3.1.2 .Mục tiêu chiến lược và định hướng phát triển
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị dự án
3.2.4 Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro giúp dự án tận dụng tối đa khả năng xuất hiện và tác động của các biến cố tích cực, đồng thời giảm thiểu khả năng xuất hiện và tác động của các biến cố tiêu cực. Do đó, Tổng công ty cần phải quan tâm và đầu tư đúng mức đến công tác quản trị rủi ro:
- Đơn vị quản trị dự án phải lập kế hoạch quản trị rủi ro bắt đầu bằng việc nhận ra các rủi ro có khả năng xảy ra và kết thúc
bằng việc hoàn thành kế hoạch đối phó rủi ro. Bao gồm các nội dung cụ thể sau:
+ Nhận ra được tất cả rủi ro có nguy cơ xảy ra trong dự án mà có thể đối phó và dùng lý lẽ để giải thích được. Để thấy được tất cả rủi ro trong dự án, phải thu thập các thông tin đầy đủ về nguồn rủi ro, các yếu tố hiểm họa và nguy cơ rủi ro để từ đó đưa ra một danh sách các rủi ro mà dự án phải chịu.
+ Đánh giá mức độ rủi ro nhằm nhận ra khả năng giới hạn ảnh hưởng đối với mỗi vấn đề rủi ro. Để đánh giá các vấn đề rủi ro, cách trực tiếp nhất là phải dự đoán được khả năng và ảnh hưởng đối với mỗi vấn đề rủi ro đã được xác định bằng cách sử dụng kỹ thuật hoặc bằng cách phán xét và kinh nghiệm giải quyết.
+ Lựa chọn vấn đề rủi ro để tìm cách thích hợp đối phó với các rủi ro chính của dự án mà các rủi ro này thực sự gây nguy hiểm tới sự thành công của dự án. Thông thường đơn vị quản trị dự án phải đưa ra được đánh giá chung về tất cả những rủi ro ban đầu rồi lựa ra một tập hợp rủi ro thích hợp để đối phó.
+ Né tránh rủi ro để làm giảm bớt đi khả năng xuất hiện đối với mỗi rủi ro đã lựa chọn để giải quyết. Mỗi một phạm vi chuyên môn xác định được những hành động nào nên được tiến hành để tránh hoặc giảm khả năng xuất hiện rủi ro được lựa chọn giải quyết.
+ Xác định kế hoạch đối phó bất trắc xảy ra nhằm giảm thiểu ảnh hưởng do rủi ro gây ra.
+ Tìm ra dấu vết rủi ro và báo cáo cách thức xác định rủi ro tức là hiện trạng rủi ro phải được giám sát để xác định liệu phương pháp tránh rủi ro đã được xác định còn phù hợp cho việc giải quyết các rủi ro hiện tại và liệu kế hoạch đối phó với rủi ro bất
ngờ còn có tác dụng đối với các rủi ro được xử lý. Từng phần của dữ liệu cơ bản sẽ được cập nhật thường kỳ khi bản báo cáo về các rủi ro được đưa ra. Điều này sẽ dẫn đến việc định rõ mỗi rủi ro sẽ được tìm ra như thế nào và các hoạt động đối phó với rủi ro sẽ được hỗ trợ ra làm sao và được xét duyệt ở cấp dự án nào.
+ Nhiệm vụ của đơn vị quản trị dự án là phải chỉ ra được cách tổ chức giải quyết rủi ro và trách nhiệm liên đới đối với từng cá nhân, điều này sẽ dẫn đến việc lập ra biểu đồ và bảng chịu trách nhiệm liên đới – ma trận trách nhiệm liên đới đối với việc xử lý rủi ro.
- Đơn vị quản trị dự án phải áp dụng linh hoạt các biện pháp phòng ngừa rủi ro sau:
+ Nâng cao chất lượng của các chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh gồm:
Nâng cao chất lượng của công tác dự báo, thăm dò, điều tra
và các thông tin gốc để lập chiến lược và kế hoạch.
Áp dụng các biện pháp lập chiến lược và kế hoạch khoa học
trong đó có các phương pháp tính toán và phân tích rủi ro.
Nâng cao chất lượng các dự án đầu tư với vai trò là các kế
hoạch dài hạn có mục tiêu cụ thể, đặc biệt là chất lượng của phân tích rủi ro do điều kiện tự nhiên, rủi ro về mặt kỹ thuật và rủi ro về tài chính.
Lập kế hoạch dự phòng.
+ Coi trọng công tác chỉ đạo điều hành thực hiện và kiểm tra, giám sát.
+ Coi trọng công tác kiểm tra, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm trong triển khai dự án.