Xu thế thực hiện CS Rở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của tổng công ty cổ phần bưu chính viettel (viettel post (Trang 83 - 85)

CSR được biết đến ở Việt Nam thông qua hoạt động của các công ty đa quốc gia đầu tư. Các công ty này thường xây dựng được các bộ quy tắc ứng xử và chuẩn mực văn hóa kinh doanh có tính phổ quát để có thể áp dụng trên nhiều địa bàn thị trường khác nhau nên các nội dung CSR được các công ty nước ngoài thực hiện có bài bản và đạt hiệu quả cao. Ví dụ, Lifebouy với chiến dịch “Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn” được thực hiện liên tục từ năm 2012 tới năm 2016 với cam kết hỗ trợ mỗi năm là 10 tỷ đồng, hướng tới giảm tỷ lệ trẻ em tử vong do mắc các bệnh liên

quan đến vấn đề vệ sinh. Clear với chiến dịch “Tự tin đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn - Về nhà an toàn” phát động năm 2014 đã hỗ trợ hơn 20.000 người dân về kiến thức, kỹ thuật lái xe khoa học bên cạnh việc phát miễn phí mũ bảo hiểm chất lượng. Hoặc như P/S với chiến dịch “Bảo vệ nụ cười Việt Nam” đã gây quỹ hỗ trợ 15.000 người Việt bằng việc huy động mỗi người chung tay đóng góp một bộ bàn chải và kem đánh răng.

Đối với doanh nghiệp trong nước, các công ty xuất khẩu là đối tượng đầu tiên tiếp cận với CSR do yêu cầu từ các nước nhập khẩu đối với các quy định về hàng rào kỹ thuật phi thuế quan. Hầu hết các đơn hàng từ các thị trường như châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, … đều đòi hỏi các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực dệt may, giày dép phải áp dụng chế độ lao động tốt (tiêu chuẩn SA8000) hay đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (đối với mặt hàng nông, thủy sản)... Ở Việt Nam, nhìn chung các doanh nghiệp đều nhìn thấy xu hướng chung trên toàn thế giới là khuyến khích thực hiện tốt CSR. Dựa trên các yếu tố về đặc điểm nền kinh tế vĩ mô, chính sách pháp luật nhà nước và uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp, các nhà đầu tư sẽ cân nhắc các quyết định tài chính. Như vậy, thực hiện trách nhiệm xã hội cũng là một trong những biện pháp giúp doanh nghiệp không chỉ nâng cao tiêu chuẩn lao động mà còn mang lại lợi ích kinh tế, sự cân bằng hài hoà giữa mục tiêu kinh tế và xã hội. Thực tế, ở Việt Nam đã có những giải thưởng nhằm tôn vinh doanh nghiệp thực hiện tốt CSR, đặc biệt thể hiện sự hiệu quả và tôn trọng pháp luật. Ví dụ, giải thưởng "CSR hướng tới sự phát triển bền vững" năm 2005 được tổ chức bởi Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Công Thương cùng các hiệp hội Da giày, Dệt may. Đặc biệt, nhận thức của cộng đồng và phương tiện thông tin đại chúng với CSR trong thời gian gần đây có những phát triển tích cực và nhanh chóng; một phần cũng xuất phát từ bức xúc của công luận qua những vụ ô nhiễm môi trường; nhiễm độc thực phẩm và gian lận thương mại nghiêm trọng.

Tuy nhiên, từ thực tế nghiên cứu hoạt động trách nhiệm xã hội ở Việt Nam, có thể nhận thấy, việc xây dựng hiệu quả các hoạt động CSR còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân đầu tiên do sự hiểu biết của doanh nghiệp về CSR chưa đầy đủ. Đại

đa số doanh nghiệp chỉ coi CSR là hoạt động từ thiện, nhân đạo, “hi sinh” một phần lợi nhuận để mang lại lợi ích cho một nhóm người. Các doanh nghiệp này còn chưa nhận thức rõ vai trò lớn hơn của CSR nằm ở việc tích hợp ngay trong chính hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp, hướng tới sự phát triển bền vững. Một lý do khác tác động tới việc thực hiện CSR là do áp dụng những hệ thống quy tắc ứng xử du nhập từ quốc tế. Sự chênh lệch về cơ sở vật chất, trình độ nhận thức từ các nền kinh tế dẫn tới sự khác biệt về cách thức thực hiện. Các doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, nguồn tài chính, công nghệ, kỹ thuật để thực hiện theo các chuẩn mực CSR. Ở tầm vĩ mô, các chính sách, pháp luật còn thiếu đồng bộ và doanh nghiệp chưa có nhiều thông tin về hệ thống tiêu chuẩn phù hợp với mặt bằng kỹ thuật và xã hội. Nhìn chung, khó khăn lớn nhất ở Việt Nam chính là thiếu nhận thức về việc trách nhiệm xã hội phải được gắn liền trong chiến lược kinh doanh. Rào cản chủ yếu trong nhận thức đến từ việc doanh nghiệp chỉ coi CSR là việc bắt buộc hoặc miễn cưỡng thực hiện trích một phần lợi nhuận hoặc tới từ suy nghĩ, thiện tâm chủ quan của người đứng đầu doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của tổng công ty cổ phần bưu chính viettel (viettel post (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)