Thị phần sản phẩm Dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 đối với hoạt động xuất khẩu dệt may của việt nam (Trang 28 - 31)

a) Thị trường trong nước

Theo báo cáo ngành Dệt may năm 2018, với mức tiêu thụ nội địa tăng trung bình từ 10-15%/năm, thị trường trong nước đang là mục tiêu được các DN nhắm đến. Tuy vậy, lượng sản phẩm dệt may tiêu thụ có nguồn gốc nội địa chiếm tỷ trọng từ 23% năm 2010 đến 33% năm 2017, mặc dù tỷ trọng nội địa hóa có tăng nhưng chậm. Trong khi tỷ lệ sản phẩm Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng cao chiếm hơn 50% thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc nội địa.

b) Thị trường xuất khẩu

Sản phẩm Sợi

Trong những năm qua, các sản phẩm Sợi có xu hướng xuất khẩu tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2010-2017. Kim ngạch xuất khẩu sản phầm Sợi từ 1,1 tỷ USD năm 2010 tăng lên 3,1 tỷ USD năm 2017 (tăng 3 lần). Tuy vậy, ngành sợi vẫn đang tồn tại mâu thuẫn là đa số lượng sợi trong nước được xuất khẩu trong khi các doanh nghiệp dệt nhuộm lại phải nhập khẩu sợi từ nước ngoài. Tổng lượng sợi trong nước năm 2017 đạt khoảng 2 triệu tấn, trong đó xuất khẩu 1,3 triệu tấn như vậy sợi sản xuất ra hiện nay phải xuất khẩu 2/3 sản lượng.

Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng sợi tiêu thụ trên thế giới

Nguồn: The Fiber Year 2017

Nguồn nguyên liệu đầu vào ngành sợi là bông và xơ hầu như đều đến từ nhập khẩu (nhập khẩu 99% bông và 100% xơ). Trong đó, 2 loại sợi được sử dụng phổ biến là sợi polyester filament (chiếm 45.2% tổng sản lượng tiêu thụ) và sợi cotton

Sợi polyester filament

Sợi tự nhiên cotton

Sợi polyester staple

Sợi Cellulosic Khác 24.60% 45.20% 18.60% 5.20% 6.40%

(chiếm 24.6%). Theo báo cáo ngành dệt may của TCM, đối với sợi polyester, 60% đến từ nhập khẩu trong khi nguồn cung sợi cotton 85% đến từ trong nước.

Hiện tại, các công ty sản xuất xơ sợi đứng đầu tại Việt Nam bao gồm CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (FTM), CTCP Damsan (ADS) và CTCP Sợi Thế Kỷ (STK). Trong đó, STK là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất sản xuất được sợi polyester filament.

Sản phẩm dệt vải

Trong những năm qua, các sản phẩm Dệt May có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng tốt ở nhóm sản phẩm Vải trong giai đoạn 2010-2017. Kim ngạch xuất khẩu các sản phầm vải tăng gấp 2 lần ở mức 1,5 tỷ USD năm 2017 so với 0,75 tỷ USD năm 2010. Xét về số lượng, ngành may mỗi năm cần khoảng 8,9 tỷ mét vải, nhưng các doanh nghiệp ngành dệt trong nước mỗi năm chỉ cung cấp được khoảng 3 tỷ mét vải, xuất khẩu 0,39 tỷ m2 vải số còn lại phải nhập khẩu (nhập khẩu khoảng 65 – 70% lượng vải mỗi năm). Như vậy sợi sản xuất ra hiện nay phải xuất khẩu 2/3 sản lượng, trong khi ngành may lại phải nhập 65 - 70% lượng vải mỗi năm.

Biểu đồ 1.2: Tỷ trọng nhập khẩu

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Vải Bông Xơ, sợi Nguyên phụ liệu 60% 18% 9% 12%

Theo báo cáo ngành dệt may của TCM, trong khi ngành sợi phát triển với 2/3 sản lượng dùng để xuất khẩu, thì nguồn cung vải lại đến phần lớn từ nhập khẩu (chiếm 66% sản lượng tiêu thụ). Khó khăn lớn nhất của ngành vải đến từ khâu nhuộm hoàn tất, do thiếu máy móc, công nghệ và đòi hỏi chi phí cao trong việc giải quyết ô nhiễm nguồn nước.

Sản phẩm may mặc

Sản phẩm chủ lực của ngành Dệt May Việt Nam là sản phẩm quần áo may mặc, chiếm tỷ trọng trên 82% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2017. Việt Nam xuất khẩu dệt may chủ yếu sang Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada. Trong đó, thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất (2015: 51%). Ngoài ra, 70% giá trị xuất khẩu của ngành may mặc là từ áo Jaket, áo thun, quần dài sơ mi, trẻ em, áo sơ mi. Các sản phẩm cao cấp như váy, đồ vest được xuất khẩu với số lượng rất hạn chế (khoảng 10% tỷ trọng hàng xuất khẩu).

Ngành may Việt Nam vẫn còn khá phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu (nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may chiếm 38% tổng giá trị xuất nhập khẩu,

theo Tổng cục Hải quan). Trong đó, nhập khẩu vải nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm gần 60% giá trị nhập khẩu). Ngành sản xuất hàng may mặc của Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị hàng may mặc toàn cầu chủ yếu ở công đoạn gia công (CMT), chiếm 65% thị phần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 đối với hoạt động xuất khẩu dệt may của việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)