Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại việt nam (Trang 80 - 83)

Khuôn khổ pháp lý về trái phiếu đã và đang được hoàn thiện

Bên cạnh Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán, Chính phủ đã có Nghị định số 153/2020/ NĐ-CP và Nghị định 155/2020/ NĐ-CP sẽ có hiệu lực vào tháng 1/1/2021

được ban hành tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia thị trường trái phiếu. Thông qua Nghị định 153/2020/ NĐ-CP, các doanh nghiệp được phát hành trái phiếu riêng lẻ ra thị trường; Ngày 26/9/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2014/NĐ-CP quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, Nghị định này có hiệu lực thi hành nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho việc hình thành và hoạt động của công ty xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam. Ngày 17/4/2015, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 507/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Việc điều chỉnh các nghị định được hoàn tất trong quãng thời gian qua đã tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp phát hành TPDN trong thời gian qua.

Từng bước phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam

Thứ nhất, phát hành trái phiếu đã trở thành một kênh huy động vốn lâu dài, ổn định cho doanh nghiệp

Mặc dù thị trường trái phiếu vẫn thiếu bóng dáng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng với sự gia tăng lượng trái phiếu của những công ty, tập đoàn kinh tế lớn có thể được xem là thành tích trong thời gian qua. Những đợt phát hành hàng nghìn tỷ đồng từ các doanh nghiệp đã cho thấy thị trường trái phiếu đang dần thu hút được sự quan tâm của các chủ thể trong nền kinh tế. Đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn như hiện nay, nguồn vốn từ trái phiếu được đánh giá là ổn định, an toàn đối với doanh nghiệp phát hành.

Thứ hai, TPDN là lựa chọn mới cho nhà đầu tư nhằm bảo toàn vốn và tạo khả năng sinh lời

Trong giai đoạn nền kinh tế thế giới và trong nước đang gặp nhiều khó khăn, thị trường cổ phiếu có nhiều biến động mạnh thì TPDN đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nhờ tính tương đối ổn định từ lợi tức trái phiếu. Những đợt phát hành thành công của các doanh nghiệp lớn đã cho thấy nhà đầu tư đang đầu tư ngày càng nhiều hơn cho TPDN. Sự xuất hiện của các đợt phát hành lớn cũng làm sôi động thị trường trái phiếu doanh nghiệp hơn.

chúng gồm: 10 nghìn tỷ đồng của CTCP Tập đoàn Masan phát hành vào tháng 3, 5 và 6/2020; 9,46 nghìn tỷ đồng của Vietinbank vào tháng 7 và 9/2020; 2 nghìn tỷ của Vincom Retail vào tháng 8; và 2 nghìn tỷ của Công ty TNHH Khai thác và chế biến Khoáng sản Núi Pháo vào tháng 7/2020. Trái phiếu phát hành riêng lẻ chiếm tới 94% tổng TPDN phát hành trong 9 tháng. Đối với các doanh nghiệp bất động sản, luôn là các tổ chức phát hành nhiều nhất, một số công ty đã có dư nợ trái phiếu hơn 10.000 tỷ đồng (Công ty Vinhomes 12.000 tỷ đồng, Saigon Glory 10.000 tỷ đồng).

Thứ ba, thị trường chứng khoán ngày càng hoàn thiện tạo điều kiện thị trường TPDN phát triển

Về cơ bản, Việt Nam đã tạo lập được một thị trường chứng khoán thông qua việc thành lập HNX và HOSE. Trung tâm Lưu ký chứng khoán đi vào hoạt động ngày 01/05/2006 với nhiệm vụ tiếp nhận đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ từ Trung tâm Giao dịch chứng khoán đã hoàn thiện cấu trúc hạ tầng của thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng. Tính đến 2019, Trung tâm lưu ký chứng khoán đã nhận lưu ký cho số mã trái phiếu là 523 mã, bao gồm 492 mã trái phiếu chính phủ/trái phiếu được chính phủ bảo lãnh/trái phiếu chính quyền địa phương, 4 mã trái phiếu ngoại tệ, 27 mã trái phiếu doanh nghiệp. Hoạt động của Trung tâm lưu ký giúp đảm bảo tính đồng bộ, an toàn, tiết kiệm trong vận hành hệ thống thanh toán bù trừ, quản lý và lưu ký chứng khoán.

Trong năm 2014, các tổ chức kinh doanh chứng khoán tiếp tục được tái cơ cấu, hợp nhất, sát nhập để tăng năng lực hoạt động, tăng quy mô vốn, quản trị doanh nghiệp và khả năng kiểm soát rủi ro. Hoạt động tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán được thực hiện theo lộ trình, không làm xáo trộn thị trường và tuân thủ quy định của pháp luật. Thông qua tái cấu trúc đã giảm số lượng và nâng cao chất lượng hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, số lượng công ty chứng khoán giảm từ 105 xuống 85 công ty, số lượng công ty quản lý quỹ giảm từ 49 xuống 43 công ty; thay thế các quỹ đầu tư hoạt động theo dạng quỹ đóng, quỹ thành viên bằng các quỹ mở hoạt động linh hoạt hơn và có cơ chế bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn.

Các công ty này không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh để tìm được chỗ đứng trên thị trường. Các dịch vụ chăm sóc khách hàng không ngừng gia tăng về số lượng và chất lượng (giảm phí giao dịch, đặt lệnh trực tuyến, tư vấn qua điện thoại, giao lưu với các chuyên gia…) đã giúp nhà đầu tư tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường TPDN. Bên cạnh đó, hệ thống các quỹ đầu tư, quỹ bảo hiểm, ngân hàng thương mại cũng đóng vai trò tích cực trong phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam thời gian qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại việt nam (Trang 80 - 83)