Tiêu chí để đánh giá sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại việt nam (Trang 33 - 37)

khổ định nghĩa ngắn gọn không thể bao hàm hết được nội dung của nó, song khái niệm tối thiểu phải phản ánh được các nội dung cơ bản sau:

 Sự tăng lên về quy mô thị trường, giá trị thị trường và có sự biến đổi tích cực về cơ cấu thị trường.

 Tác động của tăng trưởng thị trường trái phiếu doanh nghiệp làm thay đổi cơ cấu thị trường tài chính và cải thiện chất lượng thị trường trong vai trò là cầu nối giữa nơi thừa vốn và nơi thiếu vốn.

 Sự phát triển là quy luật tiến hóa, song nó chịu tác động của nhiều nhân tố mà nội lực của nền kinh tế có ý nghĩa quyết định.

Ở khía cạnh vận động đi lên của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, sự phát triển được thể hiện qua sự tăng lên về quy mô, số lượng, giá trị trái phiếu doanh nghiệp được phát hành từ đó tăng cường nguồn cung vốn cho đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đóng góp nguồn lực phát triển toàn xã hội. Ở khía cạnh phát triển về trình độ, sự phát triển được thể hiện qua chất lượng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp bao gồm sự ổn định và hiệu quả của môi trường pháp luật điều chỉnh hay sự phù hợp và tiên tiến của môi trường hoạt động, giao dịch. Tóm lại, sự phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bao gồm sự phát triển ở cả chất và lượng.

1.2.2. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp nghiệp

Thị trường vốn trong đó có thị trường trái phiếu doanh nghiệp đóng vai trò không thể bàn cãi trong nền kinh tế khi cung cấp nguồn vốn cho các thành phần kinh

tế trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh. Trái phiếu thường là công cụ để Chính phủ và doanh nghiệp sử dụng để huy động vốn ở kỳ hạn dài, phục vụ các mục tiêu riêng biệt. Do đó, để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp mỗi thị trường cần phải có một hệ thống giải pháp lộ trình riêng, phù hợp với đặc thù từng quốc gia, tuy nhiên vẫn dựa trên các yếu tố căn bản của thị trường như: nhà đầu tư, tổ chức phát hành, hệ thống văn bản pháp luật...

Để đánh giá thực tế về sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp có nhiều tiêu chí theo nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên hầu hết sẽ tập trung vào các yếu tố như quy mô thị trường, chất lượng các trái phiếu giao dịch trên thị trường... Andritzky (năm 2007) đã đưa ra 4 tiêu chí nhằm đánh giá sự phát triển thị trường vốn như sau:

(i) Quy mô thị trường;

(ii) Cơ sở Tổ chức phát hành và Nhà đầu tư;

(iii) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ các công tác phát hành, lưu ký và giao dịch;

(iv) Hệ thống và khung pháp lý.

Trong bốn yếu tố kể trên, quy mô thị trường là thước đo cơ bản để đánh giá thị trường vốn có phát triển hay không. Bên cạnh đó, với từng quốc gia và điều kiện cụ thể khác nhau, các giải pháp và chính sách nhằm phát triển thị trường cần mức độ tập trung vào các yếu tố là khác nhau để tạo sự cân bằng.

Cùng với chủ đề về phát triển thị trường vốn, các tác giả tại Ngân hàng Thế giới (World Bank) lại có cách nhìn có sự khác biệt đôi chút về các tiêu chí đánh giá tình hình phát triển thị trường vốn tại các quốc gia mới nổi. Tương tự nghiên cứu của Andritzky (năm 2007), các tiêu chí của World Bank cũng nhấn mạnh vào yếu tố về quy mô thị trường và khối lượng giao dịch. Thêm vào đó là yếu tố tham gia của khu vực tư nhân vào thị trường dưới góc độ của nhà đầu tư lẫn tổ chức phát hành. Do dự tham gia của doanh nghiệp và thị trường trái phiếu, cùng với thị trường trái phiếu chính phủ, với tư cách là tổ chức phát hành hay nhà đầu tư đều sẽ giúp thị trường thể hiện được vai trò là một kênh cung cấp vốn cho nền kinh tế thông qua đầu tư công

lẫn đầu tư tư nhân. Nhìn rộng ra phạm vi Châu Á, tại các quốc gia có thị trường vốn phát triển mạnh đều có sự tồn tại không thể thiếu của bộ phận trái phiếu doanh nghiệp phát triển với chất lượng tương ứng, thể hiện qua tỷ trọng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp trên quy mô phát hành và dư nợ của cả thị trường. Ví dụ như ở các quốc gia Hàn Quốc, Malaysia hay Singapore đều có mức tỷ trọng khá lớn so với tổng quy mô của thị trường. Theo số liệu tính đến năm 2014, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp tại Malaysia, Hàn Quốc và Singapore lần lượt tương ứng là 43% GDP, 72% GDP và 32% GDP.

Ngân hàng Phát triển châu Á (The Asian Development Bank; viết tắt: ADB) cũng đưa ra 5 tiêu chí để phát triển thị trường trái phiếu là:

(i) Quy mô thị trường (bao gồm kích thước và độ sâu)

Thước đo quy mô thị trường có thế được thể hiện thông qua khối lượng trái phiếu phát hành/lưu hành trên thị trường. Ngoài ra độ sâu thị trường trái phiếu là một thước đo thay thế về quy mô thị trường, cho biết quy mô của thị trường so với nền kinh tế trong nước. Nó cũng có thể cung cấp một số thông tin về tầm quan trọng của thị trường đối với nền kinh tế như phản ánh được mức độ phát triển phù hợp của thị trường đối với nhu cầu tài chính của nền kinh tế. Độ sâu của thị trường được tính thông qua khối lượng trái phiếu phát hành/lưu hành trên thị trường so với GDP.

(ii) Thanh khoản và giao dịch trên thị trường thứ cấp

Sự tăng trưởng về quy mô thị trường chưa chắc đã đi cùng với thanh khoản của thị trường. Thanh khoản thường là một khái niệm đa chiều, việc tính toán và đo lường có thể thông qua độ chặt chẽ, độ sâu hoặc sự co giãn của thị trường. Độ chặt chẽ thường phản ánh qua chênh lệch giá mua và bán (hoặc lãi suất). Độ sâu thì được thể hiện bởi tỷ lệ quay vòng hoặc sự biến động của lợi suất trái phiếu, cho biết khối lượng giao dịch diễn ra mà không ảnh hưởng tới giá thị trường hoặc số lượng lệnh trên sổ lệnh của các nhà tạo lập thị trường tại một thời điểm nhất định. Sự co giãn của thị trường có thể được định nghĩa là tốc độ biến động giá hoặc khả năng điều chỉnh lại sự cân bằng giữa cung và cầu của thị trường.

như chênh lệch giá mua và bán của các trái phiếu doanh nghiệp thường không có sẵn và ít được công khai. Các số liệu thường đầy đủ hơn tại thị trường trái phiếu chính phủ hoặc trái phiếu doanh nghiệp niêm yết.

(iii) Cơ cấu kỳ hạn của thị trường

Cơ cấu kỳ hạn phản ánh qua thời hạn của trái phiếu phát hành trên thị trường, khoảng thời gian còn lại tính đến khoản thanh toán cuối cùng đến hạn. Cơ cấu kỳ hạn có ý nghĩa đối với rủi ro chuyển nhượng hoặc tái cấp vốn đối với từ góc độ nhà phát hành, độ nhạy cảm của giá trái phiếu đối với những thay đổi của lãi suất hay các điều kiện kinh tế từ góc độ nhà đầu tư. Mở rộng thời gian đáo hạn của trái phiếu doanh nghiệp là một trong những mục tiêu dài hạn chính ở nhiều thị trường châu Á mới nổi. Trong khoảng hơn một thập kỷ qua, việc phát hành trung và dài hạn trái phiếu doanh nghiệp châu Á mới nổi đã tăng lên. Xu hướng này tiếp tục với sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và môi trường lãi suất thấp sau đó góp phần kéo dài thời gian đáo hạn.

(iv) Cơ sở Tổ chức phát hành và Nhà đầu tư

Cơ sở Tổ chức phát hành đa dạng và có chất lượng là yếu tố thiết yếu để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tốt nhất. Một số lượng lớn các công ty chất lượng là cơ sở rất quan trọng để mở rộng quy mô thị trường. Các tổ chức có tài chính thường là những tổ chức phát hành trong giai đoạn đầu phát triển của thị trường. Tuy nhiên thách thức phát triển thị trường lại là tăng cường số lượng các công ty thành công phát hành trái phiếu tại nhiều lĩnh vực khác nhau. Hoạt động này sẽ hỗ trợ tăng trưởng và bảo vệ tốt hơn cả khu vực tư nhân và doanh nghiệp khỏi các cú sốc kinh tế khác nhau.

Về phía các nhà đầu tư, thị trường tốt còn phản ánh bởi sự quan tâm hoặc tăng trưởng trong cơ cấu của các nhà đầu tư như quỹ hưu trí, cơ quan bảo hiểm, tổ chức nước ngoài. Khi các nhà đầu tư này cảm thấy thoải mái hơn với hồ sơ của các tổ chức phát hành, dòng tiền có khả năng sẽ có sự dịch chuyển từ tiết kiệm sang thị trường trái phiếu.

Cơ sở hạ tầng bao gồm: hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước (nguyên tắc và cơ chế thực thi; nguồn lực và hệ thống giám sát, thực thi; cung cấp thông tin; hệ thống thanh toán và hỗ trợ giao dịch. Khi các tiêu chí bên trên có sự phát triển, cơ sở hạ tầng cần được chú trọng và phát triển một các tương ứng để phù hợp với một thị trường sôi động hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại việt nam (Trang 33 - 37)