Tình hình chung 68

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài chợ thương mại của EXIMBANK hoa kì và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 77 - 87)

3.1.1.1 Cơ chế chính sách tại Việt Nam

Hoạt động tài trợ thương mại phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra nền tảng vững chắc cho hệ thống thương mại lành mạnh và giúp các doanh nghiệp tham gia vào hệ thống thương mại toàn cầu.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc tiếp cận dịch vụ tài trợ thương mại vẫn tiếp tục là một thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ ở cả nước phát triển và nước đang phát triển. Tháng 6/2016, Tổ chức Thương mại Quốc tế đã phát hành Báo cáo nghiên cứu có tên "Tài trợ thương mại và doanh nghiệp vừa và nhỏ: lấp khoảng trống trong việc cung cấp” nhấn mạnh việc đẩy mạnh tài trợ thương mại quốc tế là một nhu cầu bức xúc, cần được giải quyết. Việc tăng cường hoạt động tài trợ thương mại sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ phát triển và hỗ trợ các nước nghèo nhất phát triển.

Trong việc tiếp cận các dịch vụ tài trợ thương mại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng luôn phải đối mặt với những khó khăn lớn hơn nhiều so với doanh nghiệp lớn. Điều đó được minh chứng qua khảo sát của Tổ chức Thương mại Quốc tế: trên toàn cầu, 52 % của các các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho biết yêu cầu tài trợ thương mại quốc tế của họ bị từ chối, con số này chỉ có 7 phần trăm đối với các công ty đa quốc gia. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong các hoạt động thương mại và tạo việc làm trong hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Ở một số nước phát triển, họ tạo việc làm cho khoảng 90 % lực lượng lao động.

Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, là động lực tăng trưởng, xương sống của nền kinh tế. Hoạt

động tài trợ thương mại quốc tế của các ngân hàng có sự tăng trưởng, góp phần hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, cũng như các nền kinh tế khác, hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của các ngân hàng Việt Nam còn tồn tại một số yếu kém về quy mô còn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Nhận thức được vai trò và khó khăn mà doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phải đối mặt, theo phân công của Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Phát triển doanh nghiệp đã tổ chức nghiên cứu, xây dựng đề cương dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm hỗ trợ phát triền khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Dự thảo Luật này cũng đề ra các biện pháp giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng cường tiếp cận tài trợ thương mại, hỗ trợ tài chính… Theo đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ các ngân hàng điều chỉnh cơ cấu tín dụng hướng tới doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua việc Chính phủ sẽ dành một số ưu đãi cho các ngân hàng thương mại khi đạt được tỷ lệ dư nợ tối thiểu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là 30% hoặc cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay với lãi suất ưu đãi theo các mục tiêu phát triển. Dự thảo cũng đề xuất thành lập một số quỹ như: quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ tương hỗ…Điều này giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thêm lựa chọn khi tiếp cận hoạt động tài trợ thương mại như cho vay giữa các công ty.

Chính sách khuyến khích xuất khẩu, qua đó mở rộng thị trường, tạo công ăn việc làm, tăng nguồn thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán, nâng cao hình ảnh quốc gia và khả năng cạnh tranh quốc tế, luôn là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Các chính sách khuyến khích xuất khẩu đã được nước ta áp dụng từ nhiều năm trước như thưởng vượt kim ngạch xuất khẩu, trợ cấp thay thế nhập khẩu, tiêu biểu nhất là chính sách tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu do Quỹ Hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng phát triển Việt Nam) thực hiện từ năm 2001 dưới hình thức cho vay lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) tháng 1 năm 2007, những chính sách áp dụng trước đây không còn phù hợp với các quy định của WTO. Chính phủ Việt Nam đã tìm các giải pháp thay thế thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, phù hợp với tình hình mới.

Trong quyết định số 2471/QĐ-TTg ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2011 Phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030 thì mục tiêu của chiến lược là Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần so với Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD, cán cân thương mại được cân bằng. Quyết định trên cũng chỉ ra các Chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, bao gồm:

- Tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ.

- Rà soát, điều chỉnh các chính sách về thu hút đầu tư nhằm thu hút mạnh đầu tư trong nước và ngoài nước vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu.

- Đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm bảo hiểm rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu; tạo sự thuận lợi trong việc đi vay từ các tổ chức tín dụng để tăng lượng hàng hóa xuất khẩu, tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế.

- Điều hành chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, cân đối hài hòa giữa yêu cầu xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu.

3.1.1.2 Các tổ chức chính phủ thực hiện tài trợ thương mại quốc tế tại Việt Nam

a. Đối với hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Khi nền kinh tế nội địa và toàn cầu diễn biến ngày một phức tạp và nhiều thách thức, các doanh nghiệp phải đối mặt thường xuyên hơn với rủi ro thương mại và thậm chí bị thiệt hại khi người mua không thanh toán hoặc phá sản. Không một doanh nghiệp nào được miễn nhiễm khỏi rủi ro tín dụng khi giao thương trên thị trường nội địa và quốc tế. Nhận dạng và quản lý rủi ro trở thành ưu tiên hàng đầu cho các doanh nghiệp. Một nhà xuất khẩu sáng suốt sẽ tìm cách giảm thiểu rủi ro và bảo hiểm cho các

khoản nợ xuất khẩu của mình thay vì tự gánh chịu thua lỗ và hối tiếc vì đã không thực hiện trước các biện pháp bảo vệ cần thiết

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (BHTDXK) là một giải pháp phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu khi thực hiện xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, qua đó góp phần đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động thương mại của quốc gia. Đối với các doanh nghiệp, BHTDXK giúp bảo vệ tài chính cho nhà xuất khẩu trong trường hợp nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán; tăng khả năng tiếp cận và đa dạng hóa thị trường tiêu thụ trên thế giới. BHTDXK đặc biệt cần thiết đối với doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường mới, đối tác mới, thị trường có tính rủi ro cao (bất ổn về chính trị, hệ thống luật pháp chưa rõ ràng, có xung đột vũ trang, v.v...). Đối với nền kinh tế, BHTDXK đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu từ sự phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu an toàn, hiệu quả nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, tạo ra việc làm, tăng thu ngoại hối để cải thiện cán cân thương mại quốc tế.

Chính phủ ta đã ban hành nhiều văn bản có định hướng phát triển sản phẩm này như Quyết định số 2011/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ v/v thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, Thông tư số 99/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính đối với việc thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, Quyết định số 1626/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm triển khai thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, Quyết định số 2170/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc công bố danh sách doanh nghiệp bảo hiểm được lựa chọn triển khai thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu., Quyết định số 2766/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính về việc ban hành Quy tắc chung bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Nhìn chung, các văn bản này chỉ cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm đủ điều kiện thực hiện Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nên các ngân hàng không thể áp dụng phương thức tài trợ thương mại quốc tế này trong kinh doanh được.

Ngày 31/12/2013, chương trình thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu do Bộ Công Thương và Bộ Tài chính thực hiện theo Quyết định số 2011/QĐ-TTg ngày 05/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm BHTDXK đã kết thúc. Chương trình được thực hiện trong giai đoạn 2011- 2013 với mục tiêu thí điểm, đưa ra sản phẩm nghiệp vụ bảo hiểm mới, góp phần bảo hiểm rủi ro trong thanh toán cho thương nhân xuất khẩu, từ đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Bảy doanh nghiệp bảo hiểm được Bộ Tài chính chọn triển khai thí điểm BHTDXK là: Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tổng công ty cổ phần Bảo Minh, Tổng công ty Bảo hiểm PVI, Công ty liên doanh Bảo hiểm Bảo Việt Tokio Marine, Công ty bảo hiểm QBE Việt Nam, Công ty TNHH bảo hiểm Chartis Việt Nam, Công ty bảo hiểm Liên hiệp.

Qua 3 năm thực hiện, cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành liên quan là Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước, cùng các công ty bảo hiểm, các công ty xuất khẩu, chương trình đã đạt được những kết quả nhất định.

Kết thúc thời gian thí điểm, các doanh nghiệp bảo hiểm đã cấp được tổng số 46 hợp đồng bảo hiểm trong đó có 23 hợp đồng BHTDXK và 23 hợp đồng bảo hiểm hỗn hợp bảo hiểm cho cả doanh thu xuất khẩu và doanh thu bán hàng nội địa (trong đó có một số hợp đồng do tính chất cấp theo tổng doanh thu bán hàng trong năm của thương nhân nên không thể tách riêng phần xuất khẩu và phần nội địa) với tổng kim ngạch xuất khẩu được bảo hiểm là 12.592 tỷ đồng, tổng phí bảo hiểm thu được là 17,23 tỷ đồng, tổng số tiền bồi thường là 13,33 tỷ đồng.

b. Đối với hình thức tín dụng hỗn hợp

Bộ Kế hoạch Đầu tư (KHĐT) chính là tổ chức chính phủ chịu trách nhiệm thực hiện tài trợ thương mại quốc tế bằng hình thức tín dụng hỗn hợp tại Việt Nam. Bộ đóng vai trò tiếp nhận các đề nghị vay vốn tín dụng hỗn hợp, sau đó thông báo rõ chấp thuận của chính phủ về vốn đối ứng, khoản vay và cơ chế cho vay lại và gửi đề cương dự án cho Đại sứ quán nước tài trợ (ví dụ nếu vay vốn do Đan Mạch hỗ trợ thì sẽ là Đại sứ

quán Đan Mạch). Sau khi dự án được thẩm định, Bộ KHĐT sẽ thông báo cho Bộ ngoại giao nước tài trợ biết về ý kiến của Việt Nam. Tiếp theo, dự án được trình lên Ủy ban tín dụng hỗn hợp phê duyệt tài trợ. Như vậy, Bộ KHĐT vừa đóng vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp được tiếp cận nguồn tín dụng hỗn hợp, vừa là trung gian giữa chính phủ Việt Nam và Đan Mạch trong các quyết định phê duyệt dự án vay vốn tín dụng hỗn hợp.

c. Các quỹ tài trợưu đãi cho xuất khẩu

Quỹ Hỗ trợ phát triển

Theo quyết định số 133/2001/QĐ-TTG ngày 10 tháng 9 năm 2001 về việc ban hành quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu Quỹ Hỗ trợ phát triển và thông tư 76/2001/TT- BTC ngày 25 tháng 9 năm 2001 hướng dẫn một số điểm của quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ban hành kèm theo quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 thì tại Việt Nam, Quỹ hỗ trợ phát triển được thành lập như một quỹ tài trợ ưu đãi cho xuất khẩu, thực hiện nhiệm vụ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. Quỹ có trách nhiệm quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả nguồn vốn tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. Những đơn vị có nhu cầu vay vốn từ nguồn vốn hỗ trợ xuất khẩu Được Quỹ Hỗ trợ phát triển thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay trước khi quyết định đầu tư, chấp thuận và ký hợp đồng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, chấp thuận bảo lãnh trên cơ sở kết quả thẩm định của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, đến ngày 19/05/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng phát triển Việt Nam (NHPTVN hoặc NHPT) trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển (HTPT) để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

Ngày 19/5/2006, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHPT.

Tiếp đó, ngày 30/3/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Chức năng của NHPT

Ngân hàng Phát triển Việt Nam có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật. Ngân hàng Phát triển Việt Nam kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Quỹ Hỗ trợ phát triển.

Vốn Điều lệ của NHPT là 5.000 tỷ đồng từ nguồn vốn điều lệ hiện có của Quỹ Hỗ trợ phát triển. Tại Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg ngày 30/3/2007, Thủ tướng Chính phủ quyết định: Ngân hàng Phát triển Việt Nam thuộc sở hữu nhà nước, có vốn điều lệ là 10.000 tỷ đồng.

Hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.Ngân hàng Phát triển được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Phát triển là 99 năm, kể từ ngày Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập NHPT có hiệu lực.

Nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển

•Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu theo quy định của Chính phủ;

•Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định;

•Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng Phát triển với các tổ chức uỷ thác;

•Uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Phát triển;

•Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật.

•Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Ngân hàng Phát triển tiếp tục được Thủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài chợ thương mại của EXIMBANK hoa kì và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 77 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)