Trách nhiệm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thƣơng hiệu số cho các ngân hàng thƣơng mại việt nam trong cuộc cách mạng 4 0 (Trang 59 - 63)

6. Kết cấu của đề tài

2.2.5 Trách nhiệm xã hội

Phần lớn người tiêu dùng đã biết cơ chế kinh doanh trong xã hội dưới cụm từ CSR (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp). Nhìn chung, CSR được sử dụng để tạo ra giá trị thị trường bằng cách thêm giá trị để hỗ trợ hoạt động marketing, ví dụ như đưa ra các loại học bổng, trồng cây, giúp đỡ người khuyết tật… Trong xã hội số hóa, người tiêu dùng chú ý nhiều hơn đến quá trình kinh doanh của thương hiệu, đi kèm theo đó là sự gắn kết và tính bền vững, mô hình CSR trở thành một phần chiến lược của thương hiệu số. Từ một chiến dịch khác cố gắng chịu trách nhiệm cho xã hội, đến chiến lược đưa giá trị thương hiệu và doanh nghiệp tồn tại song song. Vì thế CSR còn vượt quá nhiệm vụ của một cơ quan ngôn luận hay cơ quan marketing.

Trong hoạt động ngân hàng, Nwankwo (1991) đề xuất trách nhiệm xã hội của ngân hàng bao gồm trách nhiệm đối với các đối tác có liên quan của ngân hàng: Tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông, duy trì thanh khoản tối ưu cho người gửi tiền, có tín nhiệm đối với người vay vốn, tuân thủ quy định và tài trợ phát triển xã hội. Yếu tố cơ bản trong trách nhiệm xã hội của ngân hàng bao gồm hiểu biết về sự đa dạng của dịch vụ tài chính, quản trị rủi ro, đạo đức kinh doanh, có chiến lược kiểm soát khủng hoảng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng (Yeung, 2011).

Xét trên khía cạnh kinh tế, các hoạt động vì cộng đồng của ngân hàng làm tăng chi phí phát sinh cho ngân hàng (Wu và Shen, 2013). Mặc dù vậy, nhờ hoạt động này mà doanh thu ngân hàng tăng nhanh hơn mức tăng chi phí phát sinh. Thực hiện trách nhiệm xã hội có tác dụng tích cực đối với hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là tăng trưởng về lợi nhuận. (Nghiên cứu của McDonald, 2015).

Bảng 2.2: Xếp hạng thể hiện trách nhiệm xã hội của các ngân hàng thƣơng mại.

Tên ngân hàng Mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội

Tên chƣơng trình

Vietinbank 80% Chương trình âm vang chiến công

Giúp trẻ em nghèo đến trường

Gia tăng lợi ích đầu tư Chuyến xe tình thương

Vietcombank 60% Tài trợ thiết bị y tế cho bệnh viện nhi trung ương

Gia tăng lợi ích của khách hàng

Hỗ trợ hộ nghèo

BIDV 85% Hỗ trợ ngành y tế về cơ sở vật chất

Tài trợ tín dụng cho ngư dân Tài trợ chương trình “Họ đang làm gì?”

Techcombank 55% Quỹ khuyến học Hỗ trợ người nghèo Chuyến xe đoàn viên

Như vậy, bảng trên cũng đã thể hiện mức độ quan tâm đến trách nhiệm xã hội của từng ngân hàng và các chương trình điển hình, BIDV và Vietinbank đang là hai ngân hàng dẫn đầu và được bầu chọn là “ngân hàng xanh”.

Để tổ chức được các chương trình mang tính trách nhiệm xã hội cao tốn rất nhiều chi phi, tuy nhiên những chương trình này giúp ngân hàng có tầm ảnh hưởng hơn tới xã hội, cộng đồng…từ đó thu hút khách hàng và gia tăng lợi nhuận.

Ta có thể thấy rõ rệt việc gia tăng lợi nhuận của ở Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (Seabank) thông qua các hành động vì cộng đồng mà ngân hàng này đã thực hiện.

SeaBank là ngân hàng tiên phong triển khai các hoạt động an sinh xã hội thường niên và trở thành “ngày hội từ thiện” hàng năm với mỗi CBNV như “Tuần lễ công dân” (từ năm 2010), “Xuân yêu thương” (từ năm 2014) với các hoạt động quyên góp và tặng quà cho trẻ em mồ côi, tài trợ cho trẻ em nghèo hiếu học, người già cơ nhỡ, thăm hỏi và trao quà cho những bệnh nhân/gia đình nghèo, mang những nhu yếu phẩm, áo ấm đến với đồng bào dân tộc ở các bản làng xa xôi, dọn dẹp vệ sinh đường phố, nghĩa trang, hiến máu nhân đạo….

Đặc biệt, từ năm 2015, với mong muốn giúp đỡ các em học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn được yên tâm đến trường, phát triển tài năng trở thành người có ích cho xã hội, SeaBank đã thành lập quỹ học bổng “Ươm mầm ước mơ” trên cơ sở nguồn ngân sách từ quỹ phúc lợi của Ngân hàng, đồng thời kêu gọi ủng hộ từ các nhà hảo tâm, CBNV để trao tặng các suất học bổng, hỗ trợ khuyến học cho các em học sinh nghèo hiếu học, các tài năng trẻ trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Sự phát triển toàn diện và tôn chỉ mục đích luôn gắn kinh doanh với trách nhiệm xã hội của SeaBank đã được cộng đồng cũng như các đối tác trong và ngoài nước tri ân ghi nhận. SeaBank đã vinh dự được tổ chức quốc tế Global Banking & Finance Review (GBAF - Vương quốc Anh) trao 2 giải thưởng quốc tế: “Ngân hàng vì cộng đồng tốt nhất Việt Nam 2016” (Best CSR Bank Vietnam 2016) và “Ngân

hàng có sản phẩm cho vay mua ô tô tốt nhất Việt Nam 2016” (Best Banking Auto Loan Product Vietnam 2016 - SeACar). Đây là lần thứ năm liên tiếp SeaBank vinh dự được GBAF trao tặng các giải thưởng ghi nhận những nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và đóng góp cho xã hội.

Những giải thưởng này đã giúp Seabank được nhiều người biết tới, tin tưởng hơn và cũng có tầm ảnh hưởng hơn tới xã hội. Nhờ đó lợi nhuận của Seabank cũng tăng một cách đáng kể:

Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận trƣớc thuế ngân hàng TMCP Seabank 2013-2018.

(Báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Seabank 2013-2018)

Từ biểu đồ 2.1 có thể thấy lợi nhuận trước thuế của ngân hàng Seabank năm 2014 chỉ là 110 tỷ đồng, tuy nhiên trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2016 con số này tăng đều hàng năm và tăng đột biến ở năm 2017: đạt 381 tỷ đồng, gấp đôi năm 2016: 146 tỷ đồng. Điều này cho thấy, ngoài việc đưa ra những sản phẩm dịch vụ phù hợp, việc đầu tư vào các hoạt động vì cộng đồng là chiến lược rất đúng đắn cho ngân hàng này. Trách nhiệm xã hội vừa có ý nghĩa đối với cộng đồng vừa gián tiếp mang lại lợi nhuận cho các ngân hàng, vì thế các ngân hàng nên

chú trọng đến việc này hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thƣơng hiệu số cho các ngân hàng thƣơng mại việt nam trong cuộc cách mạng 4 0 (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)