Vai trò của việc thực hiện trách nhiệm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của tổng công ty cổ phần bưu chính viettel (viettel post (Trang 31 - 34)

* Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết đạo đức của giới kinh doanh về sự đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội bằng cách nâng cao đời sống của lực lượng lao động và gia đình họ, đồng thời nó mang lại các phúc lợi cho cộng đồng và xã hội. Khi doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, sẽ cải thiện tình hình tài chính, giảm chi phí hoạt động, nâng cao uy tín, quản lý rủi ro và giải quyết khủng hoảng tốt hơn, thúc đẩy cam kết với người lao động, quan hệ tốt với Chính phủ và cộng đồng, tăng năng suất… Bên cạnh đó khi trách nhiệm xã hội với người lao động được doanh nghiệp thực hiện đúng thì sẽ tạo ra điều kiện môi trường làm việc thuận lợi sẽ thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trường thế giới, mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình. Xét trong phạm vi môi trường kinh doanh thì những gì doanh nghiệp nhận được trong tương lai là kết quả tất yếu của những quyết định kinh doanh của hiện tại. Sự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ do chất lượng của bản thân các sản phẩm dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu do phong cách kinh doanh của doanh nghiệp. Hành vi ứng xử của các doanh nghiệp trong mối quan hệ với cán bộ, công nhân viên, người

lao động, cổ đông, với môi trường, với cộng đồng sẽ thể hiện tư cách của doanh nghiệp, và chính tư cách ấy tác động trực tiếp đến sự thành bại của tổ chức.

Để đảm bảo lợi nhuận của mình, các doanh nghiệp ý thức phải luôn chú ý tới lợi ích của dư luận vốn vừa là khách hàng, công nhân viên hoặc cả đối tác, chủ đầu tư trong nước lẫn quốc tế. Các nhà quản lý doanh nghiệp quốc tế không những biết cách làm tăng tối đa lợi nhuận của công ty, mà còn ý thức rất rõ việc tạo nên những điều kiện để duy trì và phát triển bền vững những lợi ích. Và trong chiều hướng ấy, việc thực hiện CSR trở thành một nhân tố chiến lược có tính định hướng trong việc phát triển doanh nghiệp.

* Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp

Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp, doanh nhân, từ đó doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều lợi nhuận kinh tế – xã hội cho họ, nhưng không có lợi ích về chính trị. Tuy nhiên, cũng không nên đồng nhất việc cứ làm từ thiện giỏi đã là thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, cho dù làm từ thiện là một hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. CSR có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể. Uy tín giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư, và người lao động.

* Việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

CSR có mối liên hệ tích cực đến lãi đầu tư, tài sản và mức tăng doanh thu. CSR sẽ tạo ra cơ sở thành công cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng của tổ chức. Một mặt, CSR giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất thông qua các phương pháp sản xuất an toàn, tiết kiệm. Bởi vậy, những doanh nghiệp thành công nhất chính là các doanh nghiệp nhận thấy được vai trò quan trọng của CSR và áp dụng nó vào thực tiễn sản xuất.

Đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn, và nhờ đó tăng doanh thu.

Lao động có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Ở các nước đang phát triển, số lượng lao động lớn nhưng đội ngũ lao động đạt chất lượng cao lại không nhiều; do vậy việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyên môn tốt và có sự cam kết cao là một thách thức đối với các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt.

* Trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia

Trách nhiệm xã hội là xu thế tất yếu và mang tính toàn cầu, thực hiện trách nhiệm xã hội là tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế, không mâu thuẫn với lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. Vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là phải tạo ra môi trường pháp luật hoàn chỉnh, một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp; cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn các yêu cầu của Bộ luật Lao động, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư; quản lý, nâng cao tiêu chuẩn lao động và thúc đẩy cạnh tranh, tạo điều kiện hoàn thiện và nâng cao tiêu chuẩn lao động theo xu hướng quốc tế. Còn vai trò của Thanh tra lao động là giúp doanh nghiệp hiểu đúng pháp luật lao động; thực hiện phương thức thanh tra viên lao động phụ trách vùng và phiếu tự kiểm tra pháp luật lao động; tăng tần suất thanh tra, xử lý nghiêm các doanh nghiệp không chấp hành tự kiểm tra, báo cáo; tổ chức đào tạo, huấn luyện cho chủ sử dụng lao động về quản lý rủi ro trong sản xuất và tổ chức triển khai công tác bảo hộ lao động trong các doanh nghiệp. Những kết quả này sẽ hỗ trợ cho việc thực hiện chiến lược trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, đồng thời tăng cường vai trò như liên kết nỗ lực của tất cả các bên liên quan, tạo nền tảng cho việc xoá đói giảm nghèo và tăng trưởng bền vững trong tương lai. Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lại càng có ý nghĩa đối với nền kinh tế đang phát triển trong quá trình mở cửa và hội nhập.

Mỗi tổ chức là một bộ phận, là tế bào của một xã hội rộng lớn hơn. Giữa các bộ phận, tế bào, các yếu tố của một tổng thể có tác động qua lại lẫn nhau. Việc thực

hiện trách nhiệm xã hội giúp nhà quản trị phát hiện và nắm bắt các thời cơ, cơ hội khi nó vừa mới xuất hiện, đồng thời phòng ngừa các nguy cơ, rủi ro bất trắc xảy ra trong quá trình quản trị. Như vậy, thực hiện trách nhiệm xã hội là vì chính quyền lợi của tổ chức nói chung và của nhà quản trị nói riêng. Khi thực hiện trách nhiệm xã hội, nhà quản trị có thể gặp phải một số thách thức như khó khăn về tài chính của công ty, sự thiếu hụt hiểu biết xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội, sự phân tán mục tiêu của tổ chức hoặc không nhận được sự ủng hộ, chấp nhận của các bên liên quan (ví dụ, người lao động hoặc cổ đông), dư luận vì những lý do khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của tổng công ty cổ phần bưu chính viettel (viettel post (Trang 31 - 34)