Khó khăn và nguyên nhân của khó khăn trong tài trợ thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài chợ thương mại của EXIMBANK hoa kì và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 87 - 91)

tế của các tổ chức chính phủ tại Việt Nam

3.1.2.1 Số lượng doanh nghiệp tham gia các hình thức tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ còn khá khiêm tốn

a. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Mặc dù được hỗ trợ tới 20% mức phí bảo hiểm, các doanh nghiệp chỉ cần đóng 80% tiền phí để có được dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, nhưng trong thời gian thí điểm, số lượng doanh nghiệp tham gia bảo hiểm và số hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu còn khá khiêm tốn. Họ thực sự chưa quen với các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu này của tổ chức chính phủ, thay vào đó, họ tin dùng các sản phẩm hỗ trợ chủ yếu từ các ngân hàng thương mại như mở thư tín dụng, nhở thu, điện chuyển tiền,… Đó xuất phát một phần từ tâm lý ngại thay đổi. Đứng trước hình thức hỗ trợ xuất khẩu mới, các doanh nghiệp còn băn khoăn không biết liệu hình thức này có thực sự giúp ích cho việc kinh doanh của mình hay không.

Đồng thời, các doanh nghiệp chưa nhận thức được lợi ích của việc tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mà đối với họ mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ làm tăng chi phí, dẫn đến tăng giá thành sản phẩm xuất khẩu và làm giảm lợi thế cạnh tranh; và đối với họ, việc mua bảo hiểm tín dụng chỉ phòng ngừa trong trường hợp bên mua không thanh toán, mà việc này thì theo họ, hiếm khi xảy ra trong kinh doanh, thương nhân xuất khẩu chủ quan vào khả năng đánh giá độ tin cậy của bạn hàng sẽ tạo ra tâm lý không muốn tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

Thêm vào đó, việc triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu gặp không ít khó khăn bởi chi phí đầu tư đầu tư: như nguồn nhân lực, chi phí phần mềm rất lớn, yêu cầu kho dữ liệu khổng lồ chứa đựng thông tin tín dụng của các nhà nhập khẩu nước ngoài. Trong khi số lượng hợp đồng ký được không đảm bảo quy tắc số đông bù số ít trong kinh doanh bảo hiểm, tỷ lệ bồi thường cao, dẫn tới bản thân các công ty bảo hiểm được

phép cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng không dám mạnh dạn phát triển sản phẩm này.

b. Bảo lãnh vay vốn

Theo quy định tại Thông tư 47/2014/TT-BTC ngày 22/4/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại Ngân hàng thương mại, để được VDB bảo lãnh vay vốn, các DNVVN cần có đủ bốn điều kiện, ba trong số đó được cho là khá chặt chẽ và không cần thiết.

Thứ nhất, dự án đầu tư có văn bản chấp thuận cho vay của NHTM và được VDB thẩm định, xác định là dự án có hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn vay. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, với yêu cầu dự án đầu tư của DN phải có văn bản chấp thuận cho vay của NHTM, dường như VDB đang đá “quả bóng” trách nhiệm sang phía các NHTM, trong khi các ngân hàng đang cần sự bảo lãnh của VDB mới quyết định cho vay. Sản phẩm bảo lãnh vay vốn của VDB không giống như sản phẩm bảo lãnh vay vốn của Eximbank Hoa Kỳ: chấp nhận bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn tại các ngân hàng khác do các ngân hàng khác không có đủ điều kiện, khả năng thẩm định khách hàng.

Thứ hai, DN phải có vốn chủ sở hữu tham gia tối thiểu 15% tổng mức đầu tư của dự án và được đầu tư toàn bộ vào tài sản cố định, nguồn vốn này được phản ánh trên báo cáo tài chính tháng hoặc quý gần nhất với thời gian nộp hồ sơ đề nghị bảo lãnh và cam kết sử dụng dự án. Một số doanh nghiệp cho rằng tỷ lệ 15% còn khá cao vì các doanh nghiệp cần vốn mới phải đi vay để thực hiện sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, 15% thực sự là một tỷ lệ cần thiết để doanh nghiệp gắn trách nhiệm của mình vào các hợp đồng xuất khẩu. Một số chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ khi mới thành lập chưa đủ kinh nghiệm sản xuất, kĩ năng quản lý thì chỉ cần thực hiện các hợp đồng xuất khẩu phù hợp với khả năng tài chính của công ty mình, tránh rủi ro không cung cấp được hàng hóa theo đúng hợp đồng đã kí kết.

Thứ ba, tại thời điểm đề nghị bảo lãnh không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng và Ngân hàng Phát triển (nợ xấu gồm các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam). trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều khó khăn như vừa qua, phần lớn DNNVV đều rất vất vả trong duy trì hoạt động, việc VDB đứng ra bảo lãnh để các TCTD cho nhóm DN này vay vốn là rất cần thiết. Nhưng với điều khoản tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, DN không có nợ xấu tại các TCTD (từ nhóm 3 đến nhóm 5) thì cánh cửa vay vốn của các DN thực tế vẫn đang “đóng”, bởi đa số DN đều có nợ xấu tại ngân hàng. Bảo lãnh vay vốn là dự phòng cho rủi ro tín dụng có thể xảy ra, nên với khách hàng đã được đánh giá là an toàn, không có nợ xấu hay nợ xấu có khả năng xảy ra, thì việc bảo lãnh của VDB là không cần thiết. Hơn nữa, đối với các doanh nghiệp nợ nhóm 1 hoặc 2 thì các ngân hàng thương mại cũng tự thẩm định phương án vay vốn của khách hàng, không cần phải có bảo lãnh vay vốn của VDB. Thực tế quy định này là không cần thiết, tuy nhiên, điều này vẫn được đưa vào thông tư, vô hình chung tạo nên một rào cản khiến cho các doanh nghiệp có suy nghĩ khó tiếp cận với vốn vay.

Bên cạnh đó, bảo lãnh vay vốn của VDB mới chỉ dừng lại ở việc bảo lãnh cho các doanh nghiệp tại Việt Nam vay vốn tại các NHTM Việt Nam, chưa tồn tại hình thức bảo lãnh vay vốn cho các doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài vay vốn để nhập hàng hóa Việt, gián tiếp thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một vấn đề mà Việt Nam cần xem xét thêm để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc tìm kiếm thị trường, khách hàng tiềm năng. Trong quá trình hội nhập với kinh tế toàn cầu, Việt Nam nên mạnh dạn áp dụng các hình thức cấp tín dụng cho doanh nghiệp nước ngoài giống như Mỹ, không chỉ để phát triển tín dụng ngân hàng, mà còn góp phần tăng kim nghạch xuất khẩu cho chình Việt Nam.

3.1.2.2 Phối hợp chưa chặt chẽ giữa ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm

Ngoài ra, việc phối hợp chưa chặt chẽ giữa ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm cũng là một rào cản vì tại thời điểm hiện nay, ngân hàng chưa yêu cầu doanh nghiệp

xuất khẩu phải mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu như một đảm bảo cho những khoản tiền vay. Hầu hết các khoản vay của các doanh nghiệp xuất khẩu đều yêu cầu có tài sản bảo đảm như bất động sản, động sản (ô tô, máy móc). Chỉ có rất ít những doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm tại ngân hàng, có lịch sử tín dụng tốt thì được bảo đảm bằng các khoản phải thu từ tiền xuất khẩu về. Nếu có gặp rủi ro đối tác nhập khẩu không thanh toán thì khách hàng xuất khẩu của ngân hàng sẽ sẵn sàng trả tiền nợ cho ngân hàng. Quả thực, sự phối hợp, gắn kết giữa ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm trong BHTDXK chưa được các ngân hàng quan tâm.

BHTDXK được xem là một giải pháp đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu, đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu từ sự phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, vì các lý do đến từ việc thiếu kinh nghiệm áp dụng, chưa mạnh dạn phát triển sản phẩm và thiếu sự đồng bộ, liên kết của các tổ chức có liên quan mà bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chưa phát triển tại Việt Nam. Vì thế, các Bộ ngành và doanh nghiệp cần tiếp tục nỗ lực rất nhiều để có thể biến những giá trị tiềm tàng của BHTDXK thành hiện thực, đem lại lợi ích cho cả quốc gia và doanh nghiệp. Hoa Kỳ là một nước phát triển bậc nhất thế giới, đối với họ, sản phẩm bảo hiểm tín dụng là sản phẩm giúp cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu có thể đẩy mạnh được công việc kinh doanh của mình và nếu thiếu sản phẩm này thì chắc chắn họ không thể có được kết quả kinh doanh tốt đẹp như thế. Việt Nam cần học tập rất nhiều từ các nước phát triển và cụ thể là Eximbank Hoa Kỳ trong việc phát triển các sản phẩm tài trợ thương mại quốc tế để đạt được mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, hỗ trợ việc làm, nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài chợ thương mại của EXIMBANK hoa kì và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)