Vai trò của thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại việt nam (Trang 41 - 44)

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có vai trò trong việc tạo ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp. Việc xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng.

Vai trò đối với nền kinh tế

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp khuyến khích tiết kiệm và thu hút các nguồn vốn trong xã hội. Phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường tài chính sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức và các tầng lớp dân cư có thêm nhiều các cơ hội đầu tư, góp phần tạo thói quen đầu tư cũng như kinh doanh chứng khoán, từ đó thúc đẩy sự hình thành và phát triển các chủ thể khác trên thị trường như là các định chế tài chính đóng vai trò trung gian. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn là nơi khơi thông các dòng vốn tích lũy từ nơi thừa sang nơi thiếu vốn, tích tụ các nguồn vốn nhỏ thành nguồn vốn lớn hay chuyển đổi nguồn vốn ngắn hạn sang nguồn vốn dài hạn.

Vai trò đối với các doanh nghiệp

Thị trường trái phiếu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với kênh huy động vốn mới hiệu quả và linh hoạt hơn, song song với các kênh huy động truyền thống như hoạt động vay ngân hàng và phát hành các chứng khoán vốn (cổ phần, cổ phiếu). Đồng thời, doanh nghiệp phát hành trái phiếu cũng mang lại cơ hội tái cơ cấu lại nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng, giúp tăng lợi ích của các nhà đầu tư và giá trị

của doanh nghiệp trong tương lai. Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu còn giúp các tổ chức có thể đa dạng hóa danh mục các tài sản đầu tư của mình, gia tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hiệu quả và triệt để hơn nguồn vốn mà doanh nghiệp nắm giữ.

Trái phiếu doanh nghiệp là công cụ cho phép doanh nghiệp huy động vốn vay trung và dài hạn với khối lượng lớn.

So với các ngân hàng thương mại hay tổ chức tài chính nào khác, huy động vốn qua việc phát hành trái phiếu có một số ưu điểm nhất định như không cần tài sản bảo đảm (tương tự vay tín chấp) hay được chủ động sử dụng số tiền huy động với sự giám sát của các trái chủ ít chặt chẽ hơn so với sự giám sát của các ngân hàng và trung gian tài chính khi sử dụng vốn vay. Bên cạnh đó, việc vay vốn dài hạn của ngân hàng thương mại sẽ có những giới hạn nhất định do nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu từ đi vay, và phần lớn là nguồn vốn ngắn hạn. Thủ tục để được vay vốn cũng tương đối phức tạp, đôi khi khiến doanh nghiệp lỡ mất cơ hội kinh doanh, cơ hội đầu tư của mình. Do vậy, phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí huy động hơn là đi vay ngân hàng khi có nhu cầu huy động vốn vay trung và dài hạn với quy mô lớn.

Huy động nguồn vốn bằng trái phiếu tương tự như vốn vay sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

 Lợi tức phải trả cho các trái chủ tương tự chi phí lãi vay, đều là các chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay nói chung, tiền lãi vay trả cho chủ nợ thường sẽ được coi là một khoản chi phí hợp lý và được trừ đi khi tính toán nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, công ty sẽ chỉ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ít hơn so với trường hợp sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu. Đây là lợi ích chủ yếu của việc sử dụng vốn vay nói chung. Khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ít hơn thường được gọi là lá chắn thuế từ lãi vay (xác định bằng cách nhân lãi vay phải trả với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng cho công ty).

Với cùng một mức độ sinh lời trên tổng tài sản, khi sử dụng vốn vay hay trái phiếu doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ tăng chi phí tài chính dù chi phí này được trừ khi tính thuế. Về mặt lý thuyết, khi tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cao hơn lãi suất vay vốn, doanh nghiệp vay nợ càng nhiều hay sử dụng đòn bẩy tài chính càng lớn thì đòn bẩy tài chính sẽ giúp làm khuếch đại tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Ngược lại, khi tỷ suất sinh lời của tài sản nhỏ hơn chi phí huy động vốn vay, doanh nghiệp sẽ bị chính đòn bẩy tài chính làm sụt giảm tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Trong trường hợp còn lại, khi tỷ suất sinh lời trên tài sản bằng với chi phí huy động vốn vay, tỷ suất sinh lời không ảnh hưởng nhiều bởi cơ cấu vay nợ, tuy nhiên hoạt động của doanh nghiệp lại tiềm ẩn các rủi ro tài chính khi sử dụng vốn vay tùy theo mức độ. Việc đẩy mạnh sử dụng nguồn vốn trái phiếu dù có khả năng cải thiện tỷ suất sinh lời trên vốn chủ tuy nhiên tất yếu sẽ làm nảy sinh các rủi ro tài chính. Các nhà quản trị, điều hành doanh nghiệp cần căn cứ vào đặc thù hoạt động, lĩnh vực kinh doanh và tình hình của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định huy động vốn phù hợp.

 Chi phí sử dụng trái phiếu doanh nghiệp thường thấp hơn so với các nguồn tài trợ khác

Như đã đề cập, việc sử dụng trái phiếu doanh nghiệp hay huy động vốn từ nguồn vay nợ sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được lá chắn thuế. Ngoài ra chủ sở hữu doanh nghiệp không phải chia sẻ quyền quản lý hay sở hữu doanh nghiệp cho các trái chủ. Khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu, những người sở hữu trái phiếu sẽ là các chủ nợ của doanh nghiệp, họ không có quyền biểu quyết hay tham gia quản lý.

 Giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn tài trợ một cách linh hoạt

Khi kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt và có triển vọng phát triển, doanh nghiệp có thể gia tăng huy động vốn vay từ phương thức phát hành trái phiếu nhằm mở rộng thị trường và tăng tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu. Ngược lại, khi thị trường có những biến động theo chiều hướng xấu hoặc bất lợi cho doanh nghiệp, lúc này khi cân nhắc thu hẹp quy mô kinh doanh, doanh nghiệp có thể chủ

động giảm vốn vay bằng cách mua lại trái phiếu trước thời hạn (tùy vào thỏa thuận khi phát hành trái phiếu có cho phép mua lại hay không). Thêm vào đó, trong trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại việt nam (Trang 41 - 44)