Tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp của các tổ chức chính phủ 39

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài chợ thương mại của EXIMBANK hoa kì và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 48)

a. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Hiện nay trên thế giới, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (BHTDXK) và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu được xem là công cụ hiệu quả trong việc kích thích hoạt động xuất khẩu và phát triển kinh tế của các quốc gia. Trong những năm gần đây, các nước phát triển đã đầu tư nhiều cho hoạt động này với mục đích hỗ trợ và tăng cường hoạt động ngoại thương, giải quyết các vấn đề về lao động và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của chính mình, Nhận thức được vai trò to lớn của hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, các nước đang phát triển đã bắt đầu thiết lập những cơ chế quản lý đặc biệt để có thể triển khai thực hiện tốt các hoạt động này.

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (hay còn được gọi là bảo hiểm ngoại thương ở một số nước) là một thỏa thuận bảo hiểm giữa người bảo hiểm (các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm tín dụng xuất khẩu) và người được bảo hiểm (nhà xuất khẩu, người cung cấp tín dụng cho người mua nước ngoài) trong việc xuất khẩu hàng hóa, công nghệ và lao động, trong các hợp đồng kỹ thuật với nước ngoài và trong một số hoạt động kinh tế có liên quan khác. Theo thỏa thuận này, người được bảo hiểm trả một khoản phí cho người bảo hiểm và người bảo hiểm sẽ bồi thường cho các tổn thất kinh tế của người được bảo hiểm mà nguyên nhân là do rủi ro tín dụng của người mua hoặc các rủi ro chính trị hoặc do các nhân tố vượt ngoài tầm kiểm soát của ngươi mua sau khi người được bảo hiểm bán, xuất khẩu hàng hóa và chấp nhận cho người mua mua chịu.

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu có ba đặc điểm:

Thứ nhất, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu có đặc điểm là rủi ro cao và khó kiểm soát: Với các rủi ro thương mại, do các rủi ro diễn ra ở nước ngoài, nên bảo hiểm tín

dụng xuất khẩu có nhiều rủi ro hơn bảo hiểm tín dụng và hàng hóa trong nước. Ngoài ra, các rủi ro chính trị thường diễn ra bất ngờ và vượt quá tầm kiểm soát của nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Do đó, các rủi ro của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thường bất định và không theo một quy tắc cụ thể. Vì vậy bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là ngành có độ rủi ro cao.

Thứ hai, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là không nhằm mục tiêu tạo lợi nhuận: các nước đều ngầm hiểu là hoạt động này không để tạo ra lợi nhuận và nguyên tắc hoạt động của nó liên quan tới chính sách hỗ trợ, giúp cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu đều được đảm bảo quyền lợi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các doanh nghiệp cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu bỏ qua hiệu quả kinh tế, ngược lại chính đặc thù rủi ro cao buộc các doanh nghiệp này phải kiểm soát các rủi ro một cách chặt chẽ, đẩy mạnh quản lý và đảm bảo hoạt động bảo hiểm này vận hành hiệu quả.

Thứ ba, hoạt động quản lý bảo hiểm tín dụng xuất khẩu có sự tham gia của Chính phủ: Mục tiêu hoạt động, phạm vi bảo hiểm và đối tượng được bảo hiểm của hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu yêu cầu có sự hỗ trợ và tham gia của chính phủ. Chính phủ quản lý và hỗ trợ hoạt động bảo hiểm này thông qua việc hỗ trợ và tài chính, điều chỉnh và quản lý hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thông qua việc thực thi luật và quy định cụ thể, tham gia vào việc đưa ra các quyết định hoạt động quan trọng, đưa ra các chính sách ưu tiên…

Lợi ích của doanh nghiệp khi mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

(1) Bảo vệ tài chính cho nhà xuất khẩu trong trường hợp nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán;

Trước rủi ro người mua nhập khẩu mất khả năng thanh toán, thay vì bán hàng thu tiền ngay, doanh nghiệp xuất khẩu mua BHTDXK có thể chấp nhận cho người mua nhập khẩu trả chậm, nhờ đó tăng lợi thế cạnh tranh thương mại, tăng doanh số, mở rộng thị trường.

(2) Tăng khả năng đi vay từ các tổ chức tín dụng do ngân hàng có thể cấp hoặc mở rộng tín dụng khoản vay dựa trên hợp đồng BHTDXK, từ đó giúp tổ chức xuất khẩu tăng lượng hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu;

(3) Với kiến thức cũng như kinh nghiệm chuyên sâu về đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro, đặc biệt sở hữu hệ thống cơ sở dữ liệu, lên đến hàng triệu khách hàng trên toàn cầu, được cập nhật thường xuyên, liên tục, công ty bảo hiểm sẽ cung cấp thêm các thông tin giá trị về người mua nhập khẩu, cho phép doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng hoạt động sang các thị trường mới, tăng doanh số bán hàng.

(4) Với hệ thống cơ sở dữ liệu trên, công ty bảo hiểm có thể xác định cho doanh nghiệp xuất khẩu hạn mức cho phép người mua nhập khẩu nợ tiền. Hợp đồng bảo hiểm sẽ có điều khoản quy định thay đổi linh hoạt hạn mức này khi thông tin thị trường về khách hàng nhập khẩu thay đổi.Hợp đồng bảo hiểm là một văn bản trong đó người bảo hiểm cam kết sẽ bối thường cho người được bảo hiểm khi đối tượng bảo hiểm bị tổn thất do những rủi ro đã thỏa thuận gây nên, còn người được bảo hiểm cam kết nộp phí bảo hiểm.

b. Tín dụng hỗn hợp

Tín dụng hỗn hợp giữa tài trợ hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và tài trợ thương mại quốc tế cũng là một hình thức trợ thương mại quốc tế để khuyến khích và hỗ trợ cho việc xuất khẩu hàng hóa của nước tài trợ sang nước nhận tài trợ. Đây là một hình thức tài trợ thương mại quốc tế có điều kiện. Thông thường cơ cấu của khoản tín dụng hỗn hợp bao gồm 35% trị giá của hợp đồng được vay theo những điều kiện của phương thức viện trợ ODA, có thời hạn thanh toán dài hơn và lãi suất thấp (khoảng 0.75% - 2%/năm), 65% còn lại sẽ vay theo hình thức tín dụng xuất khẩu thông thường.

Để được vay theo hình thức này thì ít nhất 80% trị giá hợp đồng phải nhập hàng có nguồn gốc xuất xứ từ nước tài trợ. Chính phủ của hai nước sẽ ký hợp đồng tài trợ khung, trên cơ sở đó các khoản vay riêng lẻ sẽ được thực hiện. Vì đây là khoản tín dụng có thời gian thanh toán dài, lãi suất tương đối thấp, nên người ta thường tài trợ

cho những dự án để xây dựng cơ sở và những dự án có lãi thấp và thời hạn thu hồi vốn lâu.

Ngày 23/4/2007, Việt Nam và Đan Mạch đã ký Hiệp định khung mới về Chương trình tín dụng hỗn hợp của Đan Mạch dành cho Việt Nam. So với điều kiện tín dụng trước đây, điều kiện tín dụng mới của Đan Mạch có phần ưu đãi hơn (không ràng buộc điều kiện xuất xứ hàng hoá) với thành tố không hoàn lại đạt khoảng trên 35%, thời hạn trả nợ là 10 năm (không kể thời gian lắp đặt và vận hành thử), đấu thầu hạn chế. Các dự án được sử dụng nguồn tín dụng này chủ yếu tập trung ở 4 lĩnh vực chính như: Công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến thuỷ sản, cấp thoát nước, môi trường, thiết bị phát thanh truyền hình và đèn chiếu sáng sân bay. Đây là những lĩnh vực Đan Mạch có thế mạnh về kỹ thuật và cụng nghệ.

Tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ (tháng 12/2007), Đan Mạch đã cam kết 84,4 triệu USD viện trợ cho Việt Nam trong năm 2008. Viện trợ của Đan Mạch chủ yếu thông qua những dự án, chương trình lớn như: Dự án “Hỗ trợ Chương trình ngành thuỷ sản”, dự án “Hỗ trợ Chương trình mục tiêu quốc gia về ngành nước”, dự án “Hỗ trợ Chương trình ngành nông nghiệp”, dự án “Hỗ trợ Chương trình doanh nghiệp”, Chương trình Quản trị công và Cải cách hành chính và Chương trình Hợp tác Phát triển về lĩnh vực môi trường.

c. Các quỹ tài trợưu đãi cho xuất khẩu

Một trong hai nhiệm vụ của tài chính là phân phối tài chính thông qua việc hình thành các Quỹ tập trung của Nhà nước và phi tập trung của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân cư nhằm mục đích thực hiện các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Tùy theo yêu cầu của tài trợ thương mại quốc tế của mỗi nước mà hình thành các loại quỹ khác nhau. Nhìn chung có những loại Quỹ chủ yếu sau:

Quỹ dự phòng rủi ro là loại quỹ được lập ra để bù đắp những thiệt hại cho các Nhà xuất khẩu do thiên tai, chiến tranh, đình công vế xưởng và các trường hợp bất khả kháng khác gây ra.

Quỹ bình ổn giá là loại quỹ được lập ra để bù giá cho các Nhà xuất khẩu hoặc những nhà sản xuất hàng xuất khẩu khi giá cả trên thị trường biến động theo chiều hướng giảm xuống, gây nên thiệt hại cho ngành hàng xuất khẩu hoặc nhằm giữ giá hàng xuất khẩu cho ổn định, thoát khỏi sự ảnh hưởng nhất thời của thị trường.

Qũy trợ cấp xuất khẩu được lập ra để hỗ trợ một phần lãi vay ngân hàng thu mua dự trữ vật tư xuất khẩu, bù lỗ để tăng khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường mới.

Quỹ đầu tư và phát triển ngành hàng xuất khẩu thành lập nhằm huy động các nguồn vốn trung và dài hạn, tiếp nhận các nguồn vốn của ngân sách phân bổ cho đầu tư để đầu tư phát triển, bảo lãnh đầu tư, cho vay đầu tư ưu đãi lãi suất thấp.

Quỹ xúc tiến xuất khẩu là loại quỹ được lập ra để hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu trong tuyên truyền, quảng cáo, triển lãm, tiếp thị quốc tế, nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành xuất khẩu.

Ch 2 xuấ gia khô đó. doa Ho Xu giờ hương 2 ÀI TRỢ TH 2.1 Giới th 2.1.1 Lý Ngân hà ất nhập khẩ ao dịch mà ông muốn c . Theo điều anh. Theo Lệ oa Kỳ - Fra uất nhập khẩ Thứ nhấ ờ là do thất HƯƠNG M hiệu chung Hình 2.1: ý do thành l àng Xuất nh ẩu của chính có thể khô chấp nhận c u lệ, Eximb ệnh số 6581 anklin D. R ẩu Hoa Kỳ ất, Quốc hộ nghiệp lan MẠI QUỐC về Eximba Logo của N lập hập khẩu H h phủ Hoa ông xảy ra các rủi ro ch ank Hoa K 1 ban hành Roosevelt, ô như sau: i Mỹ cho r rộng và ng C TẾ TẠI E ank Hoa Kỳ Ngân hàng Hoa Kỳ (Ex Kỳ. Eximb vì Người c hính trị và Kỳ không cạ h ngày 2 thá ông đã nêu rằng tình trạ gành công n EXIMBAN g xuất nhập ximbank Ho bank Hoa K cho vay ho rủi ro thươ ạnh tranh v áng 2 năm ra các căn ạng khủng nghiệp thiếu NK HOA K p khẩu Hoa oa Kỳ) là m Kỳ cung cấp oặc không c ơng mại gắn với các ngân 1934 của n cứ để thà hoảng của u quản lý, v KỲ a Kỳ một tổ chức p tài chính có khả năn n liền với gi n hàng ngo tổng thống ành lập Ngâ a quốc gia t và tuyên bố c tài trợ cho các ng, hoặc iao dịch oài quốc g thứ 17 ân hàng thời bấy ố những

rào cản này sẽ được Quốc hội loại bỏ để tháo gỡ khó khăn cho các dòng tự do của thương mại nước ngoài, tăng thêm các phúc lợi xã hội, bằng cách tối ưu hóa khả năng sản xuất hiện tại của các ngành công nghiệp, giảm thiểu và loại bỏ tình trạng thất nghiệp, tăng chất lượng của lao động và tái cấu trúc lại ngành công nghiệp.

Thứ hai, để đáp ứng cho các trường hợp khẩn cấp và cung cấp cứu trợ cần thiết để bảo vệ lợi ích chung của nhân dân, Quốc hội đã ban hành các chính sách sau:

i) Chính sách phục hồi nền công nghiệp Quốc gia, phê duyệt 16/06/1933 ii) Chính sách tái cấu trúc tập đoàn tài chính, phê duyệt 22/01/1932 iii) Chính sách Bảo tồn Ngân hàng, phê duyệt 09/03/1933

Thứ ba, để thực hiện một cách có hiệu qủa và đầy đủ các chính sách đã nêu ra, thì việc thành lập một ngân hàng với khả năng tài trợ tài chính và đẩy mạnh xuất nhập khẩu và trao đổi hàng hóa giữa Hoa Kỳ và các Quốc gia hoặc tổ chức trên toàn thế giới là thực sự cần thiết và thiết thực.

Và vì thế, theo Mục 5, Chương 9, Phần 261 của Bộ luật quốc gia, một tổ chức ngân hàng được thành lập với tên Ngân hàng Xuất nhập khẩu Washington.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Theo Lệnh 6581, Lãnh đạo ngân hàng là một ủy ban gồm 5 thành viên và những người sau đây đã được mời và đồng ý sẽ làm việc với tư cách là một tổ chức thành viên và sẽ giải quyết các mối quan tâm của ngân hàng trong năm đầu tiên. Danh sách đó bao gồm:

– Daniel C. Roper, Bộ trưởng Thương mại (Secretary of Commerce)

– Robert F. Kelley, Trưởng bộ phận Vụ Đông Âu, Bộ Ngoại giao (Chief of the Division of Eastern European Affairs, Department of State)

– Chester C. Davis, Quản trị viên, Cơ quan Điều chỉnh Nông nghiệp (Administrator, Agricultural Adjustment Administration)

– Stanley Reed, Tổng Tư vấn, Tổng công ty Tài chính Tái thiết (General Counsel, Reconstruction Finance Corporation)

– Lynn P. Talley, Trợ lý Điều hành cho Giám đốc của Tập đoàn Tài chính Tái thiết. (Executive Assistant to the Directors of the Reconstruction Finance Corporation)

Các hoạt động của Ngân hàng sẽ được thực hiện tại thủ đô Washington, và trụ sở chính được đặt tại 1825 H Street N.W., Washington

Cũng theo theo lệnh 6581, khối lượng cổ phiếu của Ngân hàng sẽ là 11 triệu Đô la Mỹ, chia thành các cổ phần như sau:

- 1 triệu Đô cổ phiếu phổ thông, chia thành 10 nghìn cổ phiếu với mệnh giá 100 Đô la Mỹ một cổ phiếu

- 10 triệu Đô cổ phiếu ưu đãi, chia thành 10 nghìn cổ phiếu với mệnh giá 1000 Đô la một cổ phiếu.

2.1.3 Quá trình lịch sử

Trong khi nền kinh tế Mỹ trì trệ thì Liên bang Xô Viết lại đang trải qua thời kì phát triển công nghiệp với các công ty nhà nước và tỷ lệ thật nghiệp bằng không. Với những điều kiện kinh tế đó, Liên bang Xô Viết được coi là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn của Mỹ, và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Xô Viết được coi là chiến lược để phát triển nền kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ. Vì thế, mục tiêu trước mắt của Ngân hàng xuất nhập khẩu Washington thứ nhất là việc cho vay với Liên Xô.

Sau đó, Roosevelt đã tạo ra một Ngân hàng Xuất nhập khẩu Washington thứ hai theo Lệnh 6638 ngày 09 tháng 03 năm 1934, với mục tiêu là viện trợ thương mại cho Cuba. Giao dịch đầu tiên của Ngân hàng thứ hai là khoản vay trị giá 3.8 triệu Đô la Mỹ cho Cuba vào năm 1935 để mua bạc thỏi Mỹ. Hai Ngân hàng Xuất nhập khẩu thứ nhất và thứ hai được hợp lại vào năm 1935 do Ngân hàng thứ nhất không còn thực hiện giao dịch với Liên bang Xô viết nữa. Quốc hội tiếp tục duy trì Ngân hàng như một tổ chức

chính phủ, sử dụng các chính sách từ giữa năm 1935 đến 1943 để Ngân hàng là một cơ quan trực thuộc của các cơ quan chính phủ khác.

Ngân hàng trở thành một tổ chức độc lập vào ngày 31 tháng 7 năm 1945, theo Chính sách Ngân hàng Xuất nhập khẩu năm 1945. Tiếp theo, vào ngày 13 tháng 03 năm 1968, một đạo luật khác thay đổi tên của Ngân hàng thành Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ. Eximbank Hoa Kỳ trở thành một tổ chức độc lập vào năm 2007, mặc dù các khoản vay vẫn được chính phủ hỗ trợ.

Trước năm 1980, nghiệp vụ chính của Eximbank Hoa Kỳ là cho vay trực tiếp các doanh nghiệp xuất khẩu. Sản phẩm này của Eximbank Hoa Kỳ cho phép lãi suất cố định mà hầu hết ngành kinh tế là ngành cần vốn lớn như sản xuất máy bay hoặc năng lượng hạt nhân. Boeing là khách hàng chủ lực của Eximbank vì thời điểm đó, Mỹ đang nỗ lực cạnh tranh với Airbus - một hãng máy bay của Liên minh Châu Âu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài chợ thương mại của EXIMBANK hoa kì và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)