1.3.2 .Nội dung quản trị dự án đầu tư viễn thông
1.3.2.4 .Quản trị rủi ro
2.3 Đánh giá công tác quản trị dự án đầu tư tại Tổng Công
2.3.1 Kết quả đạt được
Bắt đầu từ năm 2015, Mobifone chính thức tách ra khỏi Tập đoàn VNPT, hoạt động độc lập với mô hình Tổng Công ty Viễn thông Mobifone, ngoài dịch vụ thông tin di động truyền thống còn có mảng kinh doanh bán lẻ và truyền hình MobiTV. Sau khi tách khỏi VNPT, Mobifone được tự chủ hoàn toàn trong việc triển khai các dự án đầu tư, chủ động trong việc lập kế hoạch đầu tư hàng năm báo cáo và xin phê duyệt trực tiếp từ Bộ Thông tin và Truyền thông. Sau thời gian đầu tập trung vào việc chuẩn bị bộ máy, tổ chức mới phù hợp mô hình Tổng Công ty, Mobifone đã triển khai hàng loạt các dự án phát triển mạng vô tuyến và truyền dẫn; cơ bản các dự án đã được triển khai đạt yêu cầu về chất lượng và tiến độ đặt ra; công tác quản trị dự án đầu tư thiết bị công nghệ đã được Tổng Công ty Viễn thông Mobifone thực hiện tương đối tốt, từ khâu ban hành các quy trình quản lý đầu tư, quy trình triển khai và khâu thực thực hiện hợp đồng, nghiệm thu dự án...
Công tác quản trị chất lượng:
Tổng công ty luôn quan tâm tổ chức quản trị chất lượng dự án đầu tư thiết bị mạng lưới trong tất cả các thời kỳ của quá trình đầu tư kể từ thời kỳ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến kết thúc đầu tư. Ban chủ trì triển khai dự án đầu tư (Ban phát triển mạng lưới, Ban triển khai mạng truyền dẫn) là hai đơn vị chủ trì thực hiện các dự án trang bị thiết bị vô tuyến và truyền dẫn, có các chuyên gia giỏi theo từng lĩnh vực là các cán bộ trực tiếp triển khai từ khi viết dự án, hồ sơ thầu trên cơ sở tìm hiểu kỹ lưỡng các sản phẩm hiện có trên thị trường, công nghệ mới nhất từ các nhà cung cấp thiết bị viễn thông trên thế giới để đảm bảo lựa chọn được thiết bị với công nghệ mới nhất, tính năng đầy đủ nhất đáp ứng các nhu cầu
sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, cung cấp cho khách hạng dịch vụ với chất lượng tốt nhất.
Bên cạnh đó ngay từ khi thành lập, Tổng Công ty Viễn thông Mobifone đã ban hành các quy trình cần thiết liên quan đến việc triển khai dự án đầu tư, triển khai và nghiệm thu hợp đồng, quy định rõ trách nhiệm các đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, đơn vị thẩm định, đơn vị trực tiếp vận hành và đơn vị giám sát đảm bảo việc triển khai dự án được tuân thủ đúng quy trình của Tổng công ty, đúng quy định của nhà nước. Các thiết bị ngay từ khi nhập khẩu phải có đầy đủ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ CO, chứng nhận chất lượng CQ phù hợp; sau khi triển khai lắp đặt thực hiện các bài test kỹ thuật chi tiết để kiểm tra, đối soát các chức năng, tính năng thiết bị, dịch vụ so với các tính năng thiết bị, dịch vụ được trang bị trong hợp đồng. Hơn nữa với các chủng loại thiết bị mới, chưa hoạt động trên mạng lưới, cần có thời gian chạy thử từ 3-6 tháng sau khi nghiệm thu sơ bộ PAC, để khẳng định không có bất kỳ lỗi hay sự cố nào của hệ thống.
Công tác quản trị tiến độ:
Đơn vị chịu trách nhiệm triển khai dự án, tổ chức thực hiện, phân công cán bộ trực tiếp quản lý dự án theo phân cấp (cán bộ Ban chủ trì hay cán bộ tại đơn vị triển khai trực tiếp: Trung tâm mạng lưới miền), là cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, kinh nghiệm quản lý các dự án từ nhiều năm, sẵn sàng làm việc với thời gian 24/7. Cán bộ này xác định các công việc và sắp xếp trình tự thực hiện các công việc quan trọng cần tập trung quản trị tiến độ, công việc chính – keypoint quyết định tiến độ dự án (các phần tử mạng tập trung, cần lắp đặt, kiểm tra, nghiệm thu trước); khoảng thời gian dự kiến cần thiết hoàn thành các công việc trên, từ đó lập ra bảng tổng hợp tiến độ thực hiện dự án, đồng thời cũng nêu rõ
các điểm thuận lợi, khó khăn và rủi ro có thể ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Sau đó, thực hiện trao đổi, họp với nhà thầu để thống nhất một số mốc cơ bản của dự án để hai bên hướng tới triển khai đảm bảo đúng tiến độ đã thống nhất.
Bảng tiến độ dự án giúp Lãnh đạo các đơn vị liên quan nắm được tổng quan tiến độ thực hiện dự án, đồng thời theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện các công việc quan trọng của dự án; cũng như kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ các khó khăn liên quan trong quá trình triển khai từng hạng mục công việc mà theo phân cấp - cán bộ quản lý dự án không thể chủ động giải quyết được. Ngoài ra, có thể báo cáo Tổng Công ty hỗ trợ, tháo gỡ các khó khăn ngoài khả năng xử lý của Trung tâm.
Báo cáo tiến độ hàng ngày/tuần triển khai dự án: báo cáo gồm các nội dung công việc đã thực hiện trong ngày/tuần, lũy kế từ đầu dự án, kế hoạch ngày/tuần tiếp theo, các khó khăn vướng mắc trong phối hợp tại các khu vực và giải pháp nhà thầu đề xuất hỗ trợ của các đơn vị liên quan. Phương thức báo cáo này giúp cho thông tin về dự án: kết quả triển khai, khó khăn được kịp thời cập nhật cho lãnh đạo các đơn vị liên quan để đảm bảo việc xử lý, phối đạt kết quả tốt nhất. Trong trường hợp các khó khăn, tồn tại thời gian dài, phương án kỹ thuật chưa thống nhất thì giải pháp là tổ chức họp giữa các bên liên quan để giải quyết khó khăn, thống nhất phương án để tránh ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án.
Công tác quản trị chi phí:
Tổng Công ty Viễn thông Mobifone thực hiện quản lý chi phí thông qua việc lập tổng mức đầu tư, lập dự toán, thực hiện gói thầu, thanh toán và quyết toán với mục đích đảm bảo sử dụng hiệu quả chi phí đầu tư dự án, tránh lãnh phí thất thoát.
thông Mobifone cũng quy định rất chi tiết về tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư; hồ sơ cần thiết để giải ngân. Đánh giá hiện tại việc thực hiện tại các đơn vị chủ trì dự án, nhà thầu , ban tài chính và ban kế toán trong việc giải ngân vốn đầu tư là đúng quy trình, kiểm soát và sử dụng chặt chẽ nguồn vốn trong kế hoạch được duyệt hàng năm.
Tóm lại, công tác quản trị dự án đầu tư tại Tổng Công ty Viễn thông Mobifone trong giai đoạn 2015-2016 đã đạt được nhiều thành quả tốt, thúc đẩy công tác phát triển mạng của toàn Tổng Công ty, tăng vùng phủ sóng rộng khắp trong thời gian ngắn, góp phần phục vụ sản xuất kinh doanh phục vụ khách hàng.