mạng Công nghiệp 4.0
mạng Công nghiệp 4.0
Ngành dệt may Việt Nam sẽ được hưởng lợi trong ngắn hạn và trung hạn do chuyển dịch công đoạn sản xuất hàng may mặc từ Trung Quốc tới các quốc gia có chi phí nhân công rẻ hơn và tác động của các hiệp định thương mại tự do. Theo đó, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhờ lao động khéo léo và thời gian sản xuất tương đối ngắn khi so với Campuchia và Myanmar. Tuy nhiên, lợi thế này chỉ tồn tại trong ngắn hạn do lao động tại các quốc gia lân cận như Campuchia và Myanmar đang dần có tay nghề cao lên, có khả năng sản xuất các sản phẩm hàng may mặc phức tạp hơn. Tại Campuchia và Myanmar, các nhà dự án FDI từ Trung Quốc được mở với quy mô lớn, máy móc thiết bị chuyển từ Trung Quốc nên giá thành rẻ và chịu quản lý trực tiếp từ Trung Quốc nên năng lực quản lý được cải thiện đáng kể. Khả năng tiếng Anh của các lao động Myanmar cũng tốt nên về dài hạn, các quốc gia này hoàn toàn có khả năng tăng trưởng vượt trội trong lĩnh vực dệt may và thay thế được Việt Nam trong việc xử lý các đơn hàng nếu các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục sản xuất ở khâu đơn giản, dễ bị thay thế.
Trong dài hạn, các doanh nghiệp trong ngành dệt may nên tập trung vào các loại hình tham gia chuỗi cung ứng khác như FOB, OBM ODM. Vì vậy, trong giai đoạn tới, việc cần chuẩn bị quan trọng nhất đó là luôn luôn cập nhật tình hình về công nghệ của thế giới trong lĩnh vực này và phải chấp nhận trong giai đoạn này, tốc độ thay đổi công nghệ trên thế giới sẽ diễn ra nhanh hơn trước kia. Nếu trước đây trung bình 05 năm ngành may mới có một loạt công nghệ mới, có khoảng cách về năng suất, chất lượng so với công nghệ cũ; ngành sợi khoảng 10 năm; ngành dệt nhuộm khoảng 15 năm; thì với Cách mạng Công nghiệp 4.0, khoảng thời gian sẽ ngắn lại. Các đời công nghệ mới sẽ liên tục xuất hiện với ứng dụng của xử lý công nghệ thông tin qua dữ liệu lớn (big data), Internet và robot hóa trong các bước của