Quá trình lịch sử 46

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài chợ thương mại của EXIMBANK hoa kì và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 55 - 58)

Trong khi nền kinh tế Mỹ trì trệ thì Liên bang Xô Viết lại đang trải qua thời kì phát triển công nghiệp với các công ty nhà nước và tỷ lệ thật nghiệp bằng không. Với những điều kiện kinh tế đó, Liên bang Xô Viết được coi là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn của Mỹ, và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Xô Viết được coi là chiến lược để phát triển nền kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ. Vì thế, mục tiêu trước mắt của Ngân hàng xuất nhập khẩu Washington thứ nhất là việc cho vay với Liên Xô.

Sau đó, Roosevelt đã tạo ra một Ngân hàng Xuất nhập khẩu Washington thứ hai theo Lệnh 6638 ngày 09 tháng 03 năm 1934, với mục tiêu là viện trợ thương mại cho Cuba. Giao dịch đầu tiên của Ngân hàng thứ hai là khoản vay trị giá 3.8 triệu Đô la Mỹ cho Cuba vào năm 1935 để mua bạc thỏi Mỹ. Hai Ngân hàng Xuất nhập khẩu thứ nhất và thứ hai được hợp lại vào năm 1935 do Ngân hàng thứ nhất không còn thực hiện giao dịch với Liên bang Xô viết nữa. Quốc hội tiếp tục duy trì Ngân hàng như một tổ chức

chính phủ, sử dụng các chính sách từ giữa năm 1935 đến 1943 để Ngân hàng là một cơ quan trực thuộc của các cơ quan chính phủ khác.

Ngân hàng trở thành một tổ chức độc lập vào ngày 31 tháng 7 năm 1945, theo Chính sách Ngân hàng Xuất nhập khẩu năm 1945. Tiếp theo, vào ngày 13 tháng 03 năm 1968, một đạo luật khác thay đổi tên của Ngân hàng thành Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ. Eximbank Hoa Kỳ trở thành một tổ chức độc lập vào năm 2007, mặc dù các khoản vay vẫn được chính phủ hỗ trợ.

Trước năm 1980, nghiệp vụ chính của Eximbank Hoa Kỳ là cho vay trực tiếp các doanh nghiệp xuất khẩu. Sản phẩm này của Eximbank Hoa Kỳ cho phép lãi suất cố định mà hầu hết ngành kinh tế là ngành cần vốn lớn như sản xuất máy bay hoặc năng lượng hạt nhân. Boeing là khách hàng chủ lực của Eximbank vì thời điểm đó, Mỹ đang nỗ lực cạnh tranh với Airbus - một hãng máy bay của Liên minh Châu Âu.

Năm 1980, Quốc hội Mỹ đã giới hạn tín dụng trực tiếp của Eximbank, dẫn tới việc giảm cho vay trực tiếp và tăng các khoản bảo lãnh và bảo hiểm đúng như chức năng hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa Mỹ của Eximbank.

Trong những năm 80, Chính quyền Reagan đã tìm cách để giúp chính quyền Saddam Hussein trong cuộc chiến chống lại Iran thông qua xuất khẩu thiết bị và công nghệ “sử dụng kép” (dual-use – hàng hóa sử dụng cho cả mục đích quân sự và thương mại) mà không vướng vi phạm pháp luật Hoa Kỳ. Các quan chức ở Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc đã thảo luận cách tài trợ các thiết bị “sử dụng kép”, mà yêu cầu sự tham gia của cả Eximbank. Nhưng các quan chức của Ngân hàng đã chống lại sự lôi kéo vào chương trình này.

Tổng thống George W. Bush đã kí một Đạo luật tái cấu trúc năm 2002 vào ngày 14 tháng 7 năm 2002. Đạo luật này được thông qua ngày 30 tháng 9 năm 2006, bao gồm rất nhiều quy định mới trong việc cung cấp các khoản cho vay và bảo hiểm. Đạo luật này cũng yêu cầu Ngân hàng quan tâm đến nhân quyền của tất cả các dự án đầu tư trên 10 triệu Đô la Mỹ và tập trung vào các dự án tăng trưởng việc làm tại Mỹ. Luật

này cũng chú ý đến trách nhiệm của Hoa Kỳ khi là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Đạo luật này nghiêm cấm việc trợ cấp cho bất kì ngành công nghiệp nào để chống lại chính sách thuế theo Hiệp định WTO.

Đạo luật năm 2002 cũng được cho là thúc đẩy việc tài trợ với các doanh nghiệp nhỏ. Quốc hội kêu gọi các ngân hàng cho vay các doanh nghiệp nhỏ từ 10% đến 20% trên tổng tài trợ của mình, nhưng lại không đưa ra các hướng dẫn quy định cụ thể để thúc đẩy chính sách này, và các ngân hàng đã không đạt được tỷ lệ trên cho đến 2006. Vì thế các nhà lập pháp đã đưa ra một đạo luật khác vào năm 2006 để bổ sung thêm các quy định giúp các ngân hàng có thể đạt được mục tiêu này.

Eximbank Hoa Kỳ cung cấp nguồn tài chính cho hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trên thị trường quốc tế, biến các cơ hội xuất khẩu thành giao dịch thực tế giúp cho các công ty ở Mỹ bao gồm cả công ty lớn, vừa và nhỏ tạo và duy trì việc làm tại Mỹ. Eximbank Hoa Kỳ có những chương trình phù hợp với các nhu cầu ngắn, trung và dài hạn của nhà xuất khẩu; gánh rủi ro tín dụng và rủi ro thể chế mà các ngân hàng khác không có khả năng hoặc không muốn chấp nhận.

Eximbank Hoa Kỳ tài trợ xuất nhập khẩu vì 3 lý do chính:

-Bảo đảm rủi ro thương mại và rủi ro chính trị mà nhà xuất khẩu hoặc tổ chức tài chính không muốn hoặc không có khả năng gánh chịu

-Khắc phục hạn chế trong lĩnh vực tài trợ xuất khẩu khu vực tư nhân

-Đáp ứng sự cạnh tranh trong tín dụng xuất khẩu của các tổ chức tài trợ nước ngoài

Trải qua nhiều năm, Eximbank góp phần thành công của rất nhiều dự án tài chính lịch sử bao gồm dự án Đường cao tốc Pan - Mỹ, Đường Miến Điện và Cuộc tái thiết sau Thế chiến thứ II. Chỉ trong vòng 6 năm kể từ 2009 đến 2015, Eximbank Hoa Kỳ đã hỗ trợ 250 tỷ Đô la Mỹ trong xuất khẩu và trên 1.3 triệu việc làm trên toàn nước Mỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài chợ thương mại của EXIMBANK hoa kì và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)