Kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 cả nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 đối với hoạt động xuất khẩu dệt may của việt nam (Trang 42 - 45)

Trong khoảng 5 năm gần đây, ngành dệt may liên tục có kinh ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 trong cả nước với giá trị xuất khẩu đóng góp khoảng 15% vào GDP. Trong 9 tháng đầu năm 2017, ngành sợi đã xuất khẩu 990 ngàn tấn với tổng giá trị 2,62 tỷ USD tăng 23,7% về giá trị so với năm 2016, ngành may xuất khẩu 19,2 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2016. Tính riêng trong tháng 9, xuất khẩu xơ, sợi Việt Nam ước đạt 122 ngàn tấn trị giá 320 triệu USD, tuy giảm 1,1% về sản lượng nhưng lại tăng 3,5% giá trị so với cùng kỳ tháng trước.

Trong năm 2016, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đạt 26,7 tỷ USD, tuy nhiên, nguyên phụ liệu dệt may đã lên tới 16 tỷ USD, chỉ có 10,7 tỷ USD ở trong nước. Trong 10,7 tỷ đó, khoảng 2/3 là chi phí lương cho lao động, còn lại khoảng 3 tỷ USD là giá trị tăng thêm khác. Điều này đã lý giải vì sao kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may năm 2016 đạt giá trị lớn thứ 2 chỉ sau ngành điện thoại và

linh phụ kiện nhưng giá trị gia tăng không cao và vì một nửa số đó chúng ta đã phải chi cho nhập khẩu nguyên liệu vải. Năm 2017, dự kiến giá trị xuất khẩu ngành dệt may sẽ đạt từ 30 – 35 tỷ USD tuy nhiên giá trị nhập khẩu vài dự kiến cũng sẽ đạt 11 tỷ USD.

Năm 2018, trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2%, tương ứng tăng 28,37 tỷ USD so với năm trước. Trong đó, 8 nhóm hàng tăng trưởng mạnh là: hàng dệt may tăng 4,37 tỷ USD, điện thoại các loại và linh kiện tăng 3,81 tỷ USD, máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng tăng 3,64 tỷ USD; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 3,43 tỷ USD, giày dép các loại tăng 1,56 tỷ USD, máy ảnh máy quay phim và linh kiện tăng 1,44 tỷ USD, sắt thép các loại tăng 1,4 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 1,21 tỷ USD…

Ngành dệt may đứng thứ nhất trong các nhóm hàng xuất khẩu đạt mức tăng về giá trị lớn nhất trong năm 2018 và đứng thứ 2 về tổng giá trị sản lượng xuất khẩu năm 2018.

Biểu đồ 2.1: 10 nhóm hàng xuất khẩu đạt mức tăng về trị giá

lớn nhất năm 2018

Nói đến dệt may là nói đến sự đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Theo số liệu từ Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam năm 2018 đạt 34,3 tỷ USD, đứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu sau xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện và nằm trong top 3 nước xuất khẩu dệt may cao nhất thế giới, đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Trong các năm gần đây, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục được mở rộng với việc Việt Nam liên tục tham gia các Hiệp định thương mại quốc tế như Việt Nam - Hàn Quốc ký kết tháng 05/2015 và đã đi vào hiệu lực từ tháng 12/2015; Hiệp định Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu ký kết tháng 05/2015 và đi vào hiệu lực tháng 10/2016; Hiệp định Việt Nam - Liên minh Châu Âu - kết thúc đàm phán tháng 12/2015 và dự kiến đi vào hiệu lực trong năm 2019; Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP - ký kết tháng 02/2016, tuy nhiên đến tháng 01/2017, Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi TPP khiến Hiệp định không thể đáp ứng điều kiện có hiệu lực như dự kiến ban đầu. Đến tháng 11/2017, 11 nước thành viên TPP ra Tuyên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). CPTPP được chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viên còn lại của TPP (không bao gồm Hoa Kỳ). CPTPP sẽ có hiệu lực nếu ít nhất 6 nước hoặc một nửa số thành viên CPTPP phê chuẩn hiệp định này.

Bảng 2.1: Xuất khẩu Dệt May từ Việt Nam sang các thị trường năm 2015 -2018

Thị trường Năm 2015 (triệu USD) Năm 2016 (triệu USD) Năm 2017 (triệu USD) Năm 2018 (triệu USD) So sánh 2017/2016 (%) So sánh 2018/2017 (%) Tỷ trọng năm 2018 (%) Mỹ 11.202 11.660 12.500 13.700 7,2% 9,6% 39,88% Châu Âu 3.479 3.667 4.005 4.160 9,22% 3,9% 12,11% Nhật Bản 2.917 3.037 3.223 3.810 6,12% 18,2% 11,09% Hàn Quốc 2.431 2.662 2.976 3.300 11,8% 10,9% 9,6% Trung Quốc 2.225 2.667 3.323 3.871 21,18% 16,5% 11,27% Khác 4.441 4.429 4.953 5.507 11,83% 11,1% 16,03%

Tổng 26.695 28.122 30.980 34.348 10,16% 10,87% 100%

Nguồn: Hải quan Việt Nam

Với sự hỗ trợ từ các Hiệp định, tổng kim ngạch xuất khẩu Dệt May Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt: năm 2015 đạt 26,69 tỷ USD tăng 8,5% so với năm 2014; năm 2016 đạt 28,12 tỷ USD tăng 5,34% so với năm 2015; năm 2017 đạt 30,98 tỷ USD tăng 10,16% so với năm 2016; năm 2018 đạt 34,348 tỷ USD tăng 10,87% so với năm 2017.

Kể từ khi ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000, thị trường Mỹ là thị trường chủ lực của dệt may Việt Nam với tỷ trọng năm 2018 đạt trên 40%, tiếp theo đó là các thị trường châu Âu (tỷ trọng xấp xỉ 13%), Nhật Bản (tỷ trọng 10,38%), Hàn Quốc (tỷ trọng 9,58%), Trung Quốc (tỷ trọng 10,41%). Sự tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do càng thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang các thị trường lớn. Với Hiệp định Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực vào cuối năm 2015, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc năm 2016 đạt 2,67 tỷ USD tăng 9,5%, năm 2017 đạt gần 3 tỷ USD tăng 11,8%. Ngoài ra, các hiệp định cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam mở rộng, phát triển thêm các thị trường mới. Đối với Hiệp định Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu có hiệu lực tháng 10/2016, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nga từ mức còn thấp, đã có mức tăng trưởng đáng kể: năm 2016 tăng 29,4% so với cùng kỳ và năm 2017 tăng 53,6% so với cùng kỳ. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Nga còn chưa cao, nhưng với mức tăng trưởng cao như vậy, thị trường Nga hứa hẹn sẽ tiếp tục là thị trường tiềm năng để các doanh nghiệp Việt Nam khai thác và gia tăng thị phần xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 đối với hoạt động xuất khẩu dệt may của việt nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)