Tổ chức của Việt Nam cũng cần rút kinh nghiệm từ Eximbank Hoa Kỳ từ việc Eximbank Hoa Kỳ quá tập trung vào các khách hàng lớn dẫn đến sự chỉ trích của nhiều người. Đây là vấn đề gây nhiều tranh luận thậm chí chỉ trích gay gắt của nhiều người Mỹ. Đã có rất nhiều bài báo đăng trên các tạp chí nổi tiếng của Mỹ như Fobes nhấn mạnh việc Eximbank Hoa Kỳ quá tập trung vào việc hỗ trợ thương mại quốc tế cho tổ chức lớn như Boeing và các tổ chức nhà nước của nước ngoài mà quên đi các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước đang rất cần có được được chính phủ trợ giúp về thương mại. Chính vì lẽ đó, Việt Nam cần biết cân bằng tỷ lệ tài trợ cho các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tránh mất cân đối, gây mâu thuẫn lợi ích vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực sự cần sự trợ giúp từ chính phủ rất nhiều.
Hơn nữa, tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm rủi ro đổ vỡ giảm đi đáng kể. Bởi lẽ các ngành mà các doanh nghiệp này đầu tư vào trải rộng từ công nghiệp, đến ngư nghiệp, nông nghiệp. Càng bảo hiểm cho nhiều ngành thì rủi ro phải bổi thường càng giảm dần. Đó là quy tắc số đông bù số ít. Trong khi nếu tập trung vào doanh nghiệp lớn như Eximbank Hoa Kỳ tập trung vào Boeing thì chỉ cần một thông tin thị trường, hay một tai nạn máy bay liên quan đến Boeing có thể làm gián đoạn việc kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa. Dẫn đến rủi ro người bán không trả tiền hàng, tổ chức phải đền bù tiền bảo hiểm.
Ngoài ra, việc tài trợ nhiều ngành nhiều thị trường mới đúng với mục tiêu tài trợ, hỗ trợ thương mại được đặt ra ban đầu khi mới thành lập tổ chức tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ. Có nhiều người cho rằng, tài trợ cho một công ty lớn bằng gấp nhiều lần tài trợ cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vì công ty lớn tạo nhiều doanh thu, lợi nhuận, làm tăng GDP nhanh chóng, tạo việc làm cho hàng nghìn công nhân. Tuy nhiên, tập trung vào một ngành, một công ty không đảm bảo tính công bằng, dân chủ, không phù hợp với thể chế chế độ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Hơn nữa, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 95% tổng số doanh nghiệp trên cả nước và họ cũng cần phát triển, cần hỗ trợ.
Thêm vào đó, Việt Nam nên rút kinh nghiệm từ việc lựa chọn dự án của Eximbank Hoa Kỳ. Các dự án mà tổ chức của chính phủ Việt Nam tài trợ cần tập trung thẩm định rõ ảnh hưởng của các dự án đó đến môi trường dân sinh xã hội trong hiện tại và cả tương lai. Vì mục tiêu của việc cải thiện xuất nhập khẩu là để phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng việc làm của người Việt Nam, nên xem xét các ảnh hưởng của dự án xin tài trợ thương mại quốc tế đến môi trường xã hội là điều cực kì quan trọng. Nếu chính phủ Việt Nam thành lập một tổ chức chuyên cung cấp các sản phẩm tài trợ thương mại quốc tế như của Hoa Kỳ thì cần xem xét, thẩm định kỹ càng các dự án để tránh mâu thuẫn với lợi ích chung của toàn thể nhân dân.
3.2.6 Tổ chức thực hiện tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ
Tài trợ thương mại quốc tế mang lại nhiều lợi ích cho chính phủ Việt Nam. Việc tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ có rất nhiều hình thức, có thể thông qua Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, bảo đảm vốn lưu động, bảo lãnh vay vốn, bảo đảm cho thuê tài chính hoặc cho vay trực tiếp. Chính phủ Việt Nam có thể lựa chọn việc thành lập một tổ chức mới riêng biệt với nhiệm vụ thực hiện tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ như Eximbank Hoa Kỳ, hoặc lựa chọn giao nhiệm vụ đó cho một tổ chức sẵn có, cụ thể là VDB.
Nếu thành lập một tổ chức riêng biệt như Eximbank Hoa Kỳ thì tổ chức này sẽ có tính chuyên biệt hóa cao. Khi tình hình thị trường quốc tế biến động, các tổ chức này có thể thay đổi các chính sách của mình một cách linh hoạt, phù hợp với mục tiêu cao nhất là hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp xuất khẩu, mà không làm ảnh hưởng tới các chính sách cũng như nghiệp vụ của các loại hình sản phẩm khác như ở ngân hàng thương mại hay một công ty bảo hiểm sẵn có.
Bên cạnh đó, đối với các quốc gia phát triển, có tiềm lực tài chính hùng hậu như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc,… việc tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ luôn là một trong những cách để các nước đó khẳng định vị thế chính trị của mình. Khối lượng
các giao dịch tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ ở các quốc gia đó sẽ cao và trị giá tài trợ sẽ rất lớn. Chính vì thế cần có một tổ chức riêng đứng ra đảm nhiệm nhiệm vụ này để việc tài trợ được thống nhất, dễ dàng quản lý. Khi xây dựng một tổ chức chuyên biệt về tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ sẽ làm giảm bớt gánh nặng về quản lý so với việc cùng lúc quản lý nhiều nghiệp vụ kiêm nhiệm dẫn đến tình trạng hoạt động không đạt hiệu quả tối ưu.
Tuy nhiên đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, tiềm lực tài chính so với các quốc gia phát triển yếu hơn, khối lượng các giao dịch tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ còn ít và trị giá tài trợ còn nhỏ, việc thành lập riêng một tổ chức chuyên biệt như Eximbank Hoa Kỳ là chưa cần thiết. Để thành lập một tổ chức riêng như Eximbank Hoa Kỳ, cần có chi phí đầu tư ban đầu lớn về nguồn nhân lực, chi phí phần mềm, yêu cầu kho dữ liệu khổng lồ chứa đựng thông tin tín dụng của các nhà nhập khẩu nước ngoài. Bên cạnh đó, việc tài trợ thương mại quốc tế cần phải gắn liền với mục tiêu phát triển đất nước nên cần có một tổ chức vừa thực hiện nhiệm vụ phát triển, vừa cân đối để thực hiện nhiệm vụ tài trợ thương mại quốc tế nên có thể giao nhiệm vụ tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ cho một tổ chức sẵn có tại Việt Nam.
Cụ thể, VDB là ngân hàng phát triển Việt Nam, được thành lập nhằm mục tiêu phát triển đất nước, không vì mục tiêu lợi nhuận như các ngân hàng cổ phần hay các tổ chức tín dụng tư nhân. Việt Nam nên giao nhiệm vụ tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ cho VDB để việc tài trợ dễ dàng quản lý. Mỗi một dự án tài trợ của Việt Nam sẽ gắn liền với một mục đích phát triển riêng, đảm bảo có đủ nguồn vốn tài trợ, mà cân đối với tình hình phát triển của đất nước. Việt Nam hoàn toàn có thể để các tổ chức tư nhân tham gia vào việc tài trợ này ngoài việc cho phép VDB thực hiện nhiệm vụ tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ giống như việc triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho 7 công ty bảo hiểm trước đây. Nhưng khi mới bắt đầu áp dụng các hình thức tài trợ mới và với tình hình kinh tế của Việt Nam hiện tại thì việc để các tổ
chức tư nhân thực hiện tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ là chưa phù hợp bằng việc giao nhiệm vụ đó cho VDB.
Ban đầu, chính phủ Việt Nam nên đề ra các chính sách mới và tạo môi trường pháp lý phù hợp để VDB có thể thực hiện nhiệm vụ tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ. VDB nên thực hiện tài trợ bằng hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trước, dần dần nghiên cứu việc tài trợ bằng các hình thức khác. Tuy nhiên, việc tài trợ cần cân đối giữa chính sách từng thời kì và nguồn tài chính của Việt Nam.
Nói tóm lại, vì các lý do về năng lực tài chính, tình hình phát triển và tính thống nhất trong quá trình quản lý, tác giả khuyến nghị chính phủ Việt Nam nên ban hành các quy định, quy chế rõ ràng để giao nhiệm vụ tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ Việt Nam cho một tổ chức sẵn có thực hiện, cụ thể là Ngân hàng phát triển Việt Nam VDB.
KÊT LUẬN
Tài trợ thương mại quốc tế có rất nhiều hình thức. Bên cạnh các hình thức tài trợ trực tiếp của các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, tổ chức chính phủ, còn có các hình thức tài trợ gián tiếp của Nhà nước. Mỗi một hình thức đều đem lại ưu điểm và cũng có nhược điểm đi kèm. Trong những năm qua, mặc dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn song kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn tăng trường đều qua các năm, tạo tiền đề cho hoạt động tài trợ thương mại quốc tế phát triển. Tính từ năm 2010 đến 2015 tổng kim ngach xuất nhập khẩu Việt Nam tăng trưởng đều qua các năm, trong đó năm 2011 đạt mức tăng mạnh nhất 29%. Đây cũng chính là cơ sở, tiền đề để các tổ chức đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại quốc tế, tăng trưởng doanh số và doanh thu phí từ hoạt động này, góp phần không nhỏ vào mục tiêu cải thiện cán cân thanh toán, cải thiện vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong quá trình hội nhập và phát triển của mình, Việt Nam cần học tập thêm nhiều hình thức tài trợ thương mại quốc tế mới, phù hợp với tình hình phát triển chung trên toàn cầu. và Eximbank Hoa Kỳ là một tổ chức ví dụ điển hình sử dụng một số cách thức tài trợ thương mại quốc tế mới mà Việt Nam nên cần nhắc học tập.
Eximbank Hoa Kỳ là một tổ chức trực thuộc chính phủ được thành lập với mục đích tài trợ thương mại quốc tế cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa của Mỹ. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, Eximbank Hoa Kỳ đã thực hiện rất nhiều dự án, công trình và rất nhiều giao dịch tài trợ thương mại quốc tế thành công, góp phần không nhỏ vào việc hỗ trợ phát triển xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường buôn bán của các doanh nghiệp Mỹ cũng như tài trợ nhiều dự án cho các doanh nghiệp nhà nước của các nước khác. Ngân hàng đã góp một phần không nhỏ trong thương mại giữa Mỹ và các quốc gia khác, giúp cải thiện nền kinh tế Mỹ và tạo việc làm cho rất nhiều cư dân Hoa Kỳ.
Bên cạnh những ưu điểm, thành tựu đã đạt được, Eximbank Hoa Kỳ cũng có những tồn tại nhất định gây nhiều chỉ trích trong suốt lịch sử phát triển của mình như
mất cân đối trong cơ cấu khách hàng và tài trợ cho các dự án làm ảnh hưởng đến mối trường. Thêm nữa, hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Việt Nam thực sự chưa phát triển bằng các nước trên thế giới về sản phẩm cũng như quy mô tài trợ. Nên việc nghiên cứu các cách thức tài trợ thương mại quốc tế của Eximbank Hoa Kỳ là cần thiết giúp cho Việt Nam có thể rút ra bài học về tuyên truyền, phổ biến kiến thức về các hình thức tài trợ thương mại quốc tế, mô hình thành lập các công ty, tổ chức tài trợ TMQT của chính phủ, nhấn mạnh vai trò của ngành Ngân hàng trong tài trợ thương mại quốc tế, về các tỷ lệ và khách hàng tài trợ để vận dụng trong việc tài trợ thương mại quốc tế, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS. Đinh Xuân Trình. Thanh toán quốc tế trong ngoại thương - NXB Thống kê – Hà Nội, 2012.
2. PGS, TS. Nguyễn Thị Quy, Giáo trình Tài trợ thương mại quốc tế - NXB Thống kê – Hà Nội, 2012
3. Báo cáo về quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và nhà tài trợ Hiệp định khung mới về Chương trình tín dụng hỗn hợp của Đan Mạch dành cho Việt Nam www.mofahcm.gov.vn › Trang chủ › Các nước và khu vực › Châu Âu › Đan mạch 4. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Phát triển Viêt Nam năm 2013
5. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Phát triển Viêt Nam năm 2014
6. Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 08 năm 2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước
7. Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 về bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 08 năm 2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước.
8. Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại Ngân hàng thương mại.
9. Quyết định số 2471/QĐ-TTg ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2011 Phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030
10. Quyết định số 71/NHPT-HĐQL ngày 23/09/2014 Ban hành Quy chế bảo lãnh của NHPTVN cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại Ngân hàng thương mại
11. Thông tư số 96/1998/TT-BTC ngày 10 tháng 7 năm 1998 hướng dẫn việc quản lý và sử dụng vốn vay tín dụng hỗn hợp ưu đãi của Đan Mạch
12. Thông tư số 35/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 03 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
13. Thông tư 47/2014/TT-BTC ngày 22/4/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại Ngân hàng thương mại.
14. UNIDROIT Convention on International Factoring – Ottawa, Canada, 28 May 1988
15. FCI, General Rules For International Factoring, 2002
16. Dịch vụ xuất nhập khẩu, Dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, tại địa chỉ http://www.dichvuxuatnhapkhau.vn/tin-xuat-khau/259-dich-vu-bao-hiem-tin- dung-xuat-khau.html, truy cập ngày 11/03/2017
17. Allgov, Export-Import Bank of the United States, tại địa chỉ
http://www.allgov.com/departments/independent-agencies/export-import-bank- of-the-united-states?agencyid=7442, truy cập ngày 27/01/2017
18. Allgov, Export-Import Bank Reauthorization Act of 2006, tại địa chỉ
http://www.allgov.com/departments/independent-agencies/export-import-bank- of-the-united-states?agencyid=7442, truy cập ngày 27/12/2016
19. Archives, Records of the Export-Import Bank of the United States, tại địa chỉ
https://www.archives.gov/research/guide-fed-records/groups/275.html#275.2 truy cập ngày 31/12/2016
20. Becker, William; McClenahan, William (2003). The Market, the State, and the Export–Import Bank of the United States. New York: Cambridge University Press.
21. Dianne Feinstein, Reauthorize Ex-Im Bank to help California’s small exporters
tại địa chỉ https://www.feinstein.senate.gov/public/index.cfm/op-eds?ID=E83A1 F77-F4B9-4AEA-A0BC-6DB904371DD1, truy cập ngày 15/02/2017
22. Eximbank USA, Exim Case Study – LKP, tại địa chỉ, http://www.exim. gov/learning-resources/publications/los-kitos-produce, truy cập ngày 25/12/2016
23. Eximbank USA, Exim Case Study – Collectiion 2000 cosmetics, tại địa chỉ http://www.industryweek.com/exim-bank-case-study-collection-2000-cosmetics, truy cập ngày 25/12/2016
24. Export-Import Bank of the United States, Export Credit Insurance, tại địa chỉ https://www.export.gov/article?id=Trade-Finance-Guide-Chapter-9-Export-
Credit-Insurance, truy cập ngày 15/01/2017
25. Franklin D. Roosevelt: "Executive Order 6581 Creating The Export-Import Bank of Washington.," February 2, 1934, tại địa chỉ http://www.presidency.ucsb. edu/ws/?pid=14772 truy cập ngày 31/12/2016
26. Grant Kidwell, Policy Analysis: Export-Import Bank Charles Koch Institute, tại địa chỉ https://www.charleskochinstitute.org/policy-analysis-export-import-bank/ truy cập ngày 26/12/2016
27. Guide to Export Credit Insuarance – Eximbank US ebook
28. Ian Atkins, Trade Finance: Import & Export Financing, tại địa chỉ http://fitsmall