1.5.1. Hoạch định chích sách tài chính
Hoạch định tài chính là quá trình phát triển các kế hoạch tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Các kế hoạch tài chính có đặc trưng cơ bản là được trình bày bằng đơn vị đo lường chung là tiền tệ. Vì vậy, hệ thống kế hoạch tài chính đóng vai trò quan trọng, then chốt trong việc lập
kế hoạch và kiểm soát của các doanh nghiệp. Các kế hoạch của doanh nghiệp xác định mục tiêu và những hành động cần thực hiện để đạt được mục tiêu.
1.5.1.1. Mục tiêu của hoạch định tài chính
Ngân sách hàng năm thường được xây dựng cho các bộ phận trong tổ chức (phòng ban, xí nghiệp, đơn vị..) và cho các hoạt động (bán hàng, sản xuất, nghiên cứu...) Hệ thống ngân sách này phục vụ cho kế hoạch tài chính của toàn tổ chức và đem lại cho tổ chức nhiều lợi ích cụ thể, bao gồm:
+ Thúc đẩy các nhà quản trị lập kế hoạch
+ Cung cấp nguồn thông tin để cải thiện việc ra quyết định
+ Giúp ích cho việc sử dụng các nguồn lực quản lý nhân sự thông qua việc thiết lập tiêu chuẩn đánh giá hiệu suất.
+ Cải thiện vấn đề truyền thông và hợp tác.
1.5.1.2. Các loại kế hoạch tài chính
+ Kế hoạch dài hạn biểu hiện dưới dạng kế hoạch đầu tư và tài trợ
+ Ngân sách hàng năm bao gồm: Ngân sách đầu tư, ngân sách tài chính, ngân sách kinh doanh, ngân sách ngân quỹ. Cuối cùng, từ hệ thống ngân sách trên, các nhà lập kế hoạch sẽ lập dự toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và dự toán bảng cân đối kế toán.
1.5.1.3. Các phương pháp lập kế hoạch tài chính
+ Phương pháp quy nạp: Một khi đã nắm được bản chất về các dòng dịch chuyển tài chính, mối quan hệ giữa các hoạt động, các bộ phận trên cơ sở tài chính, có thể dễ dàng lập kế hoạch, bố trí tất cả các hoạt động và ngân sách được lập trong tổ chức vào một bức tranh tổng thể - hệ thống kế hoạch tài chính hàng năm của Công ty.
+ Phương pháp diễn giải: Phương pháp này cho rằng kế hoạch tài chính là sự chuẩn bị những điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu. Vì vậy, việc lập kế hoạch tài chính xuất phát từ những mục tiêu tổng quát, sau đó, cụ thể hoá thành ngân sách cụ thể ở các bộ phận nhằm thực hiện mục tiêu. Quá trình diễn giải này được kiểm tra lại trên cơ sở tính hợp lí và cân đối giữa các chương trình, mục tiêu đưa ra.
1.5.1.4. Các quyết định tài chính
+ Các quyết định tài chính của doanh nghiệp chính là trách nhiệm trực tiếp của các giám đốc tài chính doanh nghiệp; 3 quyết định tài chính chúng ta tìm hiểu bao gồm: Quyết định đầu tư, Quyết định huy động vốn (nguồn vốn) và Quyết định phân phối lợi nhuận.
Thứ nhất, Quyết định đầu tư: Là những quyết định liên quan đến:
+ Tổng giá trị tài sản và giá trị từng bộ phận tài sản (tài sản cố định và tài sản lưu động) cần có.
+ Mối quan hệ cân đối giữa các bộ phận tài sản trong doanh nghiệp.
Thứ hai, Quyết định tài trợ: Quyết định tài trợ gắn liền với việc quyết định nên
lựa chọn loại nguồn vốn nào cung cấp cho việc mua sắm tài sản, nên sử dụng vốn chủ sở hữu hay vốn vay, nên dùng vốn ngắn hạn hay vốn dài hạn. Ngoài ra, quyết định nguồn vốn còn xem xét mối quan hệ giữa lợi nhuận để lại tái đầu tư và lợi nhuận được phân chia. Tiếp theo nhà quản trị còn phải quyết định làm thế nào để huy động được các nguồn tài trợ.
Thứ ba, Quyết định phân phối: Quyết định về phân chia lợi nhuận của Công
ty. Trong loại quyết định này giám đốc tài chính sẽ phải lựa chọn giữa việc sử dụng lợi nhuận sau thuế để phân phối lại hay là giữ lại để tái đầu tư.
Các quyết định khác:
Ngoài 3 loại quyết định chủ yếu vừa nêu trên, còn có nhiều loại quyết định khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty, có thể liệt kê ra như là: quyết định hình thức chuyển tiền, quyết định phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh đối ngoại, quyết định tiền lương hiệu quả, quyết định tiền thưởng bằng quyền chọn...
1.5.2. Kiểm soát tài chính
1.5.2.1. Nội dung kiểm soát tài chính:
Hoạt động kiểm soát tài chính nhằm đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán tài chính và tính minh bạch của hoạt động quản trị tài chính. Hoạt động kiểm soát tài chính giúp công ty kịp thời điều chỉnh các hoạt động không bị chệch hướng,
góp phần giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp cũng như cho các nhà đầu tư trên thị trường vốn và phát triển thị trường tài chính cho nền kinh tế.
Có nhiều cơ chế kiểm soát tài chính, chúng ta chỉ tập trung vào ba cơ chế cơ bản:
+ Phân tích tình hình tài chính: Mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đều nằm trong thể tác động liên hoàn với nhau. Bởi vậy, chỉ có thể phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp mới đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng. Trên cơ sở đó, nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành các mục tiêu - biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tài chính của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân chủ doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp.
+ Kế hoạch tài chính: là bản kế hoạch tổng hợp các dự kiến về nhu cầu tài chính cho toàn bộ các hoạt động của một doanh nghiệp.
Thông qua kế hoạch tài chính, chủ doanh nghiệp có thể dự tính được các khoản cần phải sử dụng như chi tiêu, tiền đầu tư, công nợ, mức độ chủ động trong tài chính thanh toán các khoản nợ ngắn hạn để phòng xảy ra rủi ro tài chính.Chủ doanh nghiệp cũng có thể dựa vào kế hoạch tài chính để phân bổ các công việc sau:
• Tiến độ triển khai ra sao?
• Trách nhiệm thu hồi công nợ của ai?
• Các giải pháp vốn cho từng bộ phận như thế nào?
• Cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp thực hiện những việc gì?
Qua đó có thể thấy được kế hoạch tài chính doanh nghiệp của bộ phận kế toán cần phải gắn liền với kế hoạch công việc của bộ phận nhân sự.
+ Kiểm soát chi phí hoạt động: Kiểm soát chi phí là một chức năng quản lý có ý thức và rất quan trọng trong quá trình quản lý của doanh nghiệp. Đó là sự tác động của chủ thể quản lý nhằm nhận biết, hiểu biết các nội dung chi phí nhằm sử dụng hiệu quả nhất các khoản chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Để làm tốt chức năng này nhà quản lý cần trả lời các câu hỏi: Doanh nghiệp có những khoản mục chi phí nào?; tiêu chuẩn, định mức chi phí là bao nhiêu?; chi phí nào chưa hợp lý? Nguyên nhân vì sao?, biện pháp giải quyết?.
1.5.2.2. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Kiểm soát tài chính có thể thực hiện thông qua tình hình thu chi tiền tệ hàng ngày, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính hay việc phân tích tình hình tài chính định kỳ. Trong đó phân tích tình hình tài chính là công cụ hỗ trợ chủ yếu cho kiểm soát tài chính cũng như hoạch định tài chính và quá trình tổ chức thực hiện các quyết định tài chính.
1.5.2.3. Các tỷ số tài chính quan trọng trong việc thể hiện và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp gồm: hình tài chính của doanh nghiệp gồm:
-Tỷ số thanh toán
-Tỷ số đòn bẩy tài chính -Tỷ số hiệu quả hoạt động -Tỷ số khả năng sinh lời + Tỷ số thanh toán
a. Hệ số thanh toán ngắn hạn
Công thức: Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa: Đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong vòng 1 năm bằng các tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền trong vòng 1 năm tới.
Đánh giá
- Dưới 1 lần: DN có thể đang dùng các khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản dài hạn, dẫn đến VLĐ ròng âm.
b. Hệ số thanh toán nhanh Công thức :
(Tiền và các khoản tương đương tiền + Đầu tư tài TC ngắn hạn + phải thu ngắn hạn)
(Nợ ngắn hạn)
Ý nghĩa: Đánh giá khả năng sẵn sàng thanh toán nợ ngắn hạn cao hơn sơ với hệ số thanh toán ngắn hạn
Đánh giá:
- Trên 0,5 lần: an toàn c. Khả năng thanh toán lãi vay
Công thức: Lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) Chi phí trả lãi vay
Ý nghĩa : Đánh giá mức độ lợi nhuận trước khi trả lãi vay đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm.
Đánh giá :
- Mức an toàn tối thiểu là 2 lần - Nhỏ hơn 1: Doanh nghiệp bị lỗ d. Khả năng hoàn trả nợ vay
- Dựa trên lưu chuyển tiền tệ - Công thức :
(Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD + thuế thu nhập + Chi phí trả lãi vay ) Chi phí trả lãi vay
- Ý nghĩa : Đánh giá khả năng trả lãi vay bằng tiền mặt chứ không phải từ lợi nhuận hạch toán.
Đánh giá :
- Mức an toàn tối thiểu là 2 lần - Nhỏ hơn 1: DN bị lỗ
e. Khả năng thanh toán lãi vay
- Công thức : (LNTT + Khấu hao + Chi phí trả lãi vay) (Tiền trả nợ gốc + Chi phí trả lãi vay )
-Ý nghĩa: Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc công ty kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay. Tỷ số khả năng trả lãi chỉ cho biết khả năng trả phần lãi của khoản đi vay, chứ không cho biết khả năng trả cả phần gốc lẫn phần lãi ra sao.
- Đánh giá :
- Mức an toàn tối thiểu : 1 lần
+ Tỷ số đòn bẩy tài chính
a. Hệ số tự tài trợ
- Công thức : Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn
- Ý nghĩa: Đánh giá mức độ tự chủ về tài chính của DN và khả năng bù đắp tổn thất bằng vốn chủ sở hữu.
- Đánh giá : Nói chung: hệ số cao thường an toàn - Mức tối thiểu :
+ 15% đối với cho vay có TSBĐ
+ 20% đối với cho vay không có bảo đảm b. Hệ số đòn bẩy tài chính
- Công thức : Tổng tài sản bình quân Vốn chủ sở hữu bình quân
- Ý nghĩa: thể hiện mối quan hệ giữa nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu, thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của DN. Hệ số này cũng cho phép đánh giá tác động tích cực hoặc tiêu cực của việc vay vốn đến ROE.
c. Hệ số tài sản cố định
- Công thức : Tài sản cố định Vốn chủ sở hữu
- Ý nghĩa: Đánh giá mức độ ổn định của việc đầu tư vào TSCĐ - Đánh giá : Nói chung, hệ số nhỏ thể hiện an toàn
d. Hệ số thích ứng dài hạn
- Công thức : Tài sản dài hạn
(vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn)
- Ý nghĩa: Đánh giá khả năng DN có thể trang trải tài sản dài hạn bằng các nguồn vốn ổn định dài hạn
- Đánh giá: Hệ số này không được vượt quá 1. e. Tỷ số nợ trên tài sản
Tổng nợ
Tỷ số nợ trên tài sản = x 100%
Tổng tài sản
- Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp; tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn. Khi dùng tỷ số này để đánh giá cần so sánh tỷ số của một doanh nghiệp cá biệt nào đó với tỷ số bình quân của toàn ngành.
+ Tỷ số hiệu quả hoạt động
Các tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động và tổng vốn nói chung bởi vì kinh tế thị trường đòi hỏi phải so sánh doanh thu tiêu thụ với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các loại tài sản khác nhau như: tài sản cố định, tài sản dự trữ (tồn kho), các khoản phải thu, vì giữa các yếu tố đó đòi hỏi phải có một sự cân bằng nhất định. Chỉ tiêu doanh thu
tiêu thụ sẽ được dùng chủ yếu trong các tỷ số này để đo lường khả năng hoạt động của doanh nghiệp.
DT Vòng quay tiền =
Tiền Tỷ lệ này cho biết số vòng quay của tiền trong năm.
DT Vòng quay dự trữ =
Dự trữ
Số vòng quay càng cao thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. Nhưng cũng có trường hợp tỷ lệ này cao khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn, dự trữ và doanh thu đều thấp.
Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu * 360 DT
Chỉ tiêu này dùng để đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh toán thông qua các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân một ngày. Nếu kỳ thu tiền thấp thì vốn của doanh nghiệp ít bị đọng trong khâu thanh toán. Còn ngược lại thì vốn của doanh nghiệp bị đọng khá lớn trong thanh toán, tuy nhiên các khoản phải thu trong nhiều trường hợp cao hay thấp chưa thể có một kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét các mục tiêu của các chính sách tiêu nhằm mở rộng thị trường ...
Hiệu suất của doanh nghiệp, ví dụ như: chính sách tín dụng của doanh nghiệp với mục sử dụng TSCĐ:
DT Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
TSCĐ Trong đó: DT: Doanh thu
TSCĐ: tài sản cố định
Chỉ tiêu này đôi khi còn được gọi là số vòng quay vốn cố định, nhằm đo lường việc sử dụng vốn cố định đạt được hiệu quả như thế nào, cụ thể là một đồng vốn cố định được đầu tư tạo ra được mấy đồng doanh thu.
DT Hiệu suất sử dụng TSLĐ =
TSLĐ Trong đó: DT: Doanh thu
TSLĐ: Tài sản lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ quay vòng của TSLĐ nhanh hay chậm. Nếu TSLĐ có tốc độ quay vòng nhanh chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng TSLĐ có hiệu quả.
DT Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
TS Trong đó: DT: Doanh thu
TS: Tài sản
Chỉ tiêu này càng lớn cho biết tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh, doanh nghiệp không bị đọng vốn nhiều ở các khoản phải thu.
+ Các tỷ lệ về khả năng sinh lời
Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính tổng hợp để đánh giá kết quả, đồng thời nó cũng là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận càng cao, doanh nghiệp càng tự khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình trong nền kinh tế thị trường. Nhưng để đánh giá một cách đúng đắn chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta không chỉ dựa trên tổng số lợi nhuận mà doanh nghiệp làm ra bằng số tuyệt đối. Bởi vì số lợi nhuận này có thể không tương xứng với lượng chi phí đã bỏ ra, với khối lượng tài sản mà doanh nghiệp đã sử dụng, mà phải dựa trên chỉ tiêu lợi nhuận tương đối thông qua các chỉ