Số lượng doanh nghiệp Dệt may chiếm tỉ lệ lớn và mức độ sử dụng lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 đối với hoạt động xuất khẩu dệt may của việt nam (Trang 45 - 49)

động cao

Ngành Dệt May Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2015, ngành Dệt May Việt Nam đóng góp 10% giá trị sản xuất công nghiệp toàn quốc, tạo công ăn việc làm cho 2,7 triệu lao động, chiếm tỷ lệ 25% tổng số lao động trong ngành Công nghiệp, chiếm 5% tổng số lao động. Theo số liệu của Hiệp hội Dệt May Việt Nam,

tính đến năm 2018, tổng số doanh nghiệp Dệt May cả nước đạt xấp xỉ 6.000 doanh nghiệp, trong đó số lượng các doanh nghiệp gia công hàng may mặc là 5.101 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 85%; số lượng doanh nghiệp sản xuất vải, nhuộm hoàn tất là 780 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 13%; số lượng doanh nghiệp sản xuất chế biến bông, sản xuất xơ, sợi, là 119 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 2%. Có thể thấy, ngành Dệt May Việt Nam tập trung phần lớn vào khâu gia công, do vốn bỏ ra không nhiều, trình độ công nhân may của Việt Nam có tay nghề tiên tiến. Còn các khâu liên quan đến ngành công nghiệp phụ trợ dệt may như kéo sợi, dệt vải, vẫn chưa thu hút được đầu tư do cần vốn lớn, công nghệ máy móc hiện đại, công nhân tay nghề cao.

Theo niên giám thống kê năm 2015, số lượng doanh nghiệp ngành dệt may là 8.770 doanh nghiệp, chiếm khoảng 2% cả nước, trong đó có khoảng 30 doanh nghiệp có quy mô >5.000 người. Tuy nhiên lực lượng lao động trong ngành có khoảng 1,6 triệu người, chiếm hơn 12% lao động khu vực công nghiệp và gần 5% tổng lực lượng lao động cả nước. Tuy nhiên, thu nhập người lao động trong lĩnh vực dệt may chưa cao (lĩnh vực dệt: 5,6 triệu đồng/người/tháng, may: 5,0 triệu đồng/người/tháng), thấp hơn mức trung bình của các ngành kinh tế (6,3 triệu đồng/người/tháng).

Bảng 2.2: So sánh một số chỉ tiêu của ngành dệt may và cả nước

Dệt Sợi May Toàn ngành dệt may Cả nước

Tổng sản lượng 2.050 tấn sợi và 2,85 tỷ m2

vải

3.903 triệu sản phẩm

Số lượng doanh nghiệp 2.789 5.981 8.770 442.485 Số lượng lao động 243.428 1.337.132 1.580.560 12.856.856 Kim ngạch xuât khẩu 26.753 176.580 Kim ngạch nhập khẩu 18.812 174.803 Tổng doanh thu thuần (tỷ) 204.996 227.779 432.775 13.516.042 Tổng lợi nhuận trước thuế (tỷ) 5.700 4.696 10.396 556.695 Vốn sxkd (tỷ) 194.195 149.028 343.223 19.677.247

Phần lớn các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân (84%); tập trung ở Đông Nam Bộ (60%) và đồng bằng sông Hồng. Các doanh nghiệp may chiếm khoảng 70% tổng số doanh nghiệp trong ngành với hình thức xuất khẩu chủ yếu là CMT (85%). Hiện nay ngành dệt may Việt Nam có khoảng 2,5 triệu lao động, trong đó phần lớn là lao động nữ. Chỉ số năng suất lao động khu vực sản xuất dệt may của Việt Nam chỉ đạt 2,4 (thấp hơn nhiều so với các nước xuất khẩu dệt may khác, ví dụ Trung Quốc 6,9 và Indonesia là 5,2), do đó dệt may là ngành thâm dụng lao động lớn (Tổng cục thống kê, 2014).

Một trong những yếu tố nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may xuất khẩu là chi phí lao động thấp. Nhưng tình trạng biến động lao động, nhất là trong những tháng đầu năm, kể từ nhiều năm nay đã làm cho khá nhiều doanh nghiệp ngành dệt may lao đao vì thiếu lao động. Sự thiếu hụt lao động lại thường diễn ra ở các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ. Trong khi đó, có hơn 70% các doanh nghiệp dệt may là doanh nghiệp vừa và nhỏ, số lao động dưới 300 người. Số doanh nghiệp từ 1.000 công nhân chỉ chiếm 6%. Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến lao động ngành may biến động mạnh ở khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ là do mức lương không cao. Hiện số doanh nghiệp đủ sức trả mức lương trung bình từ 3,5- 4,5 triệu đồng/tháng/người là rất ít. Còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ trả dao động trên dưới 2,5 triệu đồng/người/tháng. Với mức lương này, công nhân không thể đảm bảo cuộc sống trong tình trạng giá cả tăng cao, buộc họ phải tìm kiếm việc làm ở những nơi có thu nhập cao hơn. Tình trạng nhân công chuyển dần sang lĩnh vực có thu nhập cao hơn đã gây nên sự thiếu hụt lao động trầm trọng cho toàn ngành. Hệ lụy của tình trạng này là doanh nghiệp luôn trong tình trạng lo bị phạt và mất hợp đồng vì giao hàng trễ. Nhiều doanh nghiệp không dám nhận thêm nhiều đơn hàng, không mở rộng được quy mô sản xuất vì không có lao động. Một nguyên nhân khác làm cho tình trạng khan hiếm lao động phần lớn chỉ diễn ra tại khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ là vì khi nhu cầu dệt may của thế giới giảm thì các doanh nghiệp nhỏ sẽ khó có được đơn hàng. Không có đơn hàng đồng nghĩa với việc cho công nhân nghỉ và người lao động đến các doanh nghiệp khác để tìm việc. Khi có đơn hàng lại, doanh nghiệp lại bắt đầu tuyển

dụng. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng lý giải vì sao lao động dệt may thường xuyên biến động và tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Biến động lao động gây ra rất nhiều khó khăn cho ngành dệt may vì sản xuất dệt may được tổ chức theo dây chuyền, lao động biến động dẫn đến doanh nghiệp luôn bị động trong việc bố trí người thay thế, ảnh hưởng đến năng suất lao động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp lại phải mất thêm chi phí cho trợ cấp thôi việc và chi phí đào tạo lao động mới tuyển dụng. Thông thường, lao động mới tuyển dụng chưa có kinh nghiệm làm việc, chưa kể tới những trường hợp lao động mới vào tự do nghỉ việc không báo cáo, gây ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của doanh nghiệp. Do đó, phát triển ngành dệt may cần sự phối hợp giữa việc “quốc tế hóa” các thiết bị, công nghệ và “địa phương hóa” nguồn nhân lực. Cụ thể là các doanh nghiệp có thể vận chuyển thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất để xây dựng các nhà máy hiện đại ở nhiều quốc gia nhưng việc vận hành và hiệu quả sản xuất của các nhà máy phụ thuộc nhiều vào nhân lực của địa phương.

Hiện tại, có một nghịch lý tồn tại ở các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dệt may xuất khẩu, đó là sự thiếu hụt lao động đang gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lớn, song việc càng có nhiều lao động lại càng khiến các doanh nghiệp lo lắng bởi họ phải chi nhiều hơn thu, mỗi khi mức lương tối thiểu của người lao động được điều chỉnh tăng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải tăng thêm khoản chi cho bảo hiểm xã hội. Đây là bài toán khó cho các doanh nghiệp lớn có quy mô 2.000-3.000 lao động. Việc phải gia tăng chi phí đầu vào đã và đang tạo thêm nhiều áp lực cho các doanh nghiệp dệt may, nhất là cho bài toán lương thưởng vào tháng giáp Tết hàng năm.

Năm 2017, Công đoàn dệt may Việt Nam đã thực hiện và chỉ đạo các công đoàn cơ sở thực hiện tốt công tác từ thiện xã hội với số tiền gần 26 tỷ đồng. Trong đó trợ cấp khó khăn đột xuất cho đoàn viên và người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nuôi dưỡng con công nhân mồ côi, hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó, thăm hỏi tặng quà, đặc biệt trợ cấp cho 793 người lao động tại khu vực miền Trung bị thiệt hại do bão lũ gần 3,8 tỷ đồng… Công đoàn Dệt May Việt Nam cũng đã tổ chức tốt các phong trào thi đua, lao động giỏi, lao động sáng tạo, trong đó đã có 759

sáng kiến được thực hiện làm lợi gần 28 tỷ đồng. Công đoàn Dệt May Việt Nam và Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã ký chương trình phối hợp tổ chức các phong trào thi đua lao động sản xuất. Thông qua các phong trào, đã tạo yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển bền vững, doanh thu tăng 12%, năng suất lao động tăng từ 5 - 10%, thu nhập bình quân người lao động đạt 7,042 triệu đồng/người/tháng, tăng 7,4% so với năm 2016, vượt 10,5% so với kế hoạch đề ra. Tổ chức tốt các chương trình tập huấn về chuyển đổi tiền lương, bảo hiểm xã hội mới cho đội ngũ công đoàn, tạo điều kiện để cán bộ công đoàn thực hiện tốt việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động tại doanh nghiệp (Tạp chí công thương, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 đối với hoạt động xuất khẩu dệt may của việt nam (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)