hoạt động đầu tư nước ngoài nào.

c) Giai đoạn 2001 đến 2011

Trong giai đoạn này trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Myanmar vẫn ở mức rất thấp. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước trong năm 2001 chỉ dừng lại ở con số 9,5 triệu USD; trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang Myanmar đạt 5,4 triệu USD, Việt Nam nhập khẩu từ Myanmar trị giá 4 triệu USD.. Có thể thấy rằng trong những năm đầu của thế kỉ 21, quan hệ thương mại giữa hai nước chưa được chú trọng và chưa đạt hiệu quả cao. Tiếp sau đó, vào tháng 5/2002 Chủ Tịch Trần Đức Lương sang thăm chính thức Myanmar và tới tháng 3/2003 Chủ Tịch Than Swe của Myanamr sang thăm chính thức Việt Nam và cũng trong năm 2003 Việt Nam - Myanmar ký kết hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư và hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tạo

24

khung pháp lý hoàn chỉnh, thì quan hệ thương mại hai nước bắt đầu phát triển. Năm 2003, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đã tăng lên 30.8 triệu USD, các năm sau đó tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước cũng vẫn gia tăng nhưng ở chỉ ở mức tăng trưởng nhỏ. Đến năm 2011, tổng kim ngạch thương mại hàng hóa giữa hai nước mới chỉ đạt mức 167 triệu USD (xem Phụ lục 7) và Việt Nam chưa trở thành đối tác thương mại lớn của Myanmar. (Tổng cục Hải quan, 2018)

Về đầu tư, nếu như trước chuyến công du của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Myanmar hồi tháng 4/2010, tổng giá trị đầu tư của Việt Nam vào Myanmar chưa đạt tới 30 triệu USD thì đến thời điểm cuối năm 2010, tổng vốn đăng kí đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường này đã đạt 173 triệu USD với 20 dự án đầu tư (Thúy Nhung, Vneconomy, 2010). Các loại hình hợp tác đầu tư giữa hai nước cũng có sự mở rộng sang nhiều lĩnh vực như kỹ thuật nông nghiệp, phát triển trồng trọt đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất thức ăn gia súc gia cầm; sản xuất thuốc thú y, công nghiệp sơ chế, bảo quản sau thu hoạch, chế biến nông sản, sản phẩm gỗ và lâm sản, nhà máy sản xuất nước đá, công nghiệp dệt may, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp cơ khí, xuất khẩu chuyên gia về nông nghiệp, y tế, giáo dục.

Có thể nói rằng giai đoạn 2001-2011 là giai đoạn có sự thay đổi về quan hệ thương mại, đầu tư cả về chất lượng và số lượng giữa hai nước Việt Nam và Myanmar. Cả thương mại và đầu tư đều bắt đầu tăng trưởng, tuy nhiên , là tiền đề để có những bước nhảy vọt trong giai đoạn tiếp theo.

d) Giai đoạn 2012 đến nay

Đây là giai đoạn mà quan hệ giữa Việt Nam và Myanmar đạt đến một tầm cao mới, hai bên đã ký tuyên bố chung về Quan hệ Đối tác hợp tác toàn diện trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị,văn hóa, giáo dục, an ninh, quốc phòng. Trong chuyến thăm chính thức Myanmar năm 2017, tại Phủ Tổng thống Myanmar, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam và Tổng thống Htin Kyaw của Myanmar đã chứng kiến lễ ký kết 4 văn bản hợp tác giữa Việt Nam và Myanmar và nhấn mạnh mặc dù cả hai bên hài lòng về sự phát triển nhanh chóng, tích cực của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước thời gian qua; nhưng đều

25

nhận thấy tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn, cần được phát huy mạnh mẽ hơn. Và kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 548 triệu USD trong năm 2016 và đạt hơn 800 triệu USD năm 2017, vượt xa mục tiêu 500 triệu USD mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra. Việt Nam vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ 9 của Myanmar, và trở thành một trong các đối tác thương mại quan trọng của Myanmar (Tổng cục Hải quan, 2018).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUAN hệ THƯƠNG mại, đầu tư VIỆT NAM – MYANMAR THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)