2.2.2.2 .Công ty quản lý và sử dụng TSCĐ
3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp
3.3.1. Về phía Chính phủ, Bộ Công Thương
- Áp dụng các giải pháp đồng bộ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, giúp cho các DN giảm thiểu các chi phí trong quá trình hoạt động SXKD, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động và nâng cao năng lực tài chính của mình. Trong đó, cần chú trọng một số nhóm vấn đề sau:
+ Ổn định tình hình kinh tế, ổn định lạm phát và tỷ giá,... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động kinh doanh của DN. Cụ thể có các nhóm giải pháp sau: tăng khả năng tiết kiệm vốn của DN sản xuất, DN xuất khẩu…, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị sức mua tiền đồng, tăng dần dự trữ ngoại hối, tăng trả nợ, giảm vay nợ, chấm dứt đầu tư dàn trải nhất là đầu tư dàn trải của DN nhà nước. Nghiên cứu, đánh giá lại hiệu quả của Quỹ bình ổn giá xăng dầu, khắc phục tình trạng bù lỗ và hỗ trợ về thuế, đồng thời có cơ chế giám sát, kiểm tra đối chiếu minh bạch việc điều hành quỹ, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng.
+ Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi về hoạt động SXKD của các DN như: có những biện pháp quyết liệt đổi mới quản lý ngành điện, tập trung phát triển ngành điện, giải quyết tình trạng thiếu điện một cách cơ bản; phát triển hệ thống giao thông theo hướng hiện đại, xây dựng đường bộ đạt chuẩn; quy hoạch lại đường giao thông đô thị tránh ùn tắc; mở rộng các cảng hàng không
tại các vùng kinh tế trọng điểm; nâng cấp hệ thống đường sắt; xây dựng hệ thống cảng biển phù hợp; phát triển hạ tầng viễn thông bền vững cùng với tăng trưởng về số lượng cần nâng cấp các dịch vụ đi kèm cho phù hợp, phát triển hạ tầng viễn thông ở những vùng sâu, xa,...; xây dựng hệ thống cấp thoát nước và xử lý chất thải, tránh tình trạng thiếu nước và ô nhiễm môi trường gia tăng,...
- Tiếp tục các quá trình đàm phán và triển khai thực thi các thỏa thuận song phương, đa phương về thương mại giữa Việt Nam và các đối tác. Tính đến hết năm 2018, Việt Nam đã kết thúc đàm phán hoặc ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do FTA, điều này sẽ mở ra một giai đoạn mới trong hội nhập kinh tế Việt Nam với thế giới. Tuy nhiên, để tận dụng những lợi thế về thị trường mở rộng, ưu đãi về cắt giảm thuế nhập khẩu,…vẫn còn là một chặng đường dài đối với các DN Việt Nam, trong đó có các DN than. Với vai trò cơ quan quản lý Nhà nước, Chính phủ và Bộ Công Thương cần có những biện pháp hỗ trợ phát triển mỏ than mới, hỗ trợ trong việc đào tạo nhân lực phục vụ cho ngành than.
- Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, nhất là ở thị trường nước ngoài vì góp phần tăng khả năng xuất khẩu.