Mô hình thành lập công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 84

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài chợ thương mại của EXIMBANK hoa kì và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 93 - 96)

Thành lập một tổ chức chuyên biệt về cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu như tại của Eximbank Hoa Kỳ có ưu điểm là sản phẩm dịch vụ của tổ chức được chuyên biệt hóa cao nên khi tình hình thị trường quốc tế biến động, các tổ chức này có thể thay đổi các chính sách của mình một cách linh hoạt, phù hợp với mục tiêu cao nhất là hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp xuất khẩu, mà không làm ảnh hưởng tới các chính sách cũng như nghiệp vụ của các loại hình sản phẩm bảo hiểm khác như ở ngân hàng thương mại hay một công ty bảo hiểm sẵn có.

Mặt khác, trình độ quản lý và trình độ nghiệp vụ chuyên môn tại các nước đang phát triển còn một số hạn chế nhất định, do đó, khi xây dựng một tổ chức chuyên biệt về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ làm giảm bớt gánh nặng về quản lý so với việc cùng lúc quản lý nhiều nghiệp vụ dẫn đến tình trạng hoạt động không đạt hiệu quả tối ưu.

Bên cạnh đó, tổ chức chuyên biệt về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ có điều kiện thuận lợi để chuyên môn hóa các hoạt động kinh doanh trong từng khâu, từng chu trình, qua đó, nâng cao dần trình độ nghiệp vụ cho nguồn nhân lực, cũng như tập trung nghiên cứu tìm ra những điểm còn hạn chế để hoàn thiện sản phẩm, đưa ra các sản phẩm phù hợp hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động.

Vì vậy, thành lập một tổ chức chuyên biệt về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với việc phát triển thêm sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại một ngân hàng hay một công ty bảo hiểm sẵn có. Do đó, tương tự như Mỹ, Việt Nam có thể áp dụng và phát triển mô hình thành lập một cơ quan trực thuộc chính phủ chuyên về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế mang tính đặc trưng của chính phủ hỗ trợ tối đa và hiệu quả hơn cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp và quốc gia.

Tổ chức BHTDXK là nguồn cung cấp thông tin thị trường, năng lực và tình trạng tài chính của người mua, giúp nhà xuất khẩu thực hiện các giao dịch kinh doanh an toàn và hiệu quả. Các quốc gia xuất khẩu cũng được hưởng lợi nhờ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngoại hối cải thiện cán cân thanh toán quốc gia.

Ấn Độ thành lập tổ chức BHTDXK từ năm 1957, đến năm 2008 đã bảo hiểm khoảng 17% kim ngạch xuất khẩu của nước này. Năm 2001, Trung Quốc thành lập tổ chức BHTDXK với tên gọi Tổng công ty Sinosure. Tính đến tháng 12/2009, Sinosure bảo hiểm cho trên 75 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Các quốc gia phát triển hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đều có tổ chức BHTDXK chuyên biệt như NEXI, KEIC, ECICS, trong đó NEXI của Nhật Bản là 1 trong 10 tổ chức BHTDXK lớn nhất thế giới, ngoài lĩnh vực BHTDXK ngắn hạn, tổ chức này còn cung cấp bảo lãnh đầu tư và bảo hiểm tín dụng đầu tư cho hầu hết các dự án đầu tư của Nhật Bản ở nước ngoài.

Ban đầu, các BHTDXK đều do Nhà nước bỏ vốn thành lập và hỗ trợ theo cơ chế bù lỗ hòa vốn dài hạn. Tuy nhiên, trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động BHTDXK còn phải bảo đảm “không mang tính ưu đãi/hỗ trợ phát triển” phù hợp với nguyên tắc WTO, nên mô hình hoạt động của các tổ chức BHTDXK từng bước có sự tham gia của khu vực tư nhân để có thể vận hành theo cơ chế thị trường.

Trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, tiềm năng xuất khẩu sang thị trường của 150 nước thành viên là rất lớn, bên cạnh các thị trường xuất khẩu

truyền thống. Vì vậy, nghiên cứu thành lập một tổ chức BHTDXK có ý nghĩa thiết thực và cấp bách.

Các mô hình tổ chức và lịch sử phát triển của các tổ chức BHTDXK trên thế giới cho thấy, sự bảo trợ của nhà nước trong việc thành lập là yếu tố quyết định. Ban đầu, tổ chức BHTDXK cần được nhà nước đầu tư về công nghệ thông tin, nguồn nhân lực và khả năng tài chính. Ngay cả ở châu Âu, mặc dù đã có một giai đoạn phát triển vài thập kỷ, nhưng đến nay hầu hết tổ chức BHTDXK vẫn do nhà nước sở hữu hoặc đứng sau tài trợ/bảo lãnh với cơ chế chính sách về vốn, ưu đãi thuế, tái bảo hiểm cứu cánh… Tuy nhiên, để bảo đảm hoạt động BHTDXK phù hợp với nguyên tắc WTO (không được coi là trợ cấp xuất khẩu), tổ chức BHTDXK cho dù thuộc sở hữu nhà nước (phục vụ mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu) thì cũng phải thực hiện kinh doanh theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh và chịu sự điều chỉnh của luật pháp về bảo hiểm và thương mại.

Không quốc gia nào thành lập tổ chức BHTDXK khi chưa tính toán lợi ích kinh tế khả thi, có nghĩa là phân tích hiệu quả đẩy mạnh xuất khẩu với chi phí đầu tư và vận hành tổ chức đó.

Nhìn từ góc độ DN BHTDXK, chi phí đầu tư ban đầu và vận hành nghiệp vụ rất lớn, cùng với lo lắng về tiềm năng thị trường, mức độ rủi ro, hiệu quả kinh doanh là những rào cản đáng kể. Do đó, Nhà nước cần hỗ trợ, tạo cơ sở vốn đầu tư ban đầu cho trang bị công nghệ và tuyển dụng nguồn nhân lực, ưu đãi về thuế (nhiều quốc gia không áp thuế thu nhập, thuế VAT) và có chính sách bù đắp chi phí hoạt động trong 2 – 3 năm đầu tiên.

BHTDXK là thị trường mới, việc triển khai giai đoạn đầu có nhiều khả năng không thành công như mong muốn. Chính vì vậy, không chỉ doanh nghiệp, mà Chính phủ phải nỗ lực hơn nữa và có những điều chỉnh cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài chợ thương mại của EXIMBANK hoa kì và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)