Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại việt nam (Trang 51 - 54)

Qua nghiên cứu kinh nghiệm các nước cho thấy để phát triển thị trường TPDN Việt Nam trong thời gian tới thì cần phải tiến hành đồng thời các biện pháp trong đó nhấn mạnh đến các nội dung tạo nguồn cung đa dạng để từ đó kích thích tăng cầu đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng; một hệ thống pháp lý đồng bộ và phát triển thị trường trái phiếu chính phủ tạo một môi trường giao dịch thuận lợi minh bạch; có sự tham gia hiệu quả của tổ chức trung gian đó là các tổ chức đánh giá tín nhiệm, các tổ chức được sự ủng hộ về vốn, pháp lý của Chính phủ cũng như các tổ chức khác từ đó tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.

Thứ nhất, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Kiềm chế lạm phát là điều kiện tiên quyết để thị trường trái phiếu phát triển ổn định.

Thứ hai, môi trường pháp lý đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường TPDN, khi có một môi trường pháp lý minh bạch, rõ ràng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp phát hành TPDN đồng thời tăng khả năng chuyển đổi linh hoạt của TPDN từ đó thu hút các nhà đầu tư;

Thứ ba, phát triển thị trường TPCP là nền tảng để phát triển thị trường TPDN. Thứ tư, để trái phiếu có thể phát hành thành công cần nhấn mạnh vai trò của các nhà kinh doanh trái phiếu sơ cấp.

Thứ năm, để thị trường trái phiếu thứ cấp phát triển thì cần chú trọng phát triển hệ thống các nhà tạo lập thị trường đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức như các quỹ đầu tư, quỹ bảo hiểm; xây dựng lòng tin của nhà đầu tư bằng việc minh bạch hóa thông tin, xây dựng hệ thống định mức tín nhiệm.

Thứ sáu, cần cập nhật số liệu của thị trường và xây dựng hệ thống chỉ số để giám sát thay đổi của thị trường tạo điều kiện cho các thành viên tham gia thị trường có điều kiện theo dõi và dự đoán diễn biến thị trường, kịp thời điều chỉnh danh mục đầu tư.

Thứ bảy, cần phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm làm cơ sở để đánh giá rủi ro tín dụng và xác định lãi suất yêu cầu đối với từng trái phiếu có mức rủi ro tín dụng khác nhau.

Thứ tám, chính sách thuế có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường TPDN.

Kết luận chương 1

Trái phiếu là một chứng chỉ vay nợ phản ánh quan hệ giữa người đi vay (chủ thể phát hành trái phiếu) với người cho vay (chủ sở hữu trái phiếu); trong đó chủ thể phát hành trái phiếu cam kết trả cho người chủ sở hữu trái phiếu một số tiền nhất định, vào những khoảng thời gian nhất định, và phải trả lại tiền gốc khi khoản tiền vay đến hạn. Thị trường TPDN có vai trò tạo ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp. Việc xây dựng và phát triển thị trường TPDN có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấy phát triển thị trường TPDN là một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp tăng sẽ khơi thông các nguồn vốn trong xã hội, tạo điều kiện tích tụ nguồn vốn, chuyển nguồn vốn ngắn hạn thành nguồn vốn dài hạn. Chương 1 đã nghiên cứu được cơ bản về cơ sở lý luận về TPDN, vai trò của thị trường TPDN, các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường TPDN. Kết hợp với việc nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia… Chương 1 đã rút ra được những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại việt nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)