Tác động của cuộc CMCN 4.0 đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 đối với hoạt động xuất khẩu dệt may của việt nam (Trang 57)

2.2.1 Tác động tích cực của cuộc CMCN 4.0 đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

2.2.1.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm Dệt may

Sản xuất thông minh với công nghệ số 4.0 sẽ mang lại nhiều hiệu quả trong việc giảm số lượng nhân công, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm.

- Tạo ra các sản phẩm thân thiện môi trường, sản xuất xanh

Công nghệ Dệt vải : Ứng dụng công nghệ sản xuất vải giảm trọng, vải có xử lý chống nhàu chống co, vải yarndyed, vải từ sợi biến tính dễ thấm hút mồ hôi, thoáng khí, chống khuẩn, chống tia UV,… tạo ra các sản phẩm có tính khác biệt, có giá trị cao phù hợp với xu thế sản xuất thân thiện với môi trường, sản xuất xanh

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm Dệt may

Công nghệ May: Áp dụng phương thức sản xuất Lean, 5S, TQM,… trong may mặc, hợp lý hóa, tiết kiệm diện tích mặt bằng, nguyên liệu, nhân công, tối ưu hóa các thao tác vận hành, tạo ra môi trường làm việc thông thoáng khoa học. CAD/CAM là phần mềm máy tính kiểm soát sản lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang được các DN dệt may tại Châu Âu sử dụng.

- Rút ngắn thời gian sản xuất

Đối với hàng may mặc, tổng thời gian sản xuất là yếu tố lớn tác động đến quyết định đặt hàng của khách hàng quốc tế. Thời gian sản xuất ở đây bao gồm thời gian từ lúc các nhà bán lẻ/ các hãng đặt đơn hàng với các công ty may Việt Nam cho tới khi hàng sẵn sàng để giao. Thời gian sản xuất trung bình của hàng may mặc Việt Nam là 60 - 90 ngày, ngắn hơn so với Bangladesh và Campuchia (80 - 120 ngày) nhưng dài hơn so với Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan (40 - 90 ngày).Khi ứng

dụng công nghệ 4.0, thời gian sản xuất các sản phẩm may mặc sẽ giảm một cách đáng kể. Vấn đề này sẽ giải quyết triệt để việc giao hàng quá hạn của các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam hiện nay.

2.2.1.2 Giảm số lượng nhân công, tiết kiệm chi phí

Trước xu thế phát triển mới của nền kinh tế thế giới, khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 bắt đầu diễn ra, với trình độ tự động hóa, robot hóa cao, cùng với internet kết nối vạn vật (IOT) áp dụng trong quá trình sản xuất, lưu thông thì tất yếu lượng lao động cần thiết trên một đơn vị sản phẩm sẽ giảm mạnh. Đối với ngành sử dụng nhiều lao động đơn giản như Dệt may thì việc áp dụng công nghiệp 4.0 sẽ rất quan trọng với nhiều cơ hội mới nếu sớm được triển khai sâu rộng. Việc áp dụng tự động hóa, robot và sử dụng các dữ liệu lớn có khả năng tăng năng suất theo cấp số nhân chứ không phải cấp số cộng.

Đơn cử trong ngành sợi, thập niên 1990-2000, nhà máy với 1 vạn cọc sợi cần đến 110 công nhân vận hành, thì tới năm 2017, với máy móc thiết bị thay đổi hiện đại có tốc độ tăng 20%, cũng nhà máy đó sẽ có năng suất trên đầu người tăng gấp 7 lần và giảm đi chỉ còn 15-20 công nhân (tương đương lượng nhân sự giảm đi 6 lần). Còn trong ngành dệt, vào những năm 1990-2000, thiết bị máy dệt hiện đại nhất có thể đạt tốc độ 400-450 vòng/phút, thì đến năm 2012-2013, máy dệt đạt tốc độ 1.000 vòng/phút. Hiện nay, máy dệt phổ biến có tốc độ lên tới 1.600-1.800 vòng/phút, cho sản lượng tăng gấp 4 lần. Không những thế, với xu thế IOT, các khâu trong quá trình sản xuất, lưu thông được kết nối với nhau nên chi phí quản lý, thiết kế cũng giảm đi đáng kể. Trong ngành may, với hệ thống vận chuyển tự động giữa các khâu trong dây chuyền sản xuất, máy móc có thể thay thế con người ở những khâu khó nhất, đạt năng suất cao hơn và chất lượng ổn định hơn.

Áp dụng công nghệ thế hệ mới sẽ giúp cho năng suất lao động tăng và sử dụng ít lao động hơn, nên khoảng cách về chi phí lao động trong một sản phẩm giữa các quốc gia đang phát triển và phát triển sẽ ngày càng hẹp lại. Hiện, nhiều doanh nghiệp dệt may đã chuẩn bị đón cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 một cách khá bài bản. Bên cạnh đó, Dệt may Việt Nam trong giai đoạn Công nghiệp 4.0 sẽ phải đối mặt với nguy cơ sản xuất quay lại Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… là những quốc

gia, khu vực có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển và chiếm tới gần 90% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam.

2.2.1.3 Thu hút vốn đầu tư FDI vào công nghệ, máy móc

Theo thống kê, đầu tư FDI vào ngành dệt may tính đến hết năm 2017 có gần 2.080 dự án của 57 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký và tăng thêm là 15,75 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2017.

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào ngành dệt may những năm gần đây đã có sự cải thiện về chất. Theo số liệu thống kê, đầu tư FDI vào ngành dệt may chỉ tính riêng năm 2017 có 2.079 dự án với tổng vốn đăng ký và tăng thêm là 15,75 tỷ USD, tăng 10% so với năm trước.

Hiện có 57 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam; trong đó, một số quốc gia và vùng lãnh thổ có số vốn đăng ký lớn như Đài Loan và Hong Kong của Trung Quốc, Hàn Quốc… Một số dự án có quy mô vốn lớn đầu tư vào khâu dệt nhuộm hoàn tất như dự án Nhà máy dệt và may trang phục Ramatex Nam Định của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Herberton của Singapore, với tổng giá trị 80 triệu USD; dự án Nhà máy YKK Hà Nam chuyên sản xuất các loại khóa kéo, các sản phẩm có liên quan trong ngành may mặc với công suất 420 triệu sản phẩm/năm… Riêng 6 tháng đầu năm 2018, dệt may Việt Nam đã thu hút được 2,8 tỷ USD từ nguồn vốn FDI, đưa lũy kế đầu tư nước ngoài vào ngành đạt 17,5 tỷ USD.

Gần đây, công nghệ sản xuất không dùng máy khâu đang được các nhà máy chú ý khi các nghiên cứu cho thấy kỹ thuật này có thể giảm 25-35% thời gian vận hành cũng như giảm nhân công. Riêng tại Việt Nam, ngành thời trang mới chỉ đầu tư vào công nghệ tự động cắt may từ năm 2015. Theo đó mỗi máy cắt may tự động có thể thay thế được khoảng 15 công nhân và doanh nghiệp có thể thu hồi chi phí đầu tư trong vòng 18 tháng kể từ ngày mua máy.

Một nghiên cứu được thực hiện năm 2016 tại Mỹ cho thấy nếu thay 3 công nhân làm máy khâu bằng một chiếc máy tự động, công ty có thể tiết kiệm được 180.000 USD trong vòng 5 năm. Không những thế, công nghệ tự động hóa đang ngày một rẻ hơn khiến chi phí sử dụng máy khâu tự động sẽ rẻ hơn gấp 4 lần so với lao động thủ công vào năm 2020.

Với yếu tố này, nhiều khả năng trong tương lai ngành dệt may, da giày tại Mỹ cũng như các nước Phương Tây sẽ sống lại sau nhiều năm điêu đứng vì Châu Á. Ví dụ điển hình là nhà máy sản xuất sợi cotton Parkdale tại Mỹ đã từng đóng cửa từ thập niên 90 nhưng đã hoạt động lại vào năm 2010. Nhà máy này hiện sản xuất 1,1 tấn sợi mỗi tuần chỉ với 140 công nhân, mức sản lượng cần tới hơn 2.000 lao động nếu vào năm 1980. Theo CEO Anderson Wartick của Parkdale, chính yếu tố công nghệ và tự động hóa đã hồi sinh lại nhà máy này. Trong khi đó, nghiên cứu của ILO cho thấy các doanh nghiệp dệt may, da giày tại Thái Lan và Trung Quốc sẽ ngày càng có lợi nếu đầu tư và tự động hóa trong sản xuất, đặc biệt là đầu tư sau năm 2020 khi chi phí công nghệ rẻ dần còn giá nhân công lại đi lên. Vì thể, để tận dụng những lợi thế đang có của ngành Dệt may Việt Nam, chúng ta cần thu hút đầu tư nguồn vốn FDI vào

2.2.1.4 Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo động lực và điều kiện để các doanh nghiệp Dệt may tối ưu hóa cách thức kinh doanh của mình

Cuộc CMCN lần thứ 4 với nền tảng là hàng loạt các công nghệ mới ra đời, làm thay đổi hoàn toàn cách thức sản xuất của nền kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng và tác động đến mọi mặt nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp kinh doanh.

Các doanh nghiệp phía cung phát triển ngày càng nhanh nhạy và tinh gọn.

Về phía cung, nhiều ngành công nghiệp truyền thống hay thậm chí hiện đại có tiềm năng phát triển theo chiều hướng ngày càng tinh lọc nhờ có nền tảng công nghệ 4.0. Những nhu cầu mới phát sinh ở thời đại này tạo động lực cho chúng ta phá vỡ nhiều chuỗi giá trị ngành ở hiện tại. Nếu nhanh nhạy nắm bắt những xu thế và công nghệ này, các doanh nghiệp có thể nắm trong tay lợi thế cạnh tranh để vượt qua các đối thủ hiện tại. CMCN 4.0 mở ra một thời kỳ mới mà ở đây không phải cá lớn sẽ nuốt cá bé, cá nhanh sẽ nuốt cá chậm. Nếu đủ nhanh, chúng ta hoàn toàn có thể vượt mặt những con cá to. Đặc điểm này vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của một nước đang phát triển, mà cơ cấu doanh nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ như nước ta . (Bộ Công nghệ thông tin và truyền thông, 2017, tr.11).

Các doanh nghiệp phía cầu ngày càng tự hoàn thiện cả về tình minh bạch và chất lượng sản phẩm.

Về phía cầu, các nền tảng công nghệ 4.0 tạo điều kiện cho tính minh bạch ngày càng tăng trong kinh doanh, sự cam kết chặt chẽ hơn từ phía người tiêu dùng, và các khuôn mẫu mới về hành vi tiêu dùng (ngày càng xây dựng dựa trên quyền truy cập vào các mạng di động và dữ liệu) cũng tạo động lực cho các công ty thích nghi với cách họ thiết kế, tiếp thị và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ. Những điểm này sẽ tạo động lực cho mỗi ngành kinh tế tự hoàn thiện mình, ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế . (Bộ Công nghệ thông tin và truyền thông, 2017, tr.12).

Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo điều kiện để doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện sản phẩm thông qua nắm bắt nhanh nhạy nhu cầu của thị trường, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới.

Nền tảng công nghệ 4.0 cho phép mỗi doanh nghiệp dễ dàng kết hợp cả cung và cầu để phá vỡ cấu trúc ngành công nghiệp hiện có, kiến tạo những nền tảng mới mà chúng ta thấy trong nền kinh tế "chia sẻ" hoặc "theo yêu cầu". Cụ thể:

Những nền tảng công nghệ, dễ dàng sử dụng với các điện thoại thông minh, tập hợp con người, tài sản, và dữ liệu - do đó tạo ra những cách thức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ hoàn toàn mới trong quá trình này. Những gì bạn mặc sẽ đi theo xu hướng công nghệ cao, cho dù bạn có nhận ra hay không. Sau nhiều thập niên sản xuất dựa vào sức lao động của các công nhân ở Nam bán cầu, trí thông minh nhân tạo (AI) và robot đang thay thế con người tại các nhà máy. Nhưng, trong khi những thay đổi này sẽ mang lại lợi ích mới cho người tiêu dùng – chẳng hạn như giao hàng nhanh hơn và quần áo tùy chỉnh theo nhu cầu- chúng cũng sẽ đi kèm với các phí tổn. Những thay đổi đối với mô hình kinh doanh của ngành may mặc đang đe dọa sinh kế của hàng triệu người ở các nước thu nhập thấp và trung bình, và cách những nền kinh tế này thích ứng với biến đổi sẽ có những tác động sâu rộng.

Công nghệ 4.0 cũng là nền tảng giúp gỡ bỏ các rào cản đối với doanh nghiệp và cá nhân để tạo ra sự giàu có, góp phần thay đổi môi trường cá nhân và chuyên môn của người lao động. Các doanh nghiệp nền tảng mới này đang nhanh chóng nhân ra nhiều dịch vụ mới, từ giặt giũ đến mua sắm, từ công việc vặt đến đỗ xe, đi du lịch

Nhìn chung, những nền tảng công nghệ 4.0 mới đã và đang tạo động lực và điều kiện để các công ty tối ưu hóa cách thức kinh doanh của mình. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp có tận dụng được lợi thế hay không yêu cầu các nhà lãnh đạo kinh doanh và điều hành cấp cao vừa phải hiểu môi trường công ty, môi trường ngành, vừa có động lực phản biện những giả định mà mình đề ra, lại vừa có tư duy đổi mới liên tục vì công nghệ 4.0 mà không thay đổi, bạn sẽ lập tức bị đào thải. Để hiểu những gì các doanh nghiệp tại Nam bán cầu đang phải chống lại, hãy xem xét sự cạnh tranh mà họ phải đối mặt. Ví dụ, năm ngoái nhà bán lẻ trực tuyến Amazon đã được cấp bằng sáng chế tại Hoa Kỳ cho một hệ thống sản xuất đồ may mặc “theo yêu cầu” có thể tùy chỉnh đơn đặt hàng và tối ưu hóa sản xuất từ bất cứ địa điểm nào, với chi phí thấp hơn. Công ty đã giành được giấy phép cho nhà máy sản xuất đầu tiên của mình được đặt tại Norristown, Pennsylvania.Những động thái này xảy đến chỉ hai năm sau khi Amazon công bố dòng sản phẩm quần áo riêng của mình. Và với những phát minh theo hướng tương lai như phân tích AI về xu hướng thời trang và thậm chí là gương “pha trộn thực tế” để người mua sắm trực tuyến có thể diện thử quần áo ảo, sự tham gia của Amazon vào ngành kinh doanh quần áo và ảnh hưởng của nó đến ngành này sẽ chỉ ngày một sâu sắc hơn mà thôi.

Theo nhiều cách, những cải tiến này sẽ tốt cho ngành dệt may. Chúng không chỉ làm cho mua sắm thú vị hơn mà còn làm gia tăng hiệu quả sản xuất và giảm chi phí. Các thương hiệu lớn cuối cùng sẽ có thể đáp ứng nhanh hơn thị hiếu người tiêu dùng trong khi giữ cho hàng tồn kho ở mức thấp và hạn chế việc sản xuất quần áo dư thừa. Trên thực tế, có thể chỉ là vấn đề thời gian trước khi các thương hiệu thời trang cao cấp thay nhãn “Sản xuất” (Made in) tại các nước đang phát triển thành “Sản xuất bởi Bộ phận Chế tạo của Amazon”.

2.2.1.5 Cơ hội ứng dụng và phát triển Công nghệ tại Việt Nam, đặc biệt trong ngành Dệt may

Hạ tầng Công nghệ thông tin nước ta liên tục được nâng cấp qua các năm nhưng mới chỉ đạt được những thành tựu về bể rộng, còn nhiều hạn chế về chiều sâu.

Về phần cứng: Kể từ năm 2014, 100% các doanh nghiệp nói chung trên địa bàn cả nước đều được trang bị máy tính. Số lượng doanh nghiệp có 1 -10 máy tính

đạt 54,57%. Có từ 11-20 máy đạt 29,51%, và từ 21-50 máy tính là 11,85%. Số lượng công ty có trên 50 máy tính còn rất khiêm tốn, chỉ chiếm 4,07% (Cục ứng dụng Công nghệ thông tin, 2014). Năm 2015, tỷ trọng doanh nghiệp được trang bị máy tính bảng đã tăng từ 45% năm 2014 lên 50%.

Về phần mềm: Hai phần mềm chính được nhắc đến và ứng dụng rộng rãi nhất là phần mềm kế toán tài chính và phần mềm quản lý nhân sự với tỷ lệ sử dụng trung bình lần lượt là 88,5% và 51% trong giai đoạn 2013-2015. Một số phần mềm phức tạp khác cũng đã bắt đầu được một số doanh nghiệp ứng dụng vào hoạt động kinh doanh, quản lý như phần mềm quan hệ khách hàng CRM, phần mềm quản lý hệ thống cung ứng SCM và phần mềm lập kế hoạch nguồn nhân lực. Tỷ trọng doanh nghiệp duy trì được việc sử dụng các phần mềm phức tạp này đạt trung bình khoảng 20% (VECITA, 2015).

Hạ tầng mạng, kết nối internet và các ứng dụng: Kể từ năm 2014 việc kết nối internet vốn đã được phổ cập trên 100% các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã bắt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 đối với hoạt động xuất khẩu dệt may của việt nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)